Quan điểm chuyển dịch cơ cấu ngành kinh tế tại quận Long Biên,

Một phần của tài liệu (LUẬN VĂN THẠC SĨ) Chuyển dịch cơ cấu ngành kinh tế tại quận Long Biên, thành phố Hà Nội (Trang 77 - 100)

CHƢƠNG 2 : PHƢƠNG PHÁP NGHIÊN CỨU

4.1. Quan điểm và định hƣớng chuyển dịch cơ cấu ngành kinh tế tại quận

4.1.1. Quan điểm chuyển dịch cơ cấu ngành kinh tế tại quận Long Biên,

4.1. Quan điểm và định hƣớng chuyển dịch cơ cấu ngành kinh tế tại quận Long Biên, thành phố Hà Nội.

4.1.1. Quan điểm chuyển dịch cơ cấu ngành kinh tế tại quận Long Biên, thành phố Hà Nội. thành phố Hà Nội.

Cơ cấu ngành kinh tế là nội dung cốt lõi của chiến lƣợc phát triển kinh tế. Cơ cấu ngành kinh tế luôn trong quá trình vận động, phát triển theo quy luật khách quan của nền kinh tế thị trƣờng; theo trình độ của lực lƣợng sản xuất và nhu cầu xã hội; theo xu hƣớng phát triển của thành phố và của cả nƣớc.

Cơ cấu ngành kinh tế vận động mang tính khách quan, nhƣng con ngƣời có thể nhận thức, điều chỉnh và định hƣớng để quá trình chuyển dịch cơ cấu ngành kinh tế diễn ra theo đúng mục tiêu, lộ trình, bƣớc đi đã đƣợc hoạch định, hƣớng tới mục tiêu chuyển dịch cơ cấu kinh tế nói riêng, phát triển kinh tế nói chung theo hƣớng phát triển bền vững.

Quan điểm chuyển dịch cơ cấu ngành kinh tế trong thời gian tới cần quán triệt một số nội dung sau:

Một là, Chuyển dịch cơ cấu ngành kinh tế phải đáp ứng yêu cầu không ngừng gia tăng về quy mô, chất lƣợng. Quan điểm này cần phải đƣợc quán triệt từ khâu quy hoạch, kế hoạch phát triển ngành cho đến tổ chức thực hiện, tổng kết quá trình chuyển dịch cơ cấu ngành kinh tế.

Hai là, Chuyển dịch cơ cấu ngành kinh tế phải đảm bảo phát huy nội lực, tranh thủ ngoại lực và làm gia tăng năng lực nội sinh từ chính quá trình huy động ngoại lực.

Ba là, Chuyển dịch cơ cấu ngành kinh tế phải dựa trên tiềm năng lợi thế của ngành, từng nhóm ngành. Từ đó có thể nhân lên gấp bội tiềm năng, lợi

thế của quận; bảo đảm khai thác, huy động và sử dụng hiệu quả tiềm năng, phát huy đƣợc tiềm năng, lợi thế của quận, đặc biệt là khai thác và sử dụng có hiệu quả các nguồn tài nguyên thiên nhiên.

Bốn là, Huy động và sử dụng các nguồn lực đáp ứng yêu cầu chuyển dịch cơ cấu kinh tế hiện tại mà không làm mất đi tiềm năng, lợi thế quốc gia. Trái lại phải luôn bảo tồn, gìn giữ và phát triển tiềm năng và lợi thế riêng của đất nƣớc; bảo đảm phát triển hiện tại không làm ảnh hƣởng tiêu cực đến sự phát triển của thế hệ mai sau.

Năm là, Chuyển dịch cơ cấu ngành kinh tế phải đảm bảo tính ổn định, tạo nên sự cân đối, hài hoà giữa tăng trƣởng kinh tế, nhƣng đảm bảo tạo ra nhiều việc làm ổn định; ổn định chính trị - xã hội.

Sáu là, Chuyển dịch cơ cấu ngành kinh tế của quận phải gắn chặt với xu hƣớng vận động và phát triển nền kinh tế quốc dân, gắn với nền kinh tế tri thức; đồng thời chuyển dịch cơ cấu kinh tế phải đảm bảo tính chủ động trong quá trình phát triển.

4.1.2. Mục tiêu và định hướng chuyển dịch cơ cấu ngành kinh tế tại quận Long Biên.

4.1.2.1. Mục tiêu chuyển dịch cơ cấu ngành kinh tế của quận

- Mục tiêu tổng quát về phát triển kinh tế xã hội:

Từ các quan điểm nêu trên, mục tiêu tổng quát về phát triển kinh tế xã hội đến năm 2020: Duy trì tốc độ phát triển kinh tế nhanh và bền vững, tạo chuyển biến mạnh về chất lƣợng phát triển. Huy động tối đa và sử dụng hiệu quả các nguồn lực để xây dựng cơ sở hạ tầng và phát triển kinh tế xã hội. Đẩy mạnh chuyển dịch cơ cấu kinh tế theo hƣớng CNH, HĐH, nâng cao rõ rệt chất lƣợng, hiệu quả và sức cạnh tranh của nền kinh tế địa phƣơng. Nâng cao chất lƣợng đào tạo nguồn nhân lực, tăng cƣờng công tác nghiên cứu, áp dụng khoa học công nghệ, đặc biệt là công nghệ sạch, thân thiện với môi trƣờng và bảo vệ

môi trƣờng. Phát triển văn hóa xã hội đồng bộ với tăng trƣởng kinh tế, không ngừng cải thiện đời sống nhân dân, nhất là các hộ nghèo, các hộ chính sách, ngƣời có công, các hộ nông nghiệp bị thu hồi đất, tạo thêm việc làm, hạn chế các tệ nạn xã hội. Củng cố quốc phòng, an ninh, ổn định chính trị xã hội.

- Mục tiêu chuyển dịch cơ cấu ngành kinh tế quận Long Biên.

Tại Đại hội Đảng bộ quận Long Biên lần thứ III nhiệm kỳ 2015 - 2020, xác định:“ Thực hiện đồng bộ các giải pháp nhằm thúc đẩy chuyển dịch cơ cấu kinh tế, đúng định hướng, bền vững, gắn với đảm bảo an sinh xã hội, từng bước nâng cao chất lượng cuộc sống của nhân dân. Nâng cao chất lượng, bảo đảm sự phát triển ổn định, bền vững của kinh tế theo cơ cấu dịch vụ - công nghiệp - nông nghiệp; tiếp tục phát triển các loại hình dịch vụ phổ thông, chú trọng phát triển dịch vụ chất lượng cao; công nghiệp sạch, có chọn lọc, phát triển nông nghiệp theo hướng nông nghiệp đô thị - sinh thái”. [14, tr42]. Đề ra một số chỉ tiêu chủ yếu: Giá trị tăng thêm các ngành dịch vụ tăng bình quân 19%/ năm; Giá trị tăng thêm của ngành công nghiệp tăng bình quân 16%/năm; Tăng thu ngân sách bình quân 24%/ năm; Hình thành từ 4 tuyến phố văn minh đô thị trở lên.

- Cơ cấu ngành kinh tế: Phấn đấu đến 2020, tỷ trọng ngành thƣơng mại, dịch vụ chiếm 60,17%; ngành công nghiệp chiếm 39,08% và nông nghiệp là 0,75%. Tuy nhiên theo báo cáo của UBND quận Long Biên suốt trong giai đoạn 2010 - 2014, tỷ trọng cơ cấu ngành kinh tế của quận chỉ có ngành nông nghiệp là giảm từ 1,9% năm 2010 xuống còn 1,01% năm 2014, còn lại ngành công nghiệp, xây dựng cơ bản hầu nhƣ không thay đổi, không giảm mà còn tăng từ 42,5% năm 2010 lên 43,65% năm 2014; ngành dịch vụ thƣơng mại giảm từ 55,6% năm 2010 xuống còn 55,34% năm 2014. Do vậy mục tiêu chuyển dịch cơ cấu ngành kinh tế quận Long Biên đến năm 2020 là:

thƣơng mại, dịch vụ chiếm 60,17%; ngành công nghiệp chiếm 39,08%, và nông nghiệp là 0,75%” là hợp lý.

Để đạt đƣợc mục tiêu trên, tác giả đề xuất phƣơng án chuyển dịch cơ cấu ngành kinh tế quận Long Biên đến năm 2020:

Bảng 4.1 Phƣơng án chuyển dịch cơ cấu ngành kinh tế(theo giá thực tế)

(Đơn vị: tỷ đồng) Phƣơng án 2010 2014 2015 2020 Tổng số 12.636 17.719,6 21.137,4 30.360,64 Nông nghiệp 202,2 179 190,25 227,7 Công nghiệp 5.420,8 7.734,6 8.793,15 11.864,94 Dịch vụ 7.013 9.806 12.154 18.268

Nguồn: Phòng Kinh tế quận + tác giả

Đây là phƣơng án đòi hỏi quận phải huy động các nguồn lực để bảo đảm nền kinh tế có sự phát triển tƣơng đối tốt, đời sống của nhân dân đƣợc nâng lên. Cơ cấu kinh tế chuyển dịch nhất là ngành dịch vụ đƣợc quan tâm phát triển, ngành công nghiệp thực hiện di dời các nhà máy, xí nghiệp, công ty sản xuất gây ô nghiễm môi trƣờng ra khỏi địa bàn Quận, thu hút đầu tƣ các doanh nghiệp sản xuất công nghệ sạch; ngành nông nghiệp chuyển sang sản xuất hàng hóa dịch vụ nông nghiệp đô thị sinh thái.

Năm 2010 tổng thu nhập của quận đạt 12.636 tỷ đồng, năm 2015 đạt 21.137,4 tỷ và năm 2020 đạt 30.360,64 tỷ đồng. Nhƣ vậy sau 10 năm GDP tăng so với năm 2010 là 17.724,64 tỷ đồng, trong đó giai đoạn 2010 - 2015 tăng 8.501,4 tỷ đồng và giai đoạn 2015 - 2020 tăng 9.223,24 tỷ đồng. Trong đó nông nghiệp tăng 25,5 tỷ đồng, trong đó giai đoạn 2010 - 2015 giảm 11,95 tỷ đồng và giai đoạn 2015 - 2020 tăng 37,45 tỷ đồng. Công nghiệp tăng 6.444,14 tỷ đồng, trong đó giai đoạn 2010 - 2015 tăng 3.372,35 tỷ đồng và giai đoạn 2015 - 2020 tăng 3.071,79 tỷ đồng; Dịch vụ tăng 11.255 tỷ đồng,

trong đó giai đoạn 2010 - 2015 tăng 5.141 tỷ đồng và giai đoạn 2015 - 2020 tăng 6.114 tỷ đồng.

Để đạt đƣợc phƣơng án này, vốn đầu tƣ toàn xã hội giai đoạn 2010 - 2015 cần 35.352 tỷ đồng và giai đoạn 2015 - 2020 cần 43.564 tỷ đồng, nhƣ vậy cả giai đoạn 2010 - 2020 cần 78.916 tỷ đồng.

4.1.2.2. Định hướng chuyển dịch cơ cấu ngành kinh tế tại quận Long Biên

* Ngành Nông nghiệp

Long Biên không có lợi thế về phát triển nông nghiệp vì trên quy hoạch đến năm 2020 cơ bản đất nông nghiệp của quận sẽ phát triển hạ tầng đô thị, dịch vụ, công nghiệp. Tuy nhiên trên địa bàn quận đến hết năm 2014 diện tích đất nông nghiệp còn 967,36 ha, số nhân khẩu sống về nghề nông nghiệp là 33.750 chiếm 10% dân số của Quận. Số lao động sản xuất nông nghiệp là 9.673 ngƣời đƣợc phân bổ chủ yếu các phƣờng có đất vùng bãi sông Hồng (Cự Khối, Long Biên, Bồ Đề, Thạch Bàn, Ngọc Thụy), vùng bãi sông Đuống (Giang Biên, Phúc Lợi) và diện tích đất trong đồng (Phúc Đồng). Do đó vấn đề đặt ra với quận Long Biên là phát triển nông nghiệp một cách hợp lý, khai thác có hiệu quả diện tích đất nông nghiệp hiện có, phù hợp với quy hoạch phát triển đô thị và bảo vệ môi trƣờng, trong đó ƣu tiên đẩy mạnh phát triển nông nghiệp theo hƣớng sản xuất hàng hóa gắn liền với thị trƣờng, tiếp tục đa dạng hóa sản phẩm có chất lƣợng cao, kết hợp khai thác các dịch vụ, tạo việc làm, tăng thu nhập cho lao động nông nghiệp.

- Phát triển ngành nông nghiệp: đến hết năm 2015, ngành nông nghiệp của quận vẫn chiếm một vai trò quan trọng bảo đảm cho gần 10% dân số và gần 10.000 lao động của quận đang sống về sản xuất nông nghiệp với cây trồng lâu năm là chủ yếu chiếm 75% diện tích đất nông nghiệp. Bên cạnh đó ngành nuôi trồng thủy sản, phát triển trang trại đa dạng kết hợp dịch vụ ăn uống chiếm một tỷ trọng trong cơ cấu kinh tế của quận. Thu nhập của ngành

nông nghiệp đến hết năm 2015 đạt 19.025 tỷ đồng chiếm chiếm 0,9% GDP của Quận. Đến năm 2020 GDP nông nghiệp đạt 227,7 tỷ đồng chiếm 0,75% tổng GDP của Quận.

- Định hƣớng phát triển ngành nông nghiệp của quận Long Biên đến năm 2020: Phát triển kinh tế trang trại theo hƣớng nông nghiệp đô thị sinh thái kết hợp dịch vụ. Đồng thời phát triển vùng cây ăn quả có chất lƣợng cao phục vụ thị trƣờng nhƣ ổi găng của phƣờng Cự Khối; ổi Đài Loan, đu đủ Đài Loan của phƣờng Phúc Lợi; chuối Tiêu Hồng của phƣờng Giang Biên, Ngọc Thụy; hoa Đào, hoa Ly của phƣờng Long Biên.

Đồng thời tăng cƣờng công tác dạy nghề, hƣớng nghiệp các ngành dịch vụ phục vụ gia đình, phục vụ đô thị cho lao động nông nghiệp từ 30 tuổi trở lên để khi Nhà nƣớc thu hồi đất sẽ chuyển đổi nghề nghiệp kịp thời, nếu không sẽ lâm vào tình trạng thất nghiệp khi không còn đất nông nghiệp để sản xuất.

* Ngành Công nghiệp - Xây dựng

Trong triển vọng, nền kinh tế của quận tăng trƣởng một phần quan trọng nhờ khối lƣợng sản phẩm của các ngành trong ngành công nghiệp tăng lên. Phát triển công nghiệp, nhất là công nghiệp sạch có các sản phẩm hàm lƣợng chất xám cao, thân thiện môi trƣờng với công nghệ cao, kỹ thuật tiên tiến, hƣớng mạnh xuất khẩu là một trong những hƣớng đi đúng của Hà Nội nói chung và quận Long Biên nói riêng. Tuy nhiên trƣớc mắt từ nay đến năm 2020 quận Long Biên vẫn cần cơ chế chính sách để khuyến khích tạo điều kiện cho các doanh nghiệp công nghiệp hiện có phát triển và đồng thời tạo cơ chế chính sách thuận tiện nhất để cho các doanh nghiệp nhƣ tập đoàn Him Lam, Vincom và một số doanh nghiệp liên doanh đầu tƣ các khu công nghệ cao trong công nghiệp chế biến, nhất là ngành điện, điện tử, viễn thông phát triển…

- Mục tiêu phát triển ngành công nghiệp:

Công nghiệp kết hợp với dịch vụ là hai ngành kinh tế trọng điểm của quận Long Biên đảm bảo cho thực hiện thành công những mục tiêu kinh tế xã hội của quận trong giai đoạn đến năm 2020 và tầm nhìn đến năm 2030.

Đẩy mạnh tốc độ tăng trƣởng của các ngành công nghiệp, xây dựng góp phần thúc đẩy quá trình CNH, HĐH của quận.

Phát triển công nghiệp, xây dựng phải đáp ứng quá trình phát triển đô thị của quận, kết hợp phát triển bền vững mà trọng tâm là phát triển ngành công nghiệp chế biến với những sản phẩm công nghiệp có chất lƣợng cao, có sức cạnh tranh lớn, hƣớng mạnh sản xuất hàng hóa phục vụ xuất khẩu.

Trên cơ sở quan điểm phát triển trên, dự kiến GDP của ngành công nghiệp, xây dựng (giá thực tế) năm 2015 là 8.793,15 tỷ đồng chiếm 41,6%, đến năm 2020 GDP của ngành là 11.864,94 tỷ đồng chiếm 39.08% GDP của quận, nhƣ vậy sau 5 năm GDP của ngành công nghiệp xây dựng tăng 3.071,79 tỷ đồng. (UBND quận Long Biên, 2012, tr12).

Xét về cơ cấu thì ngành công nghiệp chế biến của quận Long Biên chiếm phần lớn, năm 2010 chiếm 90,0% đến năm 2014 chiếm 93,21%, dự kiến đến năm 2020 chiếm 95,03%, tiếp đến là ngành điện, nƣớc, in tái chế và công nghiệp khai thác đến năm 2020 chiếm 0,5% (và đến năm 2025 thì chấm dứt việc khai thác cát tại sông Hồng, sông Đuống). (UBND quận Long Biên, 2012, tr 5).

Đánh giá về lợi thế của quận Long Biên thì những ngành công nghiệp có khả năng phát triển đó là:

Ngành công nghiệp điện tử, công nghệ thông tin: năm 2010 chiếm 9,5% đến năm 2014 chiếm 11,88% và dự kiến đến năm 2020 chiếm 20,6%.

Ngành công nghiệp dệt may năm 2010 chiếm 16,45% đến năm 2014 chiếm 18,75% và dự kiến đến năm 2020 chiếm 23,25%;

Ngành công nghiệp cơ khí năm 2010 chiếm 28,21% đến năm 2014 chiếm 32,95% và dự kiến đến năm 2020 chiếm 34,01%.

Ngoài ra các ngành công nghiệp nhƣ điện, nƣớc và in có xu hƣớng phát triển song tốc độ tăng trƣởng không cao, thƣờng xuyên dao động trên dƣới 3% trong tổng giá trị GDP của ngành công nghiệp.

Do vậy trong giai đoạn 2015 - 2020, để phát huy lợi thế về địa lý, điều kiện giao thông và hạ tầng cơ sở để phát triển công nghiệp theo hƣớng CNH, HĐH, đáp ứng yêu cầu phát triển, giải quyết việc làm nâng cao đời sống của nhân dân thì quận Long Biên cần đề ra cơ chế chính sách định hƣớng chuyển dịch cơ cấu nội bộ ngành công nghiệp của quận đó là ƣu tiên phát triển công nghiệp chế biến, trong đó chú trọng phát triển công nghiệp điện tử, công nghệ thông tin, vì đây là ngành công nghiệp tiên tiến có hàm lƣợng chất xám cao, phù hợp với phát triển đô thị và hƣớng mạnh xuất khẩu với lợi thế của khu công nghiệp Đài Tƣ, Hanel và tập đoàn HimLam, Vincom đang đầu tƣ vào Long Biên. Đồng thời đẩy mạnh ứng dúng công nghệ cao vào sản xuất hàng dệt may, ngành cơ khí chế tạo để xuất khẩu và tiêu thụ trong nƣớc và hạn chế tiến tới chấm dứt việc khai thác cát trên sông Hồng và sông Đuống để bảo vệ môi trƣờng (UBND quận Long Biên, 2010, tr 7)

* Ngành Dịch vụ và Thương mại

Long Biên có vị trí quan trọng trong phát triển dịch vụ, có nhiều lợi thế về tiềm năng to lớn về phát triển các ngành dịch vụ phục vụ cho khu vực đô thị và phát triển công nghiệp. Do đó cần phải ưu tiên đầu tư để phát triển ngành dịch vụ tạo đòn bẩy cho phát triển ngành công nghiệp và nông nghiệp đô thị sinh thái đáp ứng yêu cầu cao của phát triển đô thị hiện đại của Thủ đô Hà Nội trong quá trình CNH, HĐH. Phát triển các ngành dịch vụ bao gồm cả cơ sở hạ tầng gắn liền với phát triển công nghiệp, xây dựng và nông nghiệp. Trong tƣơng lai các ngành dịch vụ và cơ sở hạ tầng đóng vai trò ngày càng

lớn, bảo đảm những điều kiện thuận lợi cho nền kinh tế tăng trƣởng cao. Chuyển dịch cơ cấu ngành kinh tế dịch vụ có ý nghĩa lớn đến chuyển dịch cơ cấu của nền kinh tế.

Long Biên có vị trí địa lý, đất đai thuận lợi cho phát triển các ngành dịch vụ, với diện tích 5.993,03 ha, cửa ngõ phía bắc Thủ đô Hà Nội, có các tuyến giao thông huyết mạch đến với khu vực kinh tế trọng điểm Hà Nội, Hải Phòng, Quảng Ninh và các tỉnh phía Bắc, có cả giao thông đƣờng thủy (Sông Hồng và sông Đuống) tạo ra những cơ sở cho phát triển thƣơng mại, xuất khẩu, du lịch,

Một phần của tài liệu (LUẬN VĂN THẠC SĨ) Chuyển dịch cơ cấu ngành kinh tế tại quận Long Biên, thành phố Hà Nội (Trang 77 - 100)

Tải bản đầy đủ (PDF)

(100 trang)