CHƢƠNG I TỔNG QUAN
1.4. Tình hình nghiên cứu xạ khuẩn trong kiểm soát bệnh bạc lá lúa
Tại Viện Vi sinh vật và Công nghệ sinh học, TS. Phan Thị Phƣơng Hoa và cộng sự đã sàng lọc 2690 chủng xạ khuẩn đang đƣợc lƣu giữ tại Bảo tàng giống chuẩn Vi sinh vật (VTCC) và tìm đƣợc 167 chủng đƣợc lựa chọn với khả năng kháng cao nhất cả hai chủng kiểm định Micrococcus luteus NBRC 13867 và
Escherichia coli NBRC 14237 [23]. Các chủng xạ khuẩn này đƣợc tiếp tục sàng lọc khả năng kháng 10 chủng vi khuẩn gây bệnh bạc lá lúa Xanthomonas oryzae pv.
oryzae (Xoo) R1, R2, R3, R4, R5, R6, R7, R8, R9 và R10 do PGS. TS. Phan Hữu Tôn (Trƣờng Đại học Nông nghiệp Hà Nội) và cộng sự phân lập. Trong số 167 chủng xạ khuẩn này, 17 chủng xạ khuẩn có khả năng kháng cả 10 chủng Xoo. Để nghiên cứu khả năng kháng đặc hiệu đối với Xoo của các 17 chủng xạ khuẩn, các
chủng vi sinh vật Bacillus subtilis NBRC 3134, Saccharomyces cerevisiae NBRC 10217, Azotobacter sp. VTCC - B - 106 và Pseudomonas putida VTCC - B - 657 đƣợc sử dụng. 5 chủng VN06 - A -353, VN08 - A - 306, VN08 - A - 352, VTCC - A - 99, VN10 - A - 44 và VN08 - A12 có tính đặc hiệu cao với Xoo, chúng chỉ ức chế một loại vi sinh vật kiểm định. Trong số đó, chủng VN08 - A12 sinh trƣởng tốt nhất và không gây ức chế những vi sinh vật có lợi nhƣ Azotobacter sp. (VTCC - B - 106) và Pseudomonas putida (VTCC - B - 657). Những thử nghiệm ngoài đồng ruộng trên 2 giống lúa Oryza sativa L. SS1 và Oryza sativa L. KD18 cho thấy dịch nuôi cấy của chủng VN08 - A12 làm giảm đáng kể tổn thƣơng do Xoo gây ra trên lá lúa [23]. Chính vì vậy, trong nghiên cứu này, chúng tôi tập trung nghiên cứu các đặc điểm sinh học để phân loại và phân tích hoạt chất kháng Xoo do chủng VN08- A12 sinh ra.