Hóa chất, dụng cụ và thiết bị

Một phần của tài liệu (LUẬN văn THẠC sĩ) nghiên cứu đặc điểm sinh học chủng xạ khuẩn streptomyces toxytricini (vn08 a12) kháng bệnh bạc lá lúa do xanthomonas oryzae​ (Trang 32)

CHƢƠNG 2 NGUYÊN LIỆU VÀ PHƢƠNG PHÁP NGHIÊN CỨU

2.1. Nguyên liệu và hóa chất

2.1.2. Hóa chất, dụng cụ và thiết bị

2.1.2.1. Hóa chất

- Các loại đƣờng chuẩn: glucose, saccarose, lactose, fructose, mantose ... đƣợc mua từ hãng Merck (Đức).

- Các loại muối: K2HPO4, KH2PO4, KI, MgSO4. 7H2O, KNO3, NaCl, FeSO4. 7H2O, (NH4)2SO4, CaCO3, MnCl2, Na2CO3, ZnCl2, ZnSO4 ... đƣợc nhập từ các hãng của Trung Quốc.

- Cao thịt, cao nấm men, cao malt, peptone... của hãng Merck (Đức).

- Các loại hóa chất khác nhƣ thạch, tinh bột tan, casein, CMC (Carboxyl Methyl Cellulose) đƣợc sản xuất ở Nhật, Trung Quốc, Việt Nam.

- Các dung môi nhƣ ethanol, iso - propanol, methanol, acetone, ethylacetate đƣợc mua từ hãng Fisher (Mỹ).

2.1.2.2. Dụng cụ và thiết bị

- Kính hiển vi quang học Olympus (Nhật) - Tủ ấm, tủ sấy Memmert (Đức) - Kính hiển vi điện tử Joel (Nhật) - Cân phân tích, cân kỹ thuật - Máy lắc (Hàn Quốc) - Nồi khử trùng (Đài Loan) - Box cấy vô trùng Nuaire (Mỹ) - Máy đo pH 151 Martini - Máy ly tâm Hettich (Đức) - Máy cất nƣớc Hamilton. - Các dụng cụ thủy tinh của Trung Quốc, Đức, Việt Nam.

2.1.2.3. Môi trƣờng nghiên cứu

Môi trƣờng nuôi cấy xạ khuẩn:

+ Môi trƣờng 2M (g/ l): tinh bột - 20, bột đậu tƣơng - 15, cao nấm men - 2, CaCO3 - 4, pH 6.2

+ Môi trƣờng No. 8(g/ l): casitone - 7.5, cao nấm men - 7.5, glycerol - 15, NaCl - 2.5

+ Môi trƣờng 301 (g/ l): tinh bột - 24, glucose - 1, peptone - 3, cao thịt - 3, cao nấm men - 5, CaCO3 - 4, pH 7.0

+ Môi trƣờng A - 3M g/l): glucose - 5, glycerol - 20, tinh bột - 20, pharmamedia - 15, cao nấm men - 3, Diaion HP - 20 - 10, pH 7,0

+ Môi trƣờng A - 16 (g/ l): glucose - 20, pharmamedia - 10, CaCO3 - 5

+ Môi trƣờng SKS (g/ l): tinh bột - 10, glucose - 10, bột đậu tƣơng - 10, peptone - 5, CaCO3 - 3

+ Môi trƣờng YS (g/l): cao nấm men - 2, tinh bột - 10, thạch - 16

Môi trƣờng thử hoạt tính kháng vi khuẩn:

+ Môi trƣờng PSA (g/ l): Khoai tây - 300, Na2HPO4 - 2, Ca(NO3)2 - 0.5, pepton - 5, sucrose - 15, thạch - 16, pH 7,0

+ Môi trƣờng YM (g/ l): Glucoza - 10, pepton - 5, cao nấm men - 3, cao malt - 3, thạch - 15

+ Môi trƣờng thạch thƣờng (g/ l): Pepton - 5, cao thịt - 2, NaCl - 1, thạch - 15, pH – 7,0

+ Môi trƣờng Muller - Hinton (g/l): Cao thịt - 3 ; casein thuỷ phân – 17,5; tinh bột tan – 1,5; thạch 17; pH 7,4 + 0,2.

2.2. Phƣơng pháp nghiên cứu

2.2.1. Phƣơng pháp thử hoạt tính kháng vi sinh vật

2.2.1.1. Phương pháp thỏi thạch

Vi sinh vật kiểm định đƣợc nuôi trên môi trƣờng Muller - Hinton, PSA, YM, hoặc thạch thƣờng. Dịch nuôi vi sinh vật kiểm định (1 - 5 ml/ l) đƣợc thêm vào môi trƣờng đã khử trùng và để nguội đến 40 - 45C và đổ ra đĩa petri. Sau đó các thỏi thạch có xạ khuẩn đƣợc đặt lên đĩa, ủ ở 30oC trong 24 giờ. Hoạt tính kháng vi sinh vật đƣợc đánh giá bằng khả năng tạo vòng ức chế xung quanh thỏi thạch theo công thức D - d (D: đƣờng kính vòng kháng trên đĩa thạch, d: đƣờng kính của lỗ đục) (mm).

2.2.1.2. Phương pháp đục lỗ thạch

Môi trƣờng chứa vi sinh vật kiểm định đƣợc chuẩn bị nhƣ trong phƣơng pháp thỏi thạch. Sau đó, 4 - 5 lỗ trên đĩa thạch đƣợc tạo bằng khoan đục lỗ. 100 µl dịch nuôi hoặc mẫu đƣợc nhỏ vào mỗi lỗ, ủ ở 30oC trong 24 giờ. Khả năng ức chế đƣợc đánh giá bằng khả năng tạo vòng ức chế xung quanh lỗ, theo công thức D - d (mm).

2.2.2. Phân loại bằng đặc điểm hình thái

2.2.2.1. Hình thái khuẩn lạc

Hình thái khuẩn lạc xạ khuẩn đƣợc xác định về kích thƣớc, bề mặt khuẩn lạc, màu sắc của hệ sợi khí sinh và hệ sợi cơ chất bằng cách cấy ria 3 pha các chủng xạ khuẩn trên các môi trƣờng (ISP1, ISP2, ISP3, ISP4, ISP5, ISP6, ISP7 và YS), ủ ở 30oC trong 7 - 14 ngày.

2.2.2.2. Hình thái chuỗi sinh bào tử và bề mặt bào tử

Hình thái chuỗi sinh bào tử được quan sát dưới kính hiển vi quang học sử dụng phương pháp cắm lamen nghiêng 45oC trên đĩa thạch YS đã cấy chủng xạ khuẩn, ủ ở 30oC trong 7 - 14 ngày.

Ngoài ra, chuỗi bào tử và bề mặt bào tử cũng đƣợc quan sát dƣới kính hiển vi điện tử quét qua các bƣớc sau:

- Cố định mẫu: Đặt thỏi thạch có bào tử xạ khuẩn lên lam kính nghiêng 45oC trong bình có chứa osmium oxide 2% trong 2 - 3 giờ.

- Rửa mẫu: Mẫu đƣợc rửa lần lƣợt bằng ethanol ở các nồng độ 50%, 60%, 70%, 80%, 90%, 95% và 100% trong 15 phút. Sau đó, mẫu đƣợc ngâm trong isopentyl acetate 100% trong 12 giờ.

- Làm khô mẫu: Mẫu đƣợc làm khô bằng thiết bị có phun ngập khí nitơ trong 20 phút.

2.2.3. Hóa phân loại

2.2.3.1. Phân tích thành phần axit amin trong thành tế bào

Chuẩn bị thành tế bào: Tế bào ƣớt (1 - 2 ml) + 5 ml nƣớc cất vô trùng + hạt thủy tinh (loại lớn và nhỏ, đƣờng kính 0, 11 - 0, 12 mm). Phá tế bào bằng sóng siêu âm ca.180 trong 1 - 1,5 giờ cho đến khi dung dịch trở nên trong. Ly tâm với tốc độ 10000 vòng/ 30 phút. Bỏ dịch trên. Thêm 3 ml SDS 4%. Giữ ở 100oC trong 40 phút. Ly tâm với tốc độ 10000 vòng/ phút trong 30 phút ở 30oC loại bỏ dịch trên. Rửa với nƣớc ít nhất 3 lần với điều kiện giống trên (17000 vòng/ phút trong 30 phút). Đông khô qua đêm.

2 - 3 mg thành tế bào đƣợc bổ sung 200 μl HCl 4 N, ủ ở 100oC qua đêm. Mẫu đƣợc làm khô bằng hút chân không (khoảng 24 giờ). Thêm 200 μl nƣớc cất, chuyển sang ống eppendorf, ly tâm với tốc độ 12000 vòng/ phút trong 5 phút. Dịch trên đƣợc thu và lọc qua màng lọc.

Phân tích mẫu bằng sắc ký bản mỏng TLC: Mẫu (3 - 5 μl) và các axit amin chuẩn (1 μl) DAP, Ala, Gly, Glu, Lys đƣợc chấm lên bản sắc ký cellulose (phụ lục 1). Bản sắc ký đƣợc nhuộm bằng ninhydrin ở 100oC trong 5 phút. Các axit amin sẽ hiện lên dƣới dạng các chấm màu tím.

Phân tích mẫu bằng HPLC: 10 - 20 μl mẫu và các axit amin chuẩn (25 nmol) đƣợc làm khô bằng hút chân không trong 2 giờ, thêm 20 μl Ethanol/ DW/ Triethylamine 2/ 2/ 1, làm khô bằng hút chân không trong 2 giờ. Thêm 20 μl Ethanol/ DW/ Triethylamine/ Phenylisothiocyanate 7/ 1/ 1/ 1, giữ ở nhiệt độ phòng trong 20 phút, làm khô bằng hút chân không trong 2 giờ. Mẫu đƣợc hòa tan bằng 0,5 ml dung dịch A và đƣợc phân tích bằng HPLC (phụ lục 1).

2.2.3.2. Phân tích thành phần menaquinone

100 - 500 mg tế bào khô đƣợc hòa tan trong 10 - 15 ml Chloroform: methanol (2: 1), trộn bằng khuấy từ chậm trong 3 giờ. Ly tâm 3000 vòng/ phút

trong 10 phút, lấy dịch trên, làm khô bằng cô quay. Hòa tan bằng 1,5 ml acetone, làm khô bằng hút chân không.

Mẫu đƣợc hòa tan bằng 50 μl ethanol, chấm lên bản gel silica. Menaquinone đƣợc phát hiện bằng tia UV, sau đó đƣợc cạo ra chuyển vào ống eppendorf, thêm 1,5 ml acetone, ly tâm 3000 vòng/ phút trong 5 phút, lấy dịch trên, làm khô bằng nitơ lỏng. Thêm 50 - 100 μl ethanol, lọc và dùng làm mẫu chạy HPLC và khối phổ (MS) (phụ lục 2).

2.2.3.3. Phân tích thành phần axit béo

5 mg tế bào khô + dung dịch kiềm (R1) 1 ml, vortex 5 - 10 giây, giữ ở 100oC trong 5 phút, vortex 5 - 10 giây, giữ tiếp ở 100oC trong 25 phút, để nguội xuống nhiệt độ phòng, có thể đặt trực tiếp dƣới vòi nƣớc sau khi hạ xuống 80o

C. Thêm 2 ml dung dịch methyl hóa (R2) giữ ở 80oC trong 10 phút. Thêm 3 ml dung dịch tách (R3) trộn đều, loại bỏ lớp dƣới. Thêm 3 ml dịch rửa (R4), ly tâm 2000 vòng/ phút trong 3 phút, chuyển 2/3 lớp trên sang ống đựng mẫu. Mẫu đƣợc phân tích bằng sắc ký khí (hệ thống MIDI).

2.2.3.4. Phân tích thành phần G+C trong ADN

25 μl ADN (2 - 25 μg) giữ ở 60oC trong 1 giờ, giữ ở 100oC trong 2 phút, chuyển lên đá. Thêm 25 μl đệm acetate (phụ lục 5), giữ ở 37oC trong 1 giờ. Thêm 25 μl đệm Glycine (0,1 M, pH 10,4) và 2 μl alkaline photphatase (0,35 U/ μl), giữ ở 37oC trong 1 - 2 giờ. Phân tích bằng HPLC (phụ lục 4).

2.2.4. Phân loại sinh học phân tử giải trình tự 16S – rADN

Tách chiết ADN

Tế bào xạ khuẩn thu từ 1,5 ml dịch nuôi cấy đƣợc hòa tan trong 100 l TE, thêm 0,4 mg lysozyme, ủ 37oC trong 1 giờ. Thêm 100 l SDS 10% (w/v), ủ 37oC trong 30 phút. Thêm 8 l ARNase 3 mg/ ml, ủ ở 37oC trong 30 phút. Thêm 12 l

proteinase K (5 mg/ ml), ủ 15 phút ở 56oC. Thêm 1 V phenol: chloroform: isoamyl alcohol (P: C: I = 25: 24: 1), ly tâm 15000 vòng/ phút, 15 phút, thu lớp dịch trên. Thực hiện bƣớc này 3 lần. Thêm 1/ 10 V natri acetate 3 M và 2,5 V ethanol 100%, đặt trong đá 30 phút. Ly tâm 15000 vòng/ phút trong 15 phút, thu cặn, rửa bằng ethanol 70%. Làm khô, hoà tan trong 50 l TE.

Phản ứng khuếch đại ADN

Thành phần phản ứng (l): 10X buffer - 10; dNTP 2 mM - 10; mồi 27F (10 pM) - 2; 1525R (10 pM) - 2; Taq polymerase (5u/l) - 2; ADN khuôn (50 - 100g/

l) - 1- 2; H2O đủ 100 l Chu trình nhiệt: 35 chu kỳ 95oC - 3 phút

95oC - 30giây 55oC - 30 giây 72oC - 1 phút 4oC - 

Kiểm tra các sản phẩm của PCR bằng điện di agarose 1 %. Sản phẩm PCR sau đó đƣợc tinh sạch bằng kit PCR clean up (QIAgen).

Phản ứng khuếch đại ADN cho đọc trình tự

Thành phần Terminator Ready Reaction Mix (Termix): Buffer 5X - 9 l, Bigdye Ready Reaction premix -18 l, H2O - 9l.

Thành phần phản ứng PCR: Termix - 8 l, dNTP 2 mM - 10, Mồi - 1 l, ADN khuôn - 1 l (nồng độ ADN là 40 - 60 g/ ml), H2O - 10 l.

96oC - 1phút

96oC - 10giây 25 chu kỳ 50oC - 5 giây

60oC - 4 phút

- Tinh sạch sản phẩm PCR:

Thêm 5 l EDTA 125 mM và 60 l ethanol 100%, để 15 phút ở nhiệt độ phòng. Ly tâm 15000 vòng/ phút trong 15 phút, thu cặn, rửa bằng 60 l ethanol 70%. Thêm 10 l HiDi Formamide. Để ở 96oC trong 2 phút sau đó chuyển ngay mẫu lên đá. Mẫu đƣợc đọc trình tự bằng máy ABI 3100 Avant.

Phân tích trình tự và xây dựng cây phát sinh chủng loại

Trình tự của ADNr 16S đƣợc phân tích bằng phần mềm CLUSTAL W. Các trình tự tham khảo dùng trong nghiên cứu cây phát sinh chủng loại đƣợc lấy từ dữ liệu của DDBJ, EMBL, GenBank. Cây phát sinh đƣợc xây dựng theo phƣơng pháp của Saitou và Nei (1987) với độ lặp lại 1000 lần trên phần mềm ClustalX2 và ClustalW2.

2.2.5. Tối ƣu hóa điều kiện nuôi cấy xạ khuẩn

2.2.5.1. Lựa chọn môi trường nuôi cấy thích hợp

Chủng VN08 - A12 (3% giống cấp 1) đƣợc nuôi trong 25 ml của 6 môi trƣờng: 3M, 16M, 2M, 301, N8, SKS trong bình tam giác 250 ml, lắc ở 150 vòng/ phút trong 4 ngày. Dịch nuôi cấy sau ly tâm đƣợc thử hoạt tính kháng Xoo R2 theo phƣơng pháp đục lỗ thạch.

2.2.5.2. Lựa chọn thời gian nuôi cấy thích hợp

Chủng VN08 - A12 đƣợc nuôi cấy nhƣ trên trong môi trƣờng SKS. Dịch nuôi cấy (1 ml) đƣợc thu sau 2, 3, 4, 5, 6 và 7 ngày, thử hoạt tính đối kháng Xoo R2 theo phƣơng pháp đục lỗ thạch.

2.2.5.3. Lựa chọn thể tích nuôi cấy thích hợp

Chủng VN08 - A12 (3% giống cấp 1) đƣợc nuôi trong 25, 50, 75, 100, 125, 150 ml môi trƣờng SKS trong bình tam giác 250 ml, lắc 150 vòng/ phút trong 4 ngày. Dịch nuôi cấy sau ly tâm đƣợc thử hoạt tính kháng Xoo R2 theo phƣơng pháp đục lỗ thạch.

2.2.5.4. Lựa chọn nhiệt độ nuôi cấy

Chủng VN08 - A12 đƣợc nuôi trong môi trƣờng SKS, lắc 150 vòng/ phút ở các nhiệt độ 25, 30, 35, 40o

C trong 4 ngày. Dịch nuôi cấy sau ly tâm đƣợc thử hoạt tính kháng Xoo R2 theo phƣơng pháp đục lỗ thạch.

2.2.5.5. Lựa chọn cách cấy giống

Chủng xạ khuẩn VN08 - A12 đƣợc cấy bằng các cách khác nhau: giống cấp 1, giống cấp 2 và bào tử (1x108, 2x108, 3x108, 4x108, 5x108, 6x108 bào tử/ ml), lắc 150 vòng/ phút ở 30oC trong 4 ngày. Dịch nuôi cấy sau ly tâm đƣợc thử hoạt tính kháng Xoo R2 theo phƣơng pháp đục lỗ thạch.

2.2.6. Tinh sạch hoạt chất kháng Xoo 2.2.6.1. Tách dịch chiết thô 2.2.6.1. Tách dịch chiết thô

Dịch nuôi cấy (100 ml) đƣợc ly tâm ở 8000 vòng/phút trong 10 phút, thu dịch trong. Thêm 50 ml ethylacetate, lắc đều, ly tâm ở 4o

C vận tốc 8000 vòng/ phút trong 10 phút. Thu lớp dịch phía trên, bổ sung khoảng 0,02 g Na2SO4, lắc đều, lọc lấy dịch trong, cô đến khô, hòa tan lại bằng 1 ml methanol.

2.2.6.2. Tinh sạch bằng silica gel

Silica gel (20 ml) hòa vào hexan và nhồi vào cột. Các dung môi cần sử dụng: (1). Hexan 100%

(4). 20% Hexan: 80% ethyl acetate (5). 0% Hexan: 100% ethyl acetate (6). 50% Methanol: 50% ethyl acetate

Chuyển dịch chiết thô lên cột. Các dung môi (1), (2), (3), (4), (5), (6) đƣợc lần lƣợt thêm vào cột (40 ml), các phân đoạn đƣợc thu tƣơng ứng, cô quay đến khô, hòa tan trong 1 ml methanol. Các phân đoạn đƣợc thử hoạt tích kháng Xoo R2 bằng phƣơng pháp đục lỗ thạch.

2.2.6.3. Tinh sạch bằng HPLC

Các phân đoạn có hoạt tính đƣợc phân tích và tinh sạch bằng phƣơng pháp HPLC sử dụng cột Cadenza CD - C18 (7,5 x 4,6 mm). Nồng độ acetonitrile đƣợc tăng tuyến tính từ 15% đến 85% trong 22 phút với tốc độ 1,2 ml/ phút.

Kênh A: Nƣớc MQ: Axit formic = 1000: 1 Kênh B: Acetonnitrile Bảng 4. Chƣơng trình phân tích HPLC Thời gian (phút) Dịch A (%) Dịch B (%) Tốc độ (ml/ phút) 0 85 15 1 3 85 15 1 25 15 85 1 29 15 85 1 32 85 15 1 35 85 15 1

Chất kháng Xoo đã đƣợc tinh sạch qua máy HPLC đƣợc phân tích trọng lƣợng phân tử bằng phƣơng pháp khối phổ. Mẫu đƣợc bơm trực tiếp vào máy khối phổ ở trạng thái tích điện dƣơng.

CHƢƠNG 3. KẾT QUẢ VÀ THẢO LUẬN 3.1. Khả năng kháng vi sinh vật của chủng xạ khuẩn VN08 - A12 3.1. Khả năng kháng vi sinh vật của chủng xạ khuẩn VN08 - A12

Chủng xạ khuẩn VN08 - A12 đƣợc tiến hành thử hoạt tính kháng với 10 chủng Xanthomonas oryzae pv. oryzae (Xoo) từ R1 đến R10 bằng phƣơng pháp thỏi thạch. Kết quả đƣờng kính vòng hoạt tính kháng Xoo đƣợc thể hiện trong bảng 5. Bảng 5. Hoạt tính kháng 10 chủng Xoo của chủng xạ khuẩn VN08 - A12

Chủng Đƣờng kính vòng kháng khuẩn (D-d: mm)

R1 R2 R3 R4 R5 R6 R7 R8 R9 R10

VN08- A12

10±1 14±1 18±1 12±4 8±1 14±2 8±1 5±1 8±1 10±1

Kết quả trong bảng 5 cho thấy chủng VN08 - A12 có khả năng kháng cả 10 chủng Xoo. Trong đó, chủng này có khả năng kháng mạnh đối với R2, R3 và R6 nhƣng kháng yếu với R8.

Mục đích của nghiên cứu này là lựa chọn chủng có khả năng kháng đƣợc tất cả 10 chủng Xoo nhƣng không gây hại cho vi sinh vật khác. Chính vì vậy, khả năng ức chế đối với 5 vi sinh vật kiểm và 2 vi sinh vật hữu ích của chủng xạ khuẩn này đƣợc tiếp tục thử nghiệm. Kết quả đƣợc trình bày trong bảng 6 và bảng 7.

Bảng 6. Hoạt tính kháng vi sinh vật của chủng xạ khuẩn VN08 - A12

STT Chủng Vi sinh vật kiểm đinh Đƣờng kính vòng kháng

khuẩn (D-d: mm)

1 Pseudomonas putida VTCC - B-657 -

2 Fusarium oxysporum ATCC - 7601 -

3 Staphylococcus aureus ATCC - 29923 -

4 Saccharomyces cerevisiae VTCC - Y - 62 -

Kết quả cho thấychủng xạ khuẩn VN08 - A12 không ức chế vi sinh vật kiểm định nào. Ngoài ra, chủng VN08 - A12 có khả năng tăng trƣởng khá nhanh. Vì vậy, chủng VN08 - A12 đƣợc tiếp tục kiểm tra khả năng ức chế đối với hai vi sinh vật có lợi Azotobacter sp. (VTCC - B - 106) và Pseudomonas putida (VTCC - B - 657). Kết quả thử hoạt tính cho thấy chủng VN08 - A12 không kháng cả hai loại vi khuẩn đƣợc kiểm tra này (Bảng 7). Nhƣ vậy, chủng VN08 - A12 có khả năng kháng rất đặc hiệu với vi khuẩn Xoo.

Bảng 7. Hoạt tính kháng vi sinh vật có lợi của chủng xạ khuẩn VN08 - A12

Chủng xạ khuẩn Đƣờng kính vòng kháng khuẩn (D - d, mm)

Một phần của tài liệu (LUẬN văn THẠC sĩ) nghiên cứu đặc điểm sinh học chủng xạ khuẩn streptomyces toxytricini (vn08 a12) kháng bệnh bạc lá lúa do xanthomonas oryzae​ (Trang 32)

Tải bản đầy đủ (PDF)

(96 trang)