Ch−ơng 1 : Tổng quan
1.4. Các ph−ơng pháp điều trị
1.4.3. Điều trị hoá chất
1.4.3.1. Lịch sử phát triển chung của hoá trị liệu.
Điều trị hoá chất bắt đầu từ những năm 1860, khi Asenitkali đ−ợc sử dụng để điều trị bệnh bạch cầu, lúc đó kết quả điều trị còn hạn chế nên ch−a gây đ−ợc sự chú ý. Năm 1940, cùng với sự xuất hiện của Actinomycin, nitrogen mustard, các corticosteroid, điều trị hoá chất đã trở thành một vũ khí quan trọng trong điều trị ung th−. Cho tới nay đã có rất nhiều các loại thuốc
ung th− ra đời, kéo theo sự xuất hiện của các phác đồ mới góp phần rất nhiều trong việc cải thiện thời gian sống thêm cũng nh− chất l−ợng cuộc sống cho bệnh nhân ung th− [1].
1.4.3.2. Lịch sử điều trị hoá chất trong ung th− dạ dày.
Vai trò của điều trị hoá chất trong điều trị ung th− dạ dày ban đầu là vấn đề thu hút nhiều cuộc tranh luận giữa các tác giả Nhật Bản, Hàn Quốc (hai n−ớc có tỉ lệ ung th− dạ dày cao nhất thế giới) với các tác giả Âu – Mỹ. Sasako và cộng sự cho rằng 2 nghiên cứu lớn nhất là INT. 0116 (áp dụng hoá xạ trị bổ trợ sau phẫu thuật UTDD của các tác giả châu Âu) và MAGIC (điều trị hoá chất bổ trợ UTDD cuả các tác giả Mỹ) không đủ sức thuyết phục [57], [58].
Kể từ khi Fujimoto dùng 5FU cho bệnh nhân sau phẫu thuật UTDD (1977), 20 năm sau hoá trị liệu dùng để điều trị UTDD vẫn là các đơn hoá trị nh− bleomycin, mitomycin-C, methotrexate, 5-fluorouracil (5-FU), etoposide, cisplatin, và doxorubicin. Cho đến đầu những năm 1990 ng−ời ta bắt đầu tiến hành các thử nghiệm kết hợp các đơn hoá chất, phối hợp hoá chất và các biện pháp miễn dịch. Thử nghiệm cho thấy kết quả điều trị khả quan hơn nhiều so với sử dụng đơn hoá chất. Những năm gần đây các phác đồ ELF, ECF, ECX, EOX... và sự xuất hiện của các kháng thể đơn dòng nh− Cetuximab, Trastuzumab đã đem lại hi vọng cho các bệnh nhân UTDD.
Điều trị hoá chất trong ung th− dạ dày hiện nay bao gồm:
Điều trị tân bổ trợ: làm giảm giai đoạn, giúp cho bệnh nhân từ không có
khả năng phẫu thuật triệt căn trở thành có khả năng phẫu thuật triệt căn hoặc không có khả năng phẫu thuật trở thành phẫu thuật đ−ợc.
Điều trị bổ trợ: áp dụng cho UTDD giai đoạn I - IV sau khi đã đ−ợc phẫu thuật triệt căn. Theo NCI, phác đồ th−ờng đ−ợc dùng tại Mỹ là hoá xạ đồng thời (tia xạ 45 Gy kết hợp 5 FU và Leucovorin).
Điều trị triệu chứng: áp dụng cho các bệnh nhân không còn khả năng phẫu thuật triệt căn, mục đích làm giảm nhẹ triệu chứng, giảm đau, chống chèn ép, chống chảy máu,...
1.4.3.3. Một số phác đồ điều trị ung th− dạ dày:
- Phác đồ ECF: đ−ợc Findley, M áp dụng từ 1994
Epirubicine 50 mg/ m2 da, truyền tĩnh mạch ngày 1 Cisplatine 60 mg/m2 da, truyền tĩnh mạch ngày 1
5FU 200 mg/m2 da /ngày truyền tĩnh mạch ngày 1-21 Chu kỳ 21 - 28 ngày, điều trị trong 6 tháng
- Phác đồ ECX: t−ơng tự phác đồ ECF trong đó 5FU đ−ợc thay thế bằng Capecitabine 625 mg/m2 2 lần mỗi ngày, đ−ờng uống
- Phác đồ ELF: Phác đồ ELF đ−ợc coi là một phác đồ chủ yếu trong điều trị bổ trợ và triệu chứng UTDD (Leucovorin , Etoposide, 5FU)
- Phác đồ EOX: là phác đồ đ−ợc −u tiên sử dụng trong thời gian gần đây Oxaliplatin 130 mg/m2 truyền tĩnh mạch ngày 1.
Epirubicine 50 mg/m2 truyền tĩnh mạch ngày1.
Capecitabine 625 mg/m2 đ−ờng uống, 2 lần/ngày, trong 21 ngày. Chu kỳ 21 ngày, điều trị trong 6 tháng
- Một số phác đồ khác nh−: Folfiri: (Irinotecan và 5FU). 5FU đơn thuần, DCF: (Docetaxel , Cisplatine, 5FU). Irinotecan/Cisplatine.
Trong các phác đồ trên, các phác đồ ECF, Folfiri, Irinotecan/Cisplatine, ECX, EOX, DCF đ−ợc chỉ định cho ung th− dạ dày tiến triển và ung th− dạ dày giai đoạn muộn.