Điều trị tia xạ

Một phần của tài liệu đánh giá một số yếu tố nguy cơ tái phát, di căn của ung thư dạ dày được điều trị triệt căn tại bệnh viện k (Trang 31 - 32)

Ch−ơng 1 : Tổng quan

1.4. Các ph−ơng pháp điều trị

1.4.2. Điều trị tia xạ

Kể từ khi các bức xạ đ−ợc phát hiện có tác dụng điều trị ung th− (tia X- Roentgen 1895, tia gamma 1898...) thì tia xạ đã đ−ợc áp dụng để điều trị

UTDD, tuy nhiên sau đó bị quên lãng vì tác dụng phụ của xạ trị quá cao, tr−ờng chiếu nào cũng khó tránh đ−ợc các cơ quan quan trọng nh− gan, tuỵ, ruột... gần đây do tiến bộ của các ph−ơng pháp xạ trị cũng nh− ph−ơng tiện và tỉ lệ tái phát tại chỗ sau phẫu thuật UTDD quá cao, tia xạ lại đ−ợc áp dụng.

Trong ung th− dạ dày, xạ trị th−ờng dùng nguồn từ ngoài vào, Cobalt hoặc gia tốc. Xạ trị có thể tân bổ trợ, trong mổ hay bổ trợ sau mổ. Xạ trị tân bổ trợ và trong mổ đối với ung th− dạ dày đã đ−ợc một số tác giả áp dụng nh−ng mới chỉ có các báo cáo b−ớc đầu. Xạ trị bổ trợ đ−ợc chỉ định để tiêu diệt nốt l−ợng tế bào ung th− còn sót lại hoặc không lấy hết bằng phẫu thuật. Liều xạ th−ờng từ 30 – 50 Gy, phân liều 2Gy/ ngày, tuần 5 ngày. Th−ờng phối hợp với hoá chất (hoá xạ đồng thời). Hiện tại bệnh viện K đang áp dụng phác đồ hoá xạ đồng thời giống Mỹ và châu Âu: Bệnh nhân đ−ợc tia xạ liều 45 Gy cùng với hoá chất 5FU và Leucovorin sau khi đã đ−ợc phẫu thuật triệt căn.

Phác đồ hoá xạ đồng thời : hoá chất 1 chu kỳ: 5FU 425mg/m²/ngày 1- 5, Leucovorin 20mg/m²/ngày 1-5). Sau 28 ngày, bắt đầu hoá xạ đồng thời (trong 5 tuần): liều tia xạ 45Gy kết hợp truyền hoá chất 5FU 400mg/m²/ngày 1- 4, ngày 33-35; Leucovorin 20mg/m²/ngày 1-4, ngày 33-35). Sau 21 ngày, tiếp tục 2 chu kỳ hoá chất, cách nhau 28 ngày: 5FU425mg/m²/ngày 1-5, Leucovorin 20mg/m²/ngày 1-5).

Một phần của tài liệu đánh giá một số yếu tố nguy cơ tái phát, di căn của ung thư dạ dày được điều trị triệt căn tại bệnh viện k (Trang 31 - 32)

Tải bản đầy đủ (PDF)

(83 trang)