Công tác thông tin tuyên truyền

Một phần của tài liệu (LUẬN văn THẠC sĩ) chất lượng tín dụng học sinh sinh viên tại ngân hàng chính sách xã hội việt nam – chi nhánh thành phố hà nội (Trang 103 - 122)

CHƢƠNG 2 : PHƢƠNG PHÁP NGHIÊN CỨU

4.2. Đề xuất giải pháp nâng cao chất lƣợng tín dụngHSSV tại chi nhánh

4.2.4. Công tác thông tin tuyên truyền

- Thông tin, tuyên truyền từ xƣa đến nay là công cụ đắc lực cho Chi nhánh NHCSXH Hà Nội. Thông qua cổng thông tin điện tử của Thành ủy Hà Nội chi nhánh đã kịp thời triển khai đến ngƣời dân chủ trƣơng chính sách mới về tín dụng HSSV. Chi nhánh cần tổ chức các cuộc hội đàm trực tuyến để kịp thời giải đáp vƣớng mắc của ngƣời dân và báo đài trên địa bàn.Chi nhánh cũng cần giao chỉ tiêu cho quận, huyện thực hiện đƣa tin, đăng bài trên cổng thông tin của quận, huyện đó tuyên truyền cho ngƣời dân hiểu rõ về các chƣơng trình tín dụng hiện nay đặc biệt là nghĩa vụ trả nợ tín dụng HSSV. Song song với báo, đài, truyền hình, hình thức treo biển nội dung công khai các chƣơng trình tín dụng ƣu đãi theo công văn 2064A tại trụ sở UBND các cấp, hàng tháng tổ giao dịch lƣu động đều có một ngày trực tại điểm giao dịch ở UBND các cấp, trong buổi giao dịch này cán bộ ngân hàng phải chủ động tuyên truyền cho ngƣời dân.

- Trú trọng công tác cập nhật thông tin của Chi nhánh vào website vay vốn đi học không để tình trạng thông tin không có giá trị hay không còn hiệu lực sẽ gây hiểu lầm dẫn đến hiểu sai, làm sai và kết quả là không thu đƣợc nợ quá hạn.

Thông tin tuyên truyền về NHCSXH nói chung và Chi nhánh Hà Nội nói riêng không phải để nâng cao vị thế của Ngân hàng mà để giúp toàn xã hội biết và hiểu đúng về NHCSXH,hiểu đúng về các chính sách ƣu đãi của Đảng và Nhà nƣớc, để từ đó tất cả cùng tham gia quản lý vốn và xây dựng Ngân hàng.

4.2.5. Đào tạo trình độ nhân viên, cán bộ tổ, Hội đoàn thể nhận ủy thác

Khác với các Ngân hàng thƣơng mại, khách hàng của họ thƣờng là những khách hàng lớn, món vay nhiều và mục tiêu hoạt động của họ là vì lợi nhuận, vì vậy việc đào tạo cán bộ của họ cũng khác NHCSXH. Hoạt động của NHCSXH là không vì mục tiêu lợi nhuận, đối tƣợng khách hàng là những đối tƣợng chính sách, món vay nhỏ lẻ, trình độ khách hàng cao thấp khác nhau không đồng đều…, trong hoạt động cũng nhƣ trong giao tiếp triển khai công việc nếu không cẩn thận, chu đáo thì hình ảnh của NHCSXH bị lệch lạc, ngƣời dân sẽ hiểu sai về chế độ chính sách mà Đảng và Nhà nƣớc đang triển khai thực hiện thông qua NHCSXH.

Sau một thời gian hoạt động, NHCSXH Việt Nam đã xử lý nhiều vụ vi phạm của cán bộ, trong đó có cả những cán bộ chủ chốt tại các Chi nhánh trong cả nƣớc. Một số cán bộ lợi dụng chính sách ƣu đãi của Nhà nƣớc và công việc mình đƣợc giao để vay ké, vay nhờ hoặc nhận những món tiền bồi dƣỡng của hộ vay (khoảng 100.000đ), đối với khách hàng của các NHTM đây là khoản tiền không nhiều nhƣng đối với khách hàng của NHCSXH đây là một khoản tiền tƣơng đối lớn. Có nơi bổ sung cán bộ không thông qua tuyển chọn hoặc nếu có chỉ là hình thức để từ đó đƣa con em vào làm, từ đó xảy ra hiện tƣợng lợi dụng vị trí đƣợc giao cán bộ đã chiếm dúng tiền…Đây là những bài học quý báu cho toàn hệ thống NHCSXH nói chung và Chi nhánh Hà Nội nói riêng trong việc tuyển chọn, đào tạo đội ngũ cán bộ.

- Chi nhánh NHCSXH Thành phố Hà Nội không thể thực hiện chuyên môn hoá tối đa nhƣ các NHTM khác, với lực lƣợng cán bộ mỏng phải triển khai nhiều chƣơng trình cho vay cùng một lúc và dàn trải trên tất cả các xã phƣờng, để đáp ứng đƣợc yêu cầu công việc ngoài việc đào tạo nâng cao tay nghề, giáo dục, rèn luyện đội ngũ cán bộ tinh thông nghiệp vụ cũng nhƣ đạo đức nghề nghiệp, NHCSXH phải đào tạo cán bộ hoạt động, đa năng, cán bộ làm một việc biết nhiều việc và có thêm năng lực biết tổ chức và vận động quần chúng.

Nhất là lực lƣợng lao động ở các Phòng giao dịch lại càng mỏng. Đội ngũ cán bộ đƣợc phân công đi giao dịch lƣu động tại xã, phƣờng phải đƣợc đào tạo tay

nghề tổng hợp, mỗi cán bộ phải thành thạo đủ các kỹ năng, các quy trình, thủ tục nghhiệp vụ về tín dụng, kế toán thủ quỹ, tin học. Do vậy chi nhánh phải chú trọng việc tập huấn nâng cao trình độ nghiệp cho cán bộ, đồng thời yêu cầu bản thân từng cán bộ phải tự học tập nâng cao trình độ nghiệp vụ. Những cán bộ năng lực yếu kém, không đáp ứng đƣợc những yêu cầu của công việc, hoặc lƣời nhác cố tình làm sai quy định, chi nhánh phải có biện pháp xử lý kịp thời dứt điểm.

- Nâng cao chất lƣợng nguốn nhân lực thông qua đào tạo, đào tạo lại, để tạo ra đội ngũ cán bộ có trình độ tinh thông về nghiệp vụ. Để đào tạo có hiệu quả, tránh lãng phí về thời gian cũng nhƣ kinh phí cần phải tiến hành phân loại lại cán bộ theo các chức danh trƣớc khi tổ chức đào tạo. Để nâng cao năng lực hoạt động của cán bộ cần tổ chức các đợt nghiên cứu khoa học tìm ra các cách thức làm việc hiệu quả.

- Thƣờng xuyên phát động phong trào thi đua thực hiện nếp sống văn minh nơi công sở và tại điểm giao dịch lƣu động, xây dựng hình ảnh ngƣời cán bộ phong thái lịch sự, thái độ làm việc nhiệt tình hết lòng vì ngƣời nghèo và các đối tƣợng chính sách.

- Trong cơ chế hoạt động của Chi nhánh NHCSXH TP Hà Nội, ngoài cán bộ Ngân hàng là lực lƣợng nòng cốt, chúng ta có uỷ thác qua các hội, đoàn thể các cấp. Đây là lực lƣợng trợ giúp đắc lực cho Ngân hàng trong quá trình triển khai cho vay, đôn đốc thu hồi nợ. Hàng năm Chi nhánh phải thanh toán tiền phí uỷ thác và hoa hồng cho các cấp hội, đoàn thể này là tƣơng đối lớn so với tổng chi phí hoạt động của toàn Chi nhánh.

- Những cán bộ hội, đoàn thể phối hợp kết hợp cùng Chi nhánh làm công tác quản lý vốn vay phần lớn đều là kiêm nhiệm, ngoài công việc này họ phải làm những công việc khác của hội tại địa phƣơng, vì vậy họ không thể có chuyên môn nghiệp vụ sâu nhƣ một cán bộ Ngân hàng và họ không thể tập trung hết thời gian, chuyên môn cho công việc uỷ thác của Ngân hàng.

Có nhiều lúc, nhiều nơi vốn của Chi nhánh không phải là thiếu nhƣng do các cấp hội, đoàn thể cũng nhƣ chính quyền địa phƣơng không có đầy đủ trách nhiệm và tâm huyết nên không thể bám sát đƣợc nhu cầu của ngƣời dân. Cũng có

hiện tƣợng cán bộ hội, đoàn thể các cấp lợi dụng sự tin tƣởng của nhân dân khi thu hồi vốn hộ cho các hộ dân nhƣng không đến nộp cho Ngân hàng để quay vòng mà xâm tiêu chiếm dụng vốn. Có nhiều nơi, tổ trƣởng TK&VV sợ chịu trách nhiệm về những món vay của hội viên, trong quá trình bình xét những gia đình có hoàn cảnh khó khăn thực sự có con em đang theo học tại các trƣờng chuyên nghiệp thì không đƣợc bình xét đƣa vào danh sách hộ vay vì họ sợ những gia đình này không trả đƣợc nợ, dẫn đến những hộ gia đình có hoàn cảnh khó khăn không đƣợc tiếp cận nguồn vốn ƣu đãi. Bên cạnh đó nhiều tổ trƣởng sợ mất thời gian, ngại tham gia các lớp bồi dƣỡng đào tạo cho cán bộ Ngân hàng, do đó Chi nhánh Hà Nội cần chủ động hơn và làm tốt việc tuyên truyền trong việc đào tạo chuyên môn, nghiệp vụ, ý thức cho lực lƣợng làm công tác uỷ thác này, giúp họ thông suốt và hiểu đƣợc quyền và nghĩa vụ trách nhiệm của mình.

Chính vì vậy cần tăng cƣờng nâng cao chất lƣợng, hiệu quả của công tác tập huấn theo phƣơng châm “cầm tay chỉ việc” để đội ngũ này có kiến thức cơ bản về quản lý tín dụng, kiểm tra giám sát, phát hiện phòng ngừa rủi ro, tƣ vấn, hƣớng dẫn sử dụng vốn có hiệu quả và đúng mục đích.

4.2.6. Các kiến nghị khác

- Đẩy mạnh ứng dụng công nghệ hiện đại vào các nghiệp vụ tín dụng HSSV do tính chất phức tạp của chƣơng trình. Chi nhánh kết hợp với trung tâm CNTT khai thác số liệu hiệu quả tăng cƣờng công tác giám sát từ xa. Tổ chức tốt việc thu thập số liệu, xử lý số liệu lƣu trữ thông tin phục vụ công tác quản lý điều hành.

- Đẩy mạnh công tác phát triển cơ sở vật chất, tranh thủ nguồn lực từ trung ƣơng vầ địa phƣơng đầu tƣ xây dựng trụ sở, phƣơng tiện vận tải để có điều kiện tốt nhất cho cán bộ thực hiện các chƣơng trình tín dụng, tạo lòng tin của ngƣời dân với NHCSXH.

4.3. Kiến nghị với cơ quan chức năng

4.3.1. Đối với Chính phủ, các Bộ ngành liên quan, UBND Thành phố Hà Nội

4.3.1.1. Đối với Chính phủ:

của Thủ tƣớng Chính phủ, tạo điều kiện cho NHCSXH đƣợc tiếp cận với vốn vay dài hạn, lãi suất thấp để tạo lập nguồn vốn ổn định thực hiện Chƣơng trình.

- Đề nghị Chính phủ bổ sung đối tƣợng cho vay đối với gia đình có từ 02 HSSV trở lên đang theo học tại các trƣờng, cơ sở đào tạo chƣa thuộc đối tƣợng vay vốn theo qui định hiện nay, với mức vay bằng mức cho vay theo qui định chung đối với tín dụng HSSV.

- Mức vay HSSV chƣa phù hợp với sự biến động của giá cả thị trƣờng và chƣa đáp ứng đƣợc chi phí học tập ngày một tăng cao nhƣ hiện nay.Đề nghị Chính phủ nghiên cứu điều chỉnh mức cho vay tối đa đối với HSSV cho phù hợp với điều kiện giá cả thị trƣờng, tạo điều kiện cho HSSV có hoàn cảnh khó khăn yên tâm học tập. Có chính sách tiếp tục gia hạn nợ thêm đối với những HSSV chƣa tìm đƣợc việc làm chƣa có khả năng trả nợ trong khi gia đình vẫn thuộc diện hộ nghèo, hộ khó khăn.

- Đề nghị Nhà nƣớc tạo một môi trƣờng kinh tế vĩ mô ổn định: Hệ thống tài chính vi mô chỉ có thể phát triển bền vững trên môi trƣờng kinh tế vĩ mô ổn định. Đặc biệt là các chỉ số kinh tế nhƣ: tốc độ tăng GDP, tỷ lệ lạm phát hợp lý có thể kiểm soát đƣợc, tăng tỷ lệ tiết kiệm và đầu tƣ, ổn định chính trị là điều kiện tiên quyết cho sự bền vững về kinh tế.

Cụ thể:

a) Kiến nghị Chính phủ ra khung quy định quản lý chặt chẽ hơn việc xác nhận đối tƣợng vay vốn là hộ nghèo, hộ có thu nhập bằng 150% hộ nghèo.

b) Kiến nghị Chính phủ tiếp tục thực hiện chủ trƣơng: các tổ chức tín dụng nhà nƣớc có trách nhiệm duy trì số dƣ tiền gửi tại NHCSXH bằng 2% số dƣ nguồn vốn huy động tại thời điểm 31 tháng 12 năm trƣớc theo quy định tại Nghị định 78/2002/NĐ-CP ngày 04/10/2002 của Chính phủ. Mở rộng chủ trƣơng này ở tất cả các tổ chức tín dụng đang hoạt động trên lãnh thổ Việt Nam không phân biệt Ngân hàng nhà nƣớc hay ngân hàng cổ phần... đều phải có nghĩa vụ thực hiện chính sách tín dụng cho mục tiêu xóa đói giảm nghèo, an sinh xã hội. Mức gửi tối thiểu 2% trên tổng số dƣ tiền gửi từ dân cƣ, các tổ chức kinh tế trên bảng cân đối đến 31/12

hàng năm tiền gửi này đƣợc chuyển thành hình thức trái phiếu Chính phủ hoặc trái phiếu NHCSXH đƣợc Chính phủ bảo lãnh có thời hạn ít nhất 5 năm, trái phiếu đƣợcgiao dịch trên thị trƣờng mở hoặc vay tái cấp vốn tại Ngân hàng Nhà nƣớc tạo tính thanh khoản nhanh, thuận lợi cho các NHTM nhà nƣớc không chỉ ở Trung ƣơng, chi nhánh mà áp dụng đến quận, huyện.

c) Kiến nghị Chính phủ có văn bản quy định cố định hàng năm Chính quyền địa phƣơng có nguồn thu lớn do tập trung nhiều khu công nghiệp, doanh nghiệp làm ăn có lãi dành một phần từ nguồn thu trích chuyểnhỗ trợ tăng nguồn vốn để cho vay hộ nghèo và đối tƣợng chính sách khác trên địa bàn, NHCSXH nhận làm dịch vụ uỷ thác cho vay theo các chƣơng trình chỉ định của chủ đầu tƣ tại địa phƣơng. Bởi vì hàng năm hiện nay Chi nhánh NHCSXH Thành phố Hà Nội phải rất vất vả đi xin nguồn vốn từ Hà Nội.

d) Kiến nghị Thủ tƣớng Chính phủ nghiên cứu và xem xét sửa đổi quy định vay vốn HSSV trên phƣơng diện gói tín dụng nhƣ sau (Trần Đức Viên - http://tiasang.com)

“Mức học phí bình quân hiện nay là 8-10 triệu đồng/sinh viên/năm. Nếu tính trung bình cho cả khóa học thì mức học phí khoảng 40 triệu đồng/sinh viên/khóa đào tạo. Tuy nhiên, mức học phí này đƣợc coi là không đủ để đảm bảo chất lƣợng đào tạo theo chuẩn đầu ra của chƣơng trình đào tạo, đáp ứng đƣợc yêu cầu của nhà tuyển dụng trong bối cảnh hội nhập thị trƣờng lao động quốc tế.

Để đáp ứng nhu cầu xã hội trên cơ sở thực hiện đào tạo sinh viên đại học theo cam kết chuẩn đầu ra của chƣơng trình đào tạo, mức học phí tối thiểu phải gấp 2,5 lần hiện nay, tức là khoảng 25 triệu đồng/sinh viên/năm (khoảng 100 triệu đồng cho cả khóa học nhƣ đã phân tích ở trên). Tuy vậy, khả năng chi trả học phí cho con em của đại bộ phận các hộ gia đình nông thôn dƣờng nhƣ quá sức so với mức học phí mới. Do đó, giải pháp khả dĩ để giải quyết vấn đề này là nhà nƣớc cung cấp gói tín dụng sinh viên đủ lớn và hấp dẫn cho ngƣời học để họ có cơ hội đi học, sau đó ra trƣờng đi làm việc và trích phần tích lũy đƣợc từ thu nhập để trả nợ.

hiện nay thì gần nhƣ không có tích lũy để trả nợ. Điều này đặt ra vấn đề ai là ngƣời hƣởng lợi nếu sinh viên sau khi tốt nghiệp đáp ứng tốt yêu cầu của nhà tuyển dụng nói riêng và nhu cầu xã hội nói chung. Rõ ràng, ngoài cá nhân sinh viên tốt nghiệp và gia đình anh ta thì bất cứ ai sử dụng lao động đều là ngƣời hƣởng lợi vì chí ít là họ không phải mất chi phí đào tạo lại,hoặc chỉ chi phí tối thiểu cho đào tạo lại. Nhƣ vậy, trách nhiệm tham gia gói tín dụng sinh viên phải bao gồm cả nhà nƣớc, doanh nghiệp và các đối tƣợng liên quan khác.

Phương án vay trả

Giả định là, hộ gia đình của sinh viên chỉ có khả năng chi trả ở mức học phí nhƣ hiện nay, phần học phí tăng thêm để đảm bảo chất lƣợng đào tạo theo cam kết chuẩn đầu ra nhằm đáp ứng tốt nhu cầu xã hội phải đƣợc huy động từ gói tín dụng sinh viên của nhà nƣớc.

Nhƣ là một điều kiện tối thiểu, gói tín dụng sinh viên cần đƣợc thực hiện dƣới dạng ƣu đãi cả về lãi suất và thời gian trả nợ. Theo đó, mức lãi suất tối đa chỉ nên áp dụng ở mức 2%/năm và thời gian vay là 15 năm, trong đó có 5 năm ân hạn, tính từ ngày nhập học. Ngƣời vay bắt đầu trả nợ từ năm thứ 6. Nếu sau năm cuối đƣợc trả nợ vay ƣu đãi mà ngƣời vay vẫn chƣa trả hết, thì họ phải trả lãi theo tỷ lệ lãi bình quân tham chiếu của các ngân hàng thƣơng mại”

Để thực hiện phƣơng án trả nợ trên Chính phủ phải quy định mức tăng học phí. Hiện nay các trƣờng chuyển sang chế độ tự chủ nên mức học phí mỗi trƣờng học phí khác nhau gây khó khăn cho phần lớn HSSV là đối tƣợng chính sách. Lộ trình tăng học phí nhất định phải minh bạch và đƣợc giải trình rõ ràng có nhƣ vậy thì Chính phủ, HSSV và xã hội mới có điều kiện giám sát và đảm bảo nguồn tài chính tăng thêm mang lại hiệu quả thực sự cho giáo dục.

4.3.1.2. Đối với Bộ Tài chính

- Kiến nghị Bộ Tài chính nghiên cứu và đề xuất mức học phí phù hợp

Một phần của tài liệu (LUẬN văn THẠC sĩ) chất lượng tín dụng học sinh sinh viên tại ngân hàng chính sách xã hội việt nam – chi nhánh thành phố hà nội (Trang 103 - 122)

Tải bản đầy đủ (PDF)

(122 trang)