Ch ng 2 : PHƯƠNG PHÁP NGH IN CỨU
3.3 Thực trạng quản trị nhân lực của Trung tâm Đo kiểm và Sửa chữa thiết bị Viễn
3.3.2 Về công tác Phân tích công việc
Trung tâm Đo kiểm và Sửa chữa thiết bị Viễn thông Mobifone là một đơn vị thuộc khối kĩ thuật của Tổng công ty viễn thông Mobifone cho nên công tác phân tích công việc đặc biệt được chú trọng. Thông qua đó giúp cán bộ nhân viên hiểu rõ hơn về đặc thù công việc được giao và hoàn thành công việc hiệu quả. Trong quá trình phát triển, bộ phận nhân lực của Trung tâm tiến hành xây dựng và hoàn thiện hệ thống nhiệm vụ, chức năng cho từng công việc nhằm tăng cường hiệu quả sử dụng nhân lực. Điều này góp phần quan trọng trong việc nâng cao hiệu quả công tác tuyển dụng nhân lực của Trung tâm trong những năm qua. Mỗi vị trí công việc tại Trung tâm đều được thiết kế bản mô tả công việc một cách khoa học, tuy nhiên chưa cụ thể và chi tiết.
Bảng 3.8: Đánh giá của CBNV về công tác Phân tích công việc của Trung tâm Đo kiểm và Sửa chữa thiết bị Viễn thông Mobifone
Đơn vị: % STT Tiêu chí đánh giá Mức độ thực hiện Hiệu quả Bình th ờng Ch a hiệu quả
1 Bảng mô tả công việc phản ánh đầy đủ nội dung công việc của cán bộ, nhân viên đang thực hiện
50,9 33,6 15,5
2 Bảng mô tả công việc được cập nhật liên tục 45,2 48,5 6,3 3 Nội dung công việc của cán bộ, nhân viên được
mô tả và phân tích rõ ràng, chi tiết, khoa học
28,4 45,5 36,1
4 Bảng tiêu chuẩn công việc mô tả chi tiết các chức năng, nhiệm vụ, điều kiện làm việc và các tiêu chuẩn cần đạt được của cán bộ nhân viên khi thực hiện công việc
25,4 22,7 51,9
Hầu hết cán bộ, nhân viên (chiếm 50,9%) cho rằng bảng mô tả công việc mà Trung tâm đang sử dụng phản ánh đầy đủ nội dung công việc mà họ đang thực hiện, chỉ có 15,5% cán bộ, nhân viên không đông ý. Như vậy, thông qua bản mô tả công việc cán bộ nhân viên hiểu rõ nội dung công việc mà họ phải thưc hiện trong từng giai đoạn. Tuy nhiên, nội dung công việc của cán bộ nhân viên chưa được mô tả và phân tích một cách chi tiết, rõ ràng và khoa học chiếm 36,1% tổng số cán bộ nhân viên tham gia khảo sát. Bảng tiêu chuẩn công việc cũng không được cán bộ nhân viên đánh giá cao. Có đến 51,9% cán bộ, nhân viên tham gia khảo sát cho rằng bảng tiêu chuẩn công việc chưa phản ánh rõ các chức năng, nhiệm vụ, điều kiện làm việc và các tiêu chuẩn mà họ cần đạt được khi thực hiện công việc. Bởi thực tế, Trung tâm chưa xây dựng, thiết kế bản tiêu chuẩn công việc. Điều này sẽ ảnh hưởng rất lớn đến công tác đánh giá năng lực thực hiện công việc của nhân viên.
3.3.3 Về công tác Tuy n dụng
Hoạt động tuyển dụng của Trung tâm Đo kiểm và Sửa chữa thiết bị Viễn thông Mobifone kể từ khi thành lập năm 2014 được chia làm 2 giai đoạn:
Giai đoạn 1 (2015- 2016): khi bắt đầu thành lập ngoài các vị trí cán bộ quản lý chủ chốt được luân chuyển từ các bộ phận khác của Tổng công ty Viễn thông Mobifone trong năm 2014 nhằm ổn định tổ chức thì hầu hết các vị trí nhân viên đều được tiến hành tuyển mới trong các năm tiếp theo. Trong giai đoạn này hoạt động tuyển dụng diễn ra thường xuyên với quy mô lớn. Năm 2015 Trung tâm tuyển thêm 48 lao động, năm 2016 tuyển mới 31 lao động.
Giai đoạn 2 (2017-2019): hoạt động tuyển dụng hầu như không có, năm 2017 tuyển mới thêm 01 lao động, 2 năm tiếp theo Trung tâm ổn định về hoạt động sản xuất kinh doanh nên không tiến hành tuyển dụng mới mà tập trung vào hoạt động đào tạo nhân lực đáp ứng yêu cầu công việc.
Như vậy, căn cứ vào mục tiêu chiến lược trong từng giai đoạn, hoạt động tuyển dụng của Trung tâm đã đạt được những kết quả nhất định, phản ánh công tác quản trị nhân lực của Trung tâm trong những năm qua tương đối hiệu quả. Công tác tuyển dụng của Trung tâm được tiến hành theo quy trình tương đối chặt chẽ theo quy định của pháp luật và của Tổng công ty Viễn thông Mobifone.
Bảng 3.9: Quy trình tuyển dụng của Trung tâm Đo kiểm và Sửa chữa thiết bị Viễn thông Mobifone
STT Nội dung thực hiện Phân cấp trách nhiệm
1 Xác định nhu cầu và lập kế hoạch tuyển dụng
Phòng tổng hợp
2 Thông báo tuyển dụng Phòng tổng hợp
3 Tiếp nhận và sàng lọc hồ sơ Phòng tổng hợp
4 Phỏng vấn lần 1 Phòng tổng hợp
5 Vòng thi tự luận Phòng tổng hợp
6 Phỏng vấn hội đồng Hội đồng phỏng vấn tuyển dụng 7 Ra quyết định tuyển dụng Ban giám đốc Trung tâm 8 Tiếp nhận và định hướng Phòng tổng hợp và bộ phận liên quan
(Nguồn: Trung tâm Đo kiểm và Sửa chữa thiết bị Viễn thông Mobifone)
Bảng 3.9 là quy trình tuyển dụng của Trung tâm Đo kiểm và Sửa chữa thiết bị Viễn thông Mobifone được xây dựng trên quy trình chung của Tổng công ty Viễn thông Mobifone ban hành, tuy nhiên tùy thuộc vào đặc thù của vị trí tuyển dụng, quy trình tuyển dụng của Trung tâm sẽ có sự thay đổi linh hoạt để đảm bảo chất lượng nhân lực được tuyển có thể đáp ứng được nhu cầu công việc.
Bảng 3.10: Đánh giá của CBNV về công tác tuyển dụng của Trung tâm Đo kiểm và Sửa chữa thiết bị Viễn thông Mobifone
Đơn vị: % STT Tiêu chí Mức độ thực hiện Hiệu quả Bình th ờng Ch a hiệu quả
1 Công tác tuyển dụng được Trung tâm thực hiện chặt chẽ, nghiêm túc, khách quan, hiệu quả và đúng quy định pháp luật.
58,6 27,6 13,8
2 Thông báo tuyển dụng được thực hiện công khai và ứng viên có thể tiếp cận dễ dàng từ nhiều nguồn thông tin khác nhau
3 Phương pháp tuyển dụng linh hoạt, phù hợp với đặc thù công việc
54,7 38,1 7,2
4 Hoạt động tuyển dụng thu hút được sự quan tâm của nguồn nhân lực có chất lượng cao
31,5 46,8 21,7
5 Nhân lực được tuyển dụng vào các vị trí có khả năng đáp ứng tốt yêu cầu thực tế của công việc
67,5 22,8 9,7
(Nguồn: Khảo sát của tác giả, 2019)
Kết quả khảo sát đánh giá của CBNV về công tác tuyển dụng của Trung tâm Đo kiểm và Sửa chữa thiết bị Viễn thông Mobifone trong bảng 3.10 cho thấy: Công tác tuyển dụng của Trung tâm tương đối hiệu quả, 67,5 % CBNV cho rằng nhân lực được tuyển dụng có khả năng đáp ứng tốt yêu cầu thực tế của công việc. Điều này cho thấy Trung tâm đã rất chú trọng trong công tác tuyển dụng, trong quá trình tuyển dụng bên cạnh việc yêu cầu ứng viên đáp ứng về trình độ đào tạo, nơi đào tạo, thời gian đào tạo và hình thức đào tạo Trung tâm còn chú trọng đến kỹ năng mềm của các ứng viên có được như khả năng chịu được áp lực công việc cao, kỹ năng ngoại ngữ, kỹ năng giải quyết xung đột, kỹ năng giải quyết vấn đề, kỹ năng làm việc nhóm, …Phương pháp tuyển dụng của Trung tâm tương đối linh hoạt, phù hợp với đặc thù từng công việc cụ thể, hỗ trợ đánh giá ứng viên khách quan và có độ tin cậy cao; 54,7% cán bộ, nhân viên đánh giá tốt về phương pháp tuyển dụng mà Trung tâm áp dụng; 63,7% CBNV đánh giá tốt về việc công khai và tiếp cận thông tin tuyển dụng khi mà Trung tâm sử dụng đa dạng các kênh truyền thông như: website, báo điện từ, fanpage,….
Tuy nhiên, vẫn có 13,8% CBNV của Trung tâm đánh giá công tác tuyển dựng chưa chặt chẽ, nghiêm túc, khách quan. Vì trên thực tế Trung tâm vẫn thực hiện đăng thông báo tuyển dụng rộng rãi trên các phương tiện truyền thông khác nhau và hoạt động tuyển dụng vẫn tiến hành bình thường nhưng có một số vị trí được tuyển dụng dựa trên mối quan hệ xã hội. Hơn nữa, hoạt động tuyển dụng thu hút được sự quan tâm của nguồn nhân lực có chất lượng cao chưa được thực hiện tốt chiếm 21,7 % tổng số cán bộ, nhân viên tham gia khảo sát đánh giá. Một trong những nguyên nhân là do Trung tâm Đo lường và Sửa chữa thiết bị Viễn thông
MobiFone trực thuộc Tổng công ty Viễn thông MobiFone trước đây thuộc Doanh nghiệp Nhà nước, vì vậy công tác tuyển dụng đôi khi còn mang hệ tư tưởng cũ như coi trọng quá mức bằng cấp, mối quan hệ mà bỏ qua khả năng đáp ứng công việc của ứng viên tham gia tuyển dụng. Điều này dẫn đến tình trạng có một số vị trí nhân lực không đáp ứng yêu cầu công việc cả về chuyên môn lẫn kỹ năng.
3.3.4 Về công tác ào tạo và phát tri n nhân lực
Cán bộ, nhân viên có động lực làm việc khi nghề nghiệp của họ được bồi dưỡng thông qua chương trình đào tạo và phát triển nhân lực của Trung tâm. Khi nhân viên mới vào làm việc, chính sách đào tạo sẽ giúp họ thích nghi ngay với môi trường làm việc. Đối với những nhân viên đã làm việc lâu năm trong công ty thì trong bối cảnh toàn cầu hoá, các công nghệ kỹ thuật thay đổi liên tục nếu không được đào tạo và phát triển họ sẽ trở nên lạc hậu và bị đào thải, do đó họ cũng cần được đào tạo liên tục. Ngoài ra, khi được đào tạo nhân viên sẽ trở nên chuyên nghiệp, có cách nhìn cách tư duy mới trong công việc để nâng cao năng suất, chất lượng và hiệu quả công việc. Từ sự gắn bó với công việc sẽ làm cho họ gắn bó hơn với Trung tâm. Nắm được vấn đề cốt lõi này, trong những năm qua với sự định hướng chiến lược của Tổng công ty, hoạt động đào tạo và phát triển nhân lực của Trung tâm diễn ra thường xuyên, liên tục.
Bảng 3.11: Hoạt động đào tạo và phát triển nhân lực của Trung tâm Đo kiểm và Sửa chữa thiết bị Viễn thông Mobifone
Đ n vị tổ chức
Ch ng trình đào tạo
Số l ợng khóa đào tạo Năm 2016 Năm 2017 Năm 2018
Trung tâm Đo kiểm và Sửa chữa thiết bị Viễn thông
Mobifone Kỹ năng mềm 09 02 04 Chuyên môn nghiệp vụ 02 07 03 Tổng công ty Viễn thông Mobifone Khóa học chuyên môn trong nước
09 10 06
Khóa học chuyên môn nước ngoài
10 31 11
Năm 2016: Tổ chức 09 khóa kỹ năng và 04 khóa nghiệp vụ. Thực hiện phân
khúc đối tượng đào tạo: Quản lý, Lãnh đạo – 02 khóa; Quản lý lãnh đạo cấp trung – 02 khóa; CBNV – 07 khóa; CBNV mới – 02 khóa. Đồng thời, cán bộ nhân viên của Trung tâm còn được tham gia khóa đào tạo bồi dưỡng chuyên môn của Tổng Công ty: 09 khóa trong nước và 10 khóa nước ngoài.
Năm 2017: Tổ chức khóa đào tạo CCNA Service Provider nâng cao trình độ
chuyên môn cho CBNV. Năm 2017 tập trung đào tạo chuyên môn nghiệp vụ cho CBNV, số khóa đào tạo tăng 04 khóa so với năm 2016 và giảm số khóa đào tạo kỹ năng mềm. Bên cạnh đó, cán bộ nhân viên được cử đi học các lớp bồi dưỡng chuyên môn trong nước và ngoài nước do Tổng công ty tổ chức.
Năm 2018: Trung tâm tổ chức 04 khóa đào tạo kỹ năng mềm cho cán bộ,
nhân viên liên quan trực tiếp đến kỹ năng xử lý công việc của nhân viên.
(1) Sử dụng thẻ điểm cân bằng (BSC) để triển khai Chiến lược hiện tại của Trung tâm
(2) Đào tạo “Nâng cao năng lực cho cán bộ quản lý cấp Trung
(3) Khóa bồi dưỡng "Nghiệp vụ đấu thầu - chương trình cơ bản” và “Đấu thầu qua mạng”
(4) Khóa bồi dưỡng "Kỹ năng lập luận và tư duy phản biện".
Bên cạnh đó, Trung tâm tiến hành tổ chức các khóa đào tạo về sửa chữa thiết bị để nâng cao trình độ chuyên môn cho CBNV (03 khóa):
(1) Hướng dẫn, chuyển giao kỹ thuật test, tuning, lắp ráp thiết bị Antenna tại TP. HCM
(2) Khóa đào tạo Kỹ thuật SCTB của Alcatel, Nokia (2G,3G) và Ericsson (3G) (3) Khóa đào tạo Kỹ thuật SCTB của Huawei
Các khóa đào tạo và phát triển nhân lực của Trung tâm và Tổng công ty thực hiện nhận được sự đồng thuận cao từ phía cán bộ, nhân viên của Trung tâm được thể hiện qua bảng 3.12 sau đây:
Bảng 3.12: Đánh giá của CBNV về công tác Đào tạo và phát triển nhân lực Trung tâm Đo kiểm và Sửa chữa thiết bị Viễn thông Mobifone
Đơn vị: % STT Tiêu chí Mức độ thực hiện Hiệu quả Bình th ờng Ch a hiệu quả
1 Hình thức đào tạo được tổ chức linh hoạt, đa dạng, phù hợp với đối tượng được đào tạo
62,9 37,1 0
2 Nội dung các chương trình đào tạo có tính ứng dụng, thực tiễn
52,1 40,5 8,4
3 Hoạt động đào tạo phù hợp với nhu cầu và mong muốn của cán bộ, nhân viên
80,2 19,5 0,3
4 Cán bộ, nhân viên tham gia các khóa đào tạo được hỗ trợ tối đa về chi phí và thời gian
59,6 40,4 0
5 Trung tâm tiến hành đào tạo nhân viên ngay sau quá trình tuyển dụng
60,4 39,6 0
(Nguồn: Khảo sát của tác giả, 2019) Để đảm bảo được hiệu quả công việc đối với từng vị trí mới tuyển, Trung tâm luôn có chính sách đảm bảo 100% nhân lực mới tuyển dụng được đào tạo. Đồng thời định kỳ tổ chức các chương trình đào tạo ngắn hạn và dài hạn để nâng cao kiến thức và tay nghề cho nhân viên. Hình thức đào tạo được tổ chức linh hoạt, đa dạng, phù hợp với đối tượng được đào tạo. Hơn nữa, 80,2% cán bộ, nhân viên cho rằng hoạt động đào tạo phù hợp với nhu cầu và mong muốn nhân viên, 42,5% cho rằng nội dung các chương trình đào tạo có tính ứng dụng, thực tiễn cao, 60,4% cho rằng tham gia các khóa đào tạo được hỗ trợ tối đa về chi phí và thời gian.
Mặc dù, Trung tâm rất chú trọng công tác đào tạo và phát triển nhân lực. Tuy nhiên, một số khóa đào tạo được Trung tâm tổ chức nhưng không xuất phát từ nhu cầu của CBNV nên mới chỉ mang tính chất hình thức, chưa mang lại hiệu quả cao. Hay Trung tâm chưa có các lớp đào tạo nâng cao trình độ Tiếng Anh cho CBNV, mặc dù kĩ năng này rất cần thiết đối với mọi CBNV, đặc biệt là nhân viên kĩ thuật. Hoạt động đào tạo và phát triển nhân lực của Trung tâm muốn đạt được hiệu quả phụ thuộc rất lớn vào khả năng tự học tập và trau dồi của người lao động. Tuy nhiên, đội ngũ nhân lực của Trung tâm còn chưa chủ động bồi dưỡng kiến thức, kỹ năng cho mình. Bên cạnh đó các khóa học đào tạo được tổ chức nhưng chưa tiến hành đánh giá được chất lượng đào tạo nên hiệu quả không như mong muốn, dẫn đến tình trạng có một số vấn đề phát sinh nhưng không xử lý được mặc dù đã được tham gia đào tạo. Do vậy, có 40,5% nhân viên đánh giá tính ứng dụng và thực tiễn của nội dung chương trình đào tạo ở mức bình thường.
3.3.5 Về công tác ánh giá năng lực thực hiện công việc của nhân viên
Trong công tác quản trị nhân lực thực hiện tại Trung tâm, việc đánh giá năng lực thực hiện công việc của nhân viên nhằm kịp thời động viên, tuyên dương, khen thưởng và trao cơ hội thăng tiến cho cán bộ nhân viên trong những năm qua luôn được chú trọng. Thông thường, Trung tâm tiến hành đánh giá năng lực thực hiện công việc của cán bộ, nhân viên vào cuối năm căn cứ vào hiệu quả và năng suất lao động của từng cá nhân theo tính chất công việc và vị trí công tác. Việc đánh giá do cấp trên trực tiếp ở các bộ phận đánh giá và đề xuất, tập thể bình xét và Bộ phận nhân sự sẽ tham mưu cho Ban giám đốc đưa ra quyết định căn cứ vào các quy chế của Trung tâm. Do vậy, kết quả đánh giá năng lực thực hiện công việc đôi khi còn mang tính chủ quan, áp đặt suy nghĩ của người đánh giá. Hơn nữa mỗi vị trí công việc ở các thời điểm khác nhau thì khối lượng công việc cũng khác nhau, tuy nhiên bộ tiêu chí đánh giá không đánh giá theo thời điểm nên đôi khi kết quả chưa chính xác và không phản ánh đúng thực chất về chất lượng công việc của CBNV và chưa đúng năng lực, khả năng của họ.
Bảng 3.13: Đánh giá của CBNV về công tác đánh giá năng lực thực hiện công việc