CHƢƠNG 2 : PHƢƠNG PHÁP NGHIÊN CỨU
4.2. Đề xuất giải pháp nâng cao chất lƣợng tín dụngHSSV tại chi nhánh
4.2.1. Huy động vốn bền vững
4.2.1.1. Đa dạng các nguồn vốn
a) Nguồn vốn lãi suất thấp hoặc không lãi suất:
- Đối với Chi nhánh NHCSXH Thành phố Hà Nội để tạo lập đƣợc nguồn vốn lãi suất thấp hay không lấy lãi cần tăng cƣờng tranh thủ hơn nữa trong mối quan hệ với các cấp ngành từ Thành phố xuống các quận huyện. Thuận lợi của Chi nhánh là các thành viên trong Ban đại diện từ cấp Thành phố xuống các quận huyện đều là lãnh đạo chủ chốt của các sở, ban, ngành liên quan (Tài chính, hội phụ nữ, hội nông dân, hội cựu chiến binh, kinh tế kế hoạch, văn phòng), chỉ đạo hoạt động của Ban đại diện là Phó chủ tịch thƣờng trực các cấp.
Bên cạnh thuận lợi trên, để huy động đƣợc vốn Chi nhánh cần chủ động tham mƣu cho Ban đại diện các cấp trong việc chỉ đạo điều hành và tạo điều kiện cho hoạt động của NHCSXH trên địa bàn, đặc biệt là việc tạo lập vốn hàng năm dựa trên việc tăng thu, tiết kiệm chi từ ngân sách các cấp để chuyển một phần nguồn đó uỷ thác sang Chi nhánh Hà Nội cho vay (có phí hoặc không có phí).
Từ khi thành lập đến nay, hàng năm UBND Thành phố Hà Nội đều trích một phần ngân sách nhờ tăng thu, tiết kiệm chi hàng năm, uỷ thác sang Chi nhánh Hà Nội cho vay, nhƣng nguồn vốn này mới chỉ dừng lại ở cho vay chƣơng trình giải quyết việc làm trên địa bàn Thủ đô. Ngoài ra trong một hai năm trở lại đây, do làm tốt công tác thiết lập mối quan hệ, Chi nhánh Hà Nội đã nhận đƣợc nguồn uỷ thác cho vay hộ nghèo với mức phí cho vay hiện nay là 0.3%/ tháng từ Mặt trận tổ quốc tại một số quận huyện.
Việc tranh thủ sự quan tâm, giúp đỡ của các ban ngành, tổ chức trên địa bàn Thành phố để huy động nguồn vốn này mới chỉ dừng lại ở 2 chƣơng trình cho vay giải quyết việc làm và hộ nghèo. Trên thực tế ngoài 2 chƣơng trình cho vay trên, nhu cầu vay vốn của các chƣơng trình khác trong đó có cho vay hộ gia đình có hoàn cảnh khó khăn đang có con em theo học tại các trƣờng Đại học, cao đẳng,
trung cấp, các trƣờng dạy nghề chuyên nghiệp… là rất nhiều nhƣng Chi nhánh chƣa có nguồn vốn không lãi suất để cho vay.
Chi nhánh NHCSXH Hà Nội nên chủ động tham mƣu cho Ban đại diện các cấp hàng năm bổ sung nguồn ngân sách vào quỹ khuyến học địa phƣơng và chuyển một phần uỷ thác sang Chi nhánh Hà Nội để cho vay, vừa đáp ứng một phần nào nhu cầu về vốn của ngƣời dân đồng thời cũng thực hiện đƣợc mục tiêu CT-XH trên toàn Thủ đô nói chung và từng quận huyện nói riêng.
- Nguồn huy động tiết kiệm qua tổ TK&VV cũng góp phần không nhỏ vào nguồn vốn của Chi nhánh. Tuy nhiên hiện nay mức gửi tiết kiệm của tổ viên còn thấp nội thành là 200.000 đ/hộ/tháng, ngoại thành là 50.000 đồng/hộ/tháng nên cần tuyên truyền sâu rộng hơn lợi ích của việc gửi tiết kiệm tổ nhằm nâng mức gửi trung bình của tổ viên lên 250.000 đồng. Năm 2016 nguồn vốn huy động qua tổ TK&VV là 206 tỷ đồng tăng 44 tỷ đồng so với năm 2015. Nếu duy trì tốt đây là nguồn vốn ổn định với lãi suấy thấp cho Chi nhánh NHCSXH Hà Nội.Muốn vậy, quy chế tổ chức và hoạt động của tổ TK&VV do NHCSXH ban hành cần có cải tiến, tạo thuận lợi hơn về phƣơng thức phục vụ để tất cả các hộ nghèo có vay vốn hoặc không vay vốn, hộ gia đình ở nông thôn đều có thể gửi tiết kiệm tại nơi mình cƣ trú thông qua việc ủy thác của NHCSXH cho Tổ TK&VV, ngƣời gửi tiền đƣợc gửi và rút theo nhu cầu với mức lãi suất hợp lý vì hiện nay khu vực nông thôn, vùng sâu vùng xa dịch vụ gửi tiền của các NHTM còn hạn chế.
b) Huy động vốn theo lãi suất thị trƣờng: tháng 11/2016 Chi nhánh NHCSXH Hà Nội thực hiện nghiệp vụ huy động tiền gửi tiết kiệm dân cƣ với mức lãi suất cạnh tranh với các NHTM trên địa bàn. Mặc dù mới triển khai nhƣng đến 31/12/2016 đã thu đƣợc gần 100 tỷ đồng.Để đạt hiệu quả hơn nữa Chi nhánh NHCSXH cần sớm hoàn thiện trang thiết bịvà công nghệ ngân hàng nhằm đáp ứng đƣợc yêu cầu của công tác huy động vốn trong nền kinh tế hiện nay.Thực hiện khoán tài chính trong công tác huy động vốn có thể căn cứ vào hai chỉ tiêu chủ yếu: khối lƣợng vốn huy động theo kế hoạch giao (quy mô, thời hạn, kỳ hạn) và chi phí các nguồn vốn huy động đƣợc xác định trƣớc trong kỳ kế hoạch, nếu chi nhánh
hoàn thành chỉ tiêu nguồn vốn huy động và có chi phí đầu vào thấp hơn số xác định trong kỳ kế hoạch thì đƣợc phép sử dụng một tỷ lệ hợp lý trong số tiết kiệm đƣợc này đƣa vào thu nhập của Chi nhánh.