Thực trạng chuyển dịch cơ cấu ngành kinh tế tại quận Long Biên

Một phần của tài liệu (LUẬN VĂN THẠC SĨ) Chuyển dịch cơ cấu ngành kinh tế tại quận Long Biên, thành phố Hà Nội (Trang 59 - 65)

CHƢƠNG 2 : PHƢƠNG PHÁP NGHIÊN CỨU

3.2. Phân tích thực trạng chuyển dịch cơ cấu ngành kinh tế tại quận Long

3.2.2. Thực trạng chuyển dịch cơ cấu ngành kinh tế tại quận Long Biên

Cơ cấu ngành kinh tế chính là trụ cột của nền kinh tế bao gồm ba nhóm ngành: ngành nông nghiệp, ngành công nghiệp và ngành dịch vụ. Vì vậy, chuyển dịch cơ cấu ngành kinh tế đã và đang đƣợc chú trọng triển khai nhằm tạo động lực cho quá trình phát triển kinh tế tại quận Long Biên. Trong những năm gần đây quá trình chuyển dịch cơ cấu ngành kinh tế tại quận Long Biên diễn ra khá tốt, toàn diện trên tất cả các ngành và các phân ngành thể hiện qua:

3.2.2.1. Tỷ trọng đóng góp của các ngành qua cơ cấu GDP

Theo quan điểm phát triển hiện đại cũng nhƣ lịch sử phát triển của nền kinh tế phát triển, cơ cấu ngành kinh tế thƣờng chuyển dịch theo xu hƣớng: ngành nông nghiệp có xu hƣớng giảm cả về vị thế và vai trò trong tăng trƣởng kinh tế, trong khi ngành công nghiệp và dịch vụ có xu hƣớng tăng lên tuyệt đối. Xu hƣớng chuyển dịch trên đã và đang diễn ra khá rõ tại quận Long Biên. Từ năm 2010 đến nay, tỷ trọng đóng góp vào tăng trƣởng kinh tế của ngành nông nghiệp có xu hƣớng giảm trong khi ngành công nghiệp và dịch vụ có xu hƣớng tăng lên (qua Biểu 3.1). Điều đó khẳng định bƣớc tiến trong định

hƣớng phát triển nền kinh tế của quận.

Đơn vị: %

Biểu đồ 3.1: Chuyển dịch cơ cấu ngành kinh tế theo giá thực tế

Nguồn: Chi cục thống kê quận Long Biên qua các năm

Ngành nông nghiệp: nếu nhƣ năm 2010 ngành nông nghiệp chiếm tỷ trọng là: 1,9 % trong GDP, thì đến năm 2012 giảm xuống còn 1,52% và đến năm 2015 chỉ còn chiếm tỷ trọng là 0,98%. Điều này lý giải cho việc diện tích đất nông nghiệp trong những năm qua của quận Long Biên ngày càng bị thu hẹp do áp lực đô thị hóa, sự phát triển các ngành công nghiệp và dịch vụ…

Ngành công nghiệp - xây dựng: năm 2010, tỷ trọng của ngành công nghiệp trong GDP chỉ chiếm 42,5%, thì đến năm 2013 tăng lên là 43,45% và đến năm 2015 là 42,98%. Dự báo trong những năm tiếp theo, ngành công nghiệp của quận Long Biên tiếp tục tăng trƣởng nhanh với nhiều chƣơng trình dự án lớn đã và đang triển khai trên địa bàn quận.

Ngành dịch vụ - thƣơng mại: qua bảng số liệu cho thấy ngành dịch vụ đóng góp vào GDP ổn định qua các năm và chiếm tỷ trọng lớn nhất. Năm 2010 ngành dịch vụ chiếm 55,6% thì đến năm 2012 là 56,16% và năm 2015 là 56,04%.

Trong những năm qua vốn đầu tƣ tại Long Biên tăng nhanh qua các năm, đƣợc thể hiện qua năm 2010 nguồn vốn đầu tƣ vào Long Biên đạt 4.198,7 tỷ đồng, năm 2012 đạt 5.710,4 tỷ đồng và đạt 8.356,2 tỷ đồng năm 2015.

Trong đó ngành dịch vụ chiếm cơ cấu vốn cao nhất, năm 2010 ngành dịch vụ đầu tƣ đến 2210,3 tỷ đồng chiếm đến 52,73%, đến năm 2012 đạt 3245,5 tỷ đồng chiếm 56,84% vốn đầu tƣ và năm 2015 ngành dịch vụ đạt 4901,3 tỷ đồng chiếm 58,6%. Qua đây cho thấy nguồn vốn đầu tƣ vào ngành dịch vụ tăng lên rất đáng kể. Ngành công nghiệp trong những năm qua nguồn vốn đầu tƣ vào đây đạt mức tăng trƣởng cao, năm 2010 đạt 1.863,7 tỷ đồng chiếm 44,31%, nhƣng đến năm 2012 đạt 2325,1 tỷ đồng chiếm 40,72% và năm 2015 đạt 3307,1 tỷ đồng chiếm đến 39,57% tổng vốn đầu tƣ, qua đây có thể nhận thấy nguồn vốn đầu tƣ vào ngành công nghiệp tăng rất nhanh qua các năm, có thể nói một điều nền kinh tế quận Long Biên đang đi đúng hƣớng.

Ngành nông nghiệp nguồn vốn đầu tƣ trong những năm qua tăng nhƣng cơ cấu tăng không đáng kể, năm 2010 nguồn vốn đầu tƣ đạt 124,7 tỷ đồng chiếm 2,96%, đến năm 2012 đạt 139,8 tỷ đồng chiếm 2,44% và năm 2015 đạt 147,8 tỷ đồng chiếm 1,76% điều này cho thấy vốn đầu tƣ vào ngành nông nghiệp có tăng nhƣng chƣa đạt đƣợc một cơ cấu đáng kể.

Bảng 3.5: Nguồn vốn đầu tƣ vào các ngành theo giá thực tế

Năm 2010 2011 2012 2013 2014 2015

Tổng số (tỷ đồng) 4.198,7 5.125,3 5.710,4 6.908,1 7.720,4 8.356,2 Nông nghiệp 124,7 134,3 139,8 143,5 146,7 147,8 Công nghiệp 1.863,7 2.001,3 2.325,1 2.976,7 3.134,8 3.307,1 Dịch vụ 2.210,3 2.989,7 3.245,5 3.787.9 4.438,9 4.901,3

Biểu đồ 3.2: Cơ cấu vốn đầu tƣ vào các ngành qua các năm

Nguồn: Chi cục thống kê quận Long Biên qua các năm

3.2.2.3. Cơ cấu lao động đang làm việc trong các ngành

Cơ cấu lao động là một tiêu chí quan trọng trong quá trình đánh giá chuyển dịch cơ cấu kinh tế, chỉ tiêu này thể hiện lao động làm việc ở các ngành chuyển dịch nhƣ thế nào. Quá trình chuyển dịch cơ cấu ngành gắn với quá trình dịch chuyển cơ cấu lao động. Qua số liệu trên cho thấy, về cơ bản chuyển dịch cơ cấu lao động trong các ngành kinh tế là khá tốt, tỷ trọng lao động trong các ngành nông nghiệp giảm qua các năm, tăng dần tỷ trọng lao động trong các ngành công nghiệp và dịch vụ. Kết quả đó là phù hợp với định hƣớng chiến lƣợc chuyển dịch cơ cấu ngành kinh tế và cơ cấu lao động.

Xét về cơ cấu lao động từng ngành, có thể thấy rõ trong ngành nông nghiệp tỷ trọng lao động có xu hƣớng giảm rõ rệt, năm 2010 là 8,4% và đã giảm xuống còn 3,3% năm 2015; Trong ngành công nghiệp cơ cấu lao động có xu hƣớng tăng lên năm 2010 là 36,5% và đạt 40,3% năm 2015. Kết quả trên thể hiện rõ tiến trình chuyển dịch cơ cấu lao động khá phù hợp với mục tiêu, yêu cầu công nghiệp hoá, hiện đại hoá; Trong ngành dịch vụ cơ cấu lao động biến động tƣơng ứng, năm 2010 cơ cấu lao động chiếm 55,1%, nhƣng đến năm 2015 đạt 56,2%. Nhƣ vậy, về căn bản chuyển dịch cơ cấu lao động

trong các ngành kinh tế đã chuyển dịch theo hƣớng tích cực, hình thành bƣớc phát triển mới trong quá trình phát triển kinh tế của quận.

Bảng 3.6: Xu hƣớng chuyển dịch cơ cấu lao động trong các ngành

Năm 2010 2011 2012 2013 2014 2015

Tổng số (người) 25422 26519 28570 29941 31995 35252 Nông nghiệp 2145 1956 1829 1654 1432 1198 Công nghiệp 9290 10198 11087 12189 13131 14231 Dịch vụ 13987 14365 15654 16098 17432 19823

Nguồn: Chi cục thống kê quận Long Biên qua các năm

Biểu đồ 3.3: Cơ cấu lao động trong các ngành qua các năm

Nguồn: Chi cục thống kê quận Long Biên qua các năm

3.2.2.4. Cơ cấu ngành hàng xuất khẩu

Chuyển dịch cơ cấu kinh tế qua cơ cấu ngành hàng xuất khẩu là một tiêu chí đƣợc quan tâm trong những năm gần đây, qua đó đánh giá đƣợc mức độ chuyển dịch ngành hàng xuất khẩu đạt đƣợc đến đâu.

- Ngành công nghiệp khai khoáng trong những năm gần đây giảm về cơ cấu, xuất khẩu năm 2010 là 40,09% giảm xuống còn 19,06% năm 2015. Qua đây có thể thấy từ một ngành chiếm tỷ trọng cao trong ngành hàng xuất khẩu công nghiệp khai khoáng đã giảm nhanh, đây là dấu hiệu đáng mừng theo chủ trƣơng của Đảng và nhà nƣớc là hạn chế xuất khẩu sản phẩm thô, thông qua đó là xuất khẩu các sản phẩm đã qua sơ chế.

- Ngành công nghiệp nhẹ và tiểu thủ công nghiệp trong những năm gần đây tăng hơn về cơ cấu, năm 2010 chỉ đạt 1,25% trong tổng giá trị ngành hàng xuất khẩu, thì đến năm 2015 tăng lên 3,15%. Tuy chiếm tỷ trọng rất nhỏ trong cơ cấu các ngành hàng xuất khẩu nhƣng vẫn có thể nhận thấy đây là bƣớc tiến tốt của ngành công nghiệp nhẹ và tiểu thủ công nghiệp, có đƣợc điều này là các chƣơng trình mục tiêu phát triển công nghiệp nhẹ và tiểu thủ công nghiệp đƣợc triển khai đến từng địa phƣơng, từng hộ thông qua các cơ sở nhƣ hội doanh nghiệp, câu lạc bộ nữ doanh nhân.

Qua phân tích ở trên có thể nhận thấy rằng cơ cấu ngành hàng xuất khẩu quận Long Biên trong những năm gần đây có sự biến đổi mạnh về cơ cấu, sự chuyển dịch các ngành tƣơng đối cao, các ngành hàng nhà nƣớc khuyến khích phát triển thì tăng lên về cơ cấu, ngƣợc lại giảm về cơ cấu khi có chủ trƣơng của nhà nƣớc là giảm xuất khẩu. Từ đây có thể thấy là cơ cấu hàng xuất khẩu của Long Biên đang chuyển dịch theo đúng hƣớng.

3.2.2.5. Năng suất lao động của các ngành

Theo biểu đồ 3.4 cho thấy, hai ngành công nghiệp – xây dựng và ngành dịch vụ - thƣơng mại có tốc độ tăng năng suất lao động nhanh nhất, cụ thể là ngành công nghiệp - xây dựng tăng từ 64,73 triệu đồng/ngƣời năm 2011 lên 69,71 triệu đồng/ngƣời năm 2015, tăng 4,98 triệu đồng/ngƣời. Ngành Dịch vụ - thƣơng mại tăng từ 82,05 triệu đồng/ngƣời năm 2011 lên 94,51 triệu đồng/ngƣời năm 2015, tăng 12,46 triệu đồng/ngƣời. Ngành nông nghiệp có mức tăng nhƣng rất chậm so với hai ngành còn lại. Cụ thể là năm 2011 năng suất lao động ở ngành này đạt 17.41 triệu đồng/ngƣời thì đến năm 2015 chỉ đạt 17.91 triệu đồng/ngƣời, chỉ tăng 0.5 triệu đồng/ngƣời. Điều này cho thấy sự chuyển dịch cơ cấu ngành kinh tế tại quận Long Biên trong những năm qua cũng đã đi đúng hƣớng, góp phần nâng cao năng suất lao động xã hội, thúc đẩy nền kinh tế của quận phát triển.

Đơn vị: Triệu đồng/người/năm

Biểu đồ 3.4: Năng xuất lao động theo ngành (giá cố định)

Một phần của tài liệu (LUẬN VĂN THẠC SĨ) Chuyển dịch cơ cấu ngành kinh tế tại quận Long Biên, thành phố Hà Nội (Trang 59 - 65)

Tải bản đầy đủ (PDF)

(100 trang)