CHƢƠNG 2 : PHƢƠNG PHÁP NGHIÊN CỨU
2.2. Phƣơng pháp nghiên cứu
2.2.4. Phương pháp logic và phương pháp lịch sử
Phƣơng pháp kết hợp logic với lịch sử là phƣơng pháp xem xét sự vật, hiện tƣợng theo đúng trật tự thời gian nhƣ nó đã từng diễn ra trong quá khứ (phát sinh, phát triển và kết thúc). Là phƣơng pháp xem xét và trình bày quá trình phát triển của sự vật, hiện tƣợng lịch sử theo một trình tự liên tục và
nhiều góc cạnh, nhiều mặt trong mối liên hệ với các sự vật, hiện tƣợng khác. Phƣơng pháp này hƣớng đến mục tiêu tái hiện trung thực bức tranh quá khứ của sự vật, hiện tƣợng thể hiện ở mô tả đầy đủ, cụ thể tính chất quanh co, phức tạp, bao gồm những cái ngẫu nhiên, cái tất yếu và tính đa dạng. Yêu cầu đối với phƣơng pháp lịch sử là đảm bảo tính liên tục về thời gian của các sự kiện, làm rõ điều kiện và đặc điểm phát sinh, phát triển và biểu hiện của chúng, làm sáng tỏ các mối liên hệ đa dạng của chúng với các sự việc xung quanh. Phƣơng pháp lịch sử xem xét rất kỹ các điều kiện xuất hiện và hình thành ra nó, làm rõ quá trình ra đời, phát triển từ thấp đến cao, từ đơn giản đến hoàn thiện của các sự vật hiện tƣợng. Đồng thời, đặt quá trình phát triển của sự vật, hiện tƣợng trong mối quan hệ với nhiều sự vật hiện tƣợng tác động qua lại, thúc đẩy hoặc hỗ trợ lẫn nhau trong suốt quá trình vận động của chúng. Phƣơng pháp lịch sử là phƣơng pháp quan trọng trong nghiên cứu, vì khi xem xét, đánh giá sự vật, hiện tƣợng phải coi trọng các quan điểm lịch sử, các sự vật, hiện tƣợng tƣơng đồng đã xảy ra trƣớc đó.
Nhƣng lịch sử bắt đầu từ đâu, quá trình tƣ duy cũng cần bắt đầu từ đó, nhƣng lịch sử thƣờng xuất hiện những bƣớc nhảy hoặc quanh co khúc khuỷu nên cần phải có phƣơng pháp logic. Phƣơng pháp logic là phƣơng pháp xem xét, nghiên cứu các sự kiện lịch sử dƣới dạng tổng quan, nhằm vạch ra bản chất, khuynh hƣớng tất yếu, quy luật vận động của lịch sử. Theo đó, phƣơng pháp logic có thể thoát khỏi hình thức lịch sử trực quan và tính ngẫu nhiên phức tạp, tiến hành suy lý logic. Nhƣng suy lý logic không phải là suy lý trừu tƣợng thuần túy tách rời quá trình lịch sử, ngƣợc lại, suy lý logic cần phải kết hợp với sự phát triển từ thấp đến cao của lịch sử, thông qua suy lý tƣ duy, bằng hình thức lý luận khái quát, từ khái niệm đơn giản đến khái niệm phức tạp, tái hiện lại độ chân thực của lịch sử. Phƣơng pháp locgic cũng phản ánh quá trình lịch sử nhƣng phản ánh dƣới hình thức trừu tƣợng và khách quan
bằng lý luận, có nghĩa là phƣơng pháp logic trình bày sự kiện một cách khái quát trong mối quan hệ đúng quy luật, loại bỏ những chi tiết không cơ bản. Chính vì vậy, phƣơng pháp logic phải thống nhất hữu cơ với phƣơng pháp lịch sử. Theo Ăngghen, phƣơng pháp logic không phải là cái gì khác phƣơng pháp lịch sử, chỉ có điều là nó thoát khỏi những hình thức lịch sử và những ngẫu nhiên, pha trộn.
Theo đó, đề tài đã vận dụng phƣơng pháp kết hợp logic với lịch sử để nghiên cứu quá trình chuyển dịch cơ cấu ngành kinh tế tại Quận Long Biên qua các năm gắn với quá trình phát triển kinh tế - xã hội của địa phƣơng. Trên cơ sở đó, đƣa ra những giải pháp nhằm tiếp tục chuyển dịch cơ cấu ngành kinh tế tại Quận Long Biên trong thời gian tới. Quá trình chuyển dịch cơ cấu ngành kinh tế tại Quận Long Biên đƣợc nghiên cứu theo một trình tự liên tục, đƣợc xem xét trên nhiều mặt. Từ đó, làm rõ các điều kiện, các vấn đề, các chính sách, chủ trƣơng, nhân tố… tác động đến quá trình chuyển dịch cơ cấu ngành kinh tế. Đồng thời, đặt vấn đề chuyển dịch cơ cấu ngành kinh tế trong quan hệ tƣơng tác qua lại, thúc đẩy hoặc cản trở lẫn nhau với các ngành khác trong quá trình phát triển. Với đó, luận văn cung cấp một cái nhìn toàn diện về chuyển dịch cơ cấu ngành kinh tế ở Quận Long Biên hiện nay.
Trên cơ sở đảm bảo tính liên tục của việc nghiên cứu chuyển dịch cơ cấu ngành kinh tế tại Quận Long Biên trong cả giai đoạn từ năm 2010 đến năm 2015, gạt bỏ đi những yếu tố ngẫu nhiên của quá trình phát triển kinh tế - xã hội, chú ý đến sự vận động logic của phát triển kinh tế - xã hội gắn với triển khai chính sách về chuyển dịch cơ cấu kinh tế, luận văn trình bày các sự việc và đƣa ra những nhận định, những quy luật vận động của cơ cấu ngành kinh tế, từ đó rút ra xu hƣớng chuyển dịch cơ cấu ngành kinh tế ở Quận Long Biên. Ngoài các chủ trƣơng, chính sách của Nhà nƣớc cũng nhƣ địa phƣơng, chuyển dịch cơ cấu ngành kinh tế ở Quận Long Biên còn phụ thuộc vào điều
kiện tự nhiên, kinh tế - xã hội, dân cƣ - lao động… của địa phƣơng nên trong việc đƣa ra xu hƣớng, quy luật của chuyển dịch cơ cấu ngành kinh tế trong những yếu tố này cũng cần đƣợc xem xét.