(ha) Cơ cấu (%) STT Tổng diện tích tự nhiên 25.171,49 100 1 Đất nông nghiệp NNP 20.706,93 82,26 1.1 Đất sản xuất nông nghiệp SXN 14.040,12 55,78 1.1.1 Đất trồng cây hàng năm CHN 10.416,78 41,38 1.1.1.1 Đất trồng lúa LUA 7.573,36 30,08 1.1.1.2 Đất cỏ dùng vào chăn nuôi COC 7.80 0,03 1.1.1.3 Đất trồng cây hàng năm khác HNK 2775,68 11,02 1.1.2 Đất trồng cây lâu năm CLN 3683,28 14,63 1.2 Đất lâm nghiệp LNP 6.167,32 24,50 1.2.1 Đất rừng sản xuất RSX 6.167,32 24,50 1.2.2 Đất rừng phòng hộ RPH 1.2.3 Đất rừng đặc dụng RDD 1.3 Đất nuôi trồng thuỷ sản NTS 463,33 1,84 1.4 Đất nông nghiệp khác NKH 36,16 0,14
2 Đất phi nông nghiệp PNN 4.387,40 17,43
2.1 Đất ở OTC 1.034,86 4,11
2.1.1 Đất ở tại nông thôn ONT 979,73 3,89 2.1.2 Đất ở tại đô thị ODT 55,13 0,22
2.2 Đất chuyên dùng CDG 2.167,19 8,61
2.2.1 Đất trụ sở cơ quan, công trình sự nghiệp CTS 12,35 0,05 2.2.2 Đất quốc phòng CQP 143,14 0,57 2.2.3 Đất an ninh CAN 1,11 0,01 2.2.4 Đất sản xuất, kinh doanh phi nông nghiệp CSK 124,94 0,49 2.2.5 Đất có mục đích công cộng CCC 1885,65 7,49
2.3 Đất tôn giáo, tín ngưỡng TTN 35,54 0,14 2.4 Đất nghĩa trang, nghĩa địa NTD 113,00 0,45 2.5 Đất sông suối và mặt nước chuyên dùng SMN 1.036,47 4,12 2.6 Đất phi nông nghiệp khác PNK 0,34
3 Đất chưa sử dụng CSD 77,16 0,31
3.1 Đất bằng chưa sử dụng BCS 31,32 0,12 3.2 Đất đồi núi chưa sử dụng DCS 45,84 0,18
4.2. Đánh giá kết quả công tác bồi thường GPMB của dự án xây dựng Khu A - Khu công nghiệp Điềm Thụy (giai đoạn 2) - huyện Phú Bình - Khu A - Khu công nghiệp Điềm Thụy (giai đoạn 2) - huyện Phú Bình - tỉnh Thái Nguyên
4.2.1. Tổng quan về công tác giải phóng mặt bằng của dự án
Theo Quyết định số 2638/QĐ-UBND ngày 24/10/2011 của UBND tỉnh Thái Nguyên về việc phê duyệt cấp phép đầu tư công trình xây dựng Khu công nghiệp Điềm Thụy phần diện tích 180ha, với diện tích 75.227,0 m2 (giai đoạn 2), trong đó diện tích đất ở là 1900 m2, đất nông nghiệp là 72.354,9 m2, phần còn lại là đất phi nông nghiệp với diện tích 972,1 m2.
Tên dự án: Dự án xây dựng Khu A - Khu công nghiệp Điềm Thụy phần diện tích 180ha (giai đoạn 2) - huyện Phú Bình - tỉnh Thái Nguyên.
Địa điểm: Xã Điềm Thụy, huyện Phú Bình, tỉnh Thái Nguyên. Chủđầu tư: Ban quản lý các KCN tỉnh Thái Nguyên.
Kế hoạch giải phóng mặt bằng giai đoạn 2: - Thông báo thu hồi đất ngày: 09/10/2012.
- Lập dự toán chi tiết bồi thường, hỗ trợ GPMB: 04/04/2013. - Trình thẩm định và phê duyệt: 08/05/2013.
- Tổ chức chi trả tiền bồi thường, hỗ trợ GPMB từ ngày 09/05/2013 đến
30/05/2013.
- Tổng kinh phí bồi thường là 21.960.765.283 đồng.
4.2.2. Đánh giá kết quả bồi thường về đất và tài sản gắn liền với đất tại khu vực GPMB vực GPMB
4.2.2.1. Đối tượng và điều kiện bồi thường
Khoản 1 Điều 42 Luật đất đai năm 2003 quy định như sau: “Nhà nước thu hồi đất của người sử dụng đất bị thu hồi mà có giấy chứng nhận quyền sửdụng đất hoặc đủ điều kiện để cấp giấy chứng nhận quyền sử dụng đất thì người bị thu hồi đất được bồi thường”.
Căn cứ và áp dụng vào tình hình thực tế của dự án, sau khi đã hoàn thành một số công đoạn của quy trình như : Họp dân để triển khai các Quyết định, văn
bản, chế độ chính sách có liên quan đến công tác bồi thường GPMB, người bị thu hồi tự kê khai về đất và tài sản gắn liền với đất bị thu hồi, hội đồng bồi thường tổ chức kiểm kê thực tế...
Qua đó, ban BT&GPMB dự án xây dựng Khu A - Khu công nghiệp Điềm Thụy phần diện tích 180ha đã họp bàn, xem xét, đánh giá những trường hợp đủđiều kiện bồi thường và không đủ điều kiện bồi thường khi Nhà nước thu hồi đất. Kết quả cụ thểđược thể hiện bảng 4.2: Bảng 4.2: Kết quả thực hiện vềđối tượng và điều kiện bồi thường STT Điều kiện bồi thường Đối tượng bồi thường Diện tích (m2) Số hộ Tổ chức 1 Giấy CNQSDĐ 61 0 74.254,9 2 Sử dụng đất tạm thời, hoặc thuê - - 3 Đất công cộng, đất của UBND xã - 1 972,1 4 Không có giấy tờ hợp pháp, đang tranh chấp - - Tổng 62 75.227,0
(Nguồn: Tổng hợp từ phương án bồi thường GPMB của dự án)
Qua bảng 4.2 ta tổng hợp được trong dự án xây dựng Khu A - Khu công nghiệp Điềm Thụy phần diện tích 180ha có tất cả là 61 hộ gia đình bị ảnh hưởng và đất của UBND xã Điềm Thụy. Tất cả các hộ đều đã có giấy chứng nhận quyền sử dụng đất(GCNQSDĐ). Như vậy các hộ này sẽđược dự án đền bù cho 100% giá đền bù theo khung giá của địa phương quy định.
4.2.2.2. Đánh giá kết quả bồi thường về đất
Để thực hiện dự án xây dựng Khu A - Khu công nghiệp Điềm Thụy phần diện tích 180ha, khu vực giải phóng mặt bằng có tổng diện tích đất thu hồi là 75.227,0 m2. Đất chiếm diện tích nhiều nhất trong khu vực GPMB là đất trồng lúa với diện tích 35.901,4m2, chiếm đến 47,7% diện tích đất bị thu hồi. Cụ thể thể các loại đất phải thu hồi cho dự án thể hiện tại bảng 4.3 như sau:
Bảng 4.3: Tổng hợp diện tích đất bị thu hồi tại dự án STT Loại đất Diện tích STT Loại đất Diện tích (m2) Tỷ lệ (%) 1 Đất ở 1.900 2,5 2 Đất trồng lúa 35.901,4 47,7 3 Đất trồng cây lâu năm 21.261 28,3 4 Đất màu 13.391,6 17,8 5 Đất nuôi trồng thủy hải sản 1.800,9 2,4
6 Đất phi nông nghiệp 972,1 1,3
Tổng 75.227,0 100
(Nguồn: Tổng hợp từ phương án bồi thường GPMB của dự án)
Để quá trình bồi thường đất đai được thuận lợi và đạt được hiệu quả cao thì các nguyên tắc sau đây không thể thiếu trong công tác bồi thường GPMB:
- Người bị Nhà nước thu hồi đất có đủ điều kiện quy định tại Điều 8 của Nghị định 197/2004/NĐ-CP thì được bồi thường; trường hợp không đủ điều kiện được bồi thường thì ủy ban nhân dân tỉnh, thành phố trực thuộc Trung ương xem xét để hỗ trợ.
- Người bị thu hồi đất đang sử dụng vào mục đích nào thì được bồi thường bằng việc giao đất mới có cùng mục đích sử dụng, nếu không có đất để bồi thường thì được bồi thường bằng giá trị quyền sử dụng đất tại thời điểm có quyết định thu hồi; trường hợp bồi thường bằng việc giao đất mới hoặc bằng nhà, nếu có chênh lệch về giá trị thì phần chênh lệch đó được thực hiện thanh toán bằng tiền.
- Trường hợp người sử dụng đất được bồi thường khi Nhà nước thu hồi đất mà chưa thực hiện nghĩa vụ tài chính vềđất đai đối với nhà nước theo quy định của pháp luật thì phải trừ đi khoản tiền phải thực hiện nghĩa vụ tài chính vào số tiền được bồi thường, hỗ trợđể hoàn trả ngân sách nhà nước.
4.2.2.3. Đánh giá bồi thường vềđất ở
Căn cứ vào Điều 13 của Nghị định 197/2004/NĐ-CP, người sử dụng đất ở khi Nhà nước thu hồi đất mà phải di chuyển chỗở được bồi thường giaođất ở mới,
nhà ở tại khu tái định cư hoặc bồi thường bằng tiền theo đề nghị của người có đất bị thu hồi. Trường hợp đất ở bị thu hồi có diện tích lớn hơn hạn mức giao đất ở thì UBND cấp tỉnh căn cứ vào quỹđất ở địa phương và số nhân khẩu của hộ gia đình thu hồi đất, xem xét, quyết định giao thêm một phần diện tích đất ở cho người bị thu hồi đất, nhưng không vượt quá diện tích của đất bị thu hồi.
Đất đai ngày càng có giá trị cao, vì vậy việc bồi thường thiệt hại khi Nhà nước thu hồi đất là một vấn đề hết sức khó khăn và phức tạp. Chính vì vậy nếu giá đất bồi thường không thỏa đáng sẽ gây khó khăn cho việc thu hồi đất giải phóng mặt bằng.
Để dự án được thực hiện theo đúng kế hoạch đặt ra, căn cứ Quyết định số 52/2012/QĐ-UBND ngày 26/12/2012 của UBND tỉnh Thái Nguyên V/v Phê duyệt giá các loại đất trên địa bàn tỉnh Thái Nguyên năm 2013. Ban bồi thường giải phóng mặt bằng đã họp bàn thỏa thuận thống nhất với những hộ bị thu hồi đất về giá đất trong khu vực dự án, được thể hiện ở bảng 4.4:
Bảng 4.4: Kết quả bồi thường vềđất ởSTT Tên chủ sử dụng đất STT Tên chủ sử dụng đất Diện tích (m2) Đơn giá (đ/m2) Thành tiền (đồng) 1 Dương Văn Tầm 300 400.000 120.000.000 2 Dương Văn Diễn 300 400.000 120.000.000 3 Dương ThịĐáp 300 400.000 120.000.000 4 Dương Văn Hạnh 300 350.000 105.000.000 5 Nguyễn Thanh Xuân 300 350.000 105.000.000 6 Trần Văn Tân 300 2.500.000 750.000.000 7 Hà Văn Lược 100 2.500.000 250.000.000
Tổng 1.900 1.570.000.000
Qua bảng 4.4 ta thấy, ở mỗi vị trí khác nhau thì giá đất khác nhau. Giá đất được xây dựng trên tiêu chí: khả năng sinh lời của đất, mức độ thuận lợi trong việc đi lại và gần các trung tâm, địa điểm kinh tế văn hóa chính trị...
Diện tích đất ở thu hồi để xây dựng dự án xây dựng Khu A - Khu công nghiệp Điềm Thụy với diện tích 1.900 m2, và tổng giá trị bồi thường đất ở là 1.570.000.000 đồng.
Với số tiền đền bù đất ở cho như trên, hầu hết các hộ gia đình đều nhất trí, vì vậy công tác bồi thường giải phóng mặt bằng tại khu vực này diễn ra hết sức thuận lợi. Để làm được như vậy là do sự quan tâm chỉ đạo của các cấp, các ngành đến công tác GPMB đồng thời cũng nhờ việc tích cực tuyên truyền vận động người dân tham gia hưởng ứng và ủng hộ.
4.2.2.4. Đánh giá bồi thường vềđất Nông nghiệp
Theo quy định tại Nghị định số 179/2004/NĐ-CP ngày 03/12/2004 của Chính phủ, khi Nhà nước thu hồi đất thì hộ gia đình, cá nhân bị thu hồi được bồi thường bằng đất có cùng mục đích sử dụng, nếu không có đất để bồi thường thì bồi thường bằng tiền tính theo giá đất cùng mục đích sử dụng tại thời điểm có quyết định thu hồi của UBND tỉnh. Đối với đất nông nghiệp xen kẽ trong khu dân cư, đất vườn ao liền kề với đất ở trong khu dân cư, ngoài việc được bồi thường theo giá đất nông nghiệp cùng mục đích sử dụng còn được hỗ trợ bằng tiền; giá tính hỗ trợ từ 20% đến 50% giá đất ở liền kề; mức hỗ trợ cụ thể do ủy ban nhân dân cấp tỉnh quyết định cho phù hợp với thực tế tại địa phương. Trường hợp bồi thường bằng việc giao đất mới có giá đất thấp hơn giá đất bị thu hồi thì ngoài việc được giao đất mới người bị thu hồi đất còn được bồi thường bằng tiền phần giá trị chênh lệch; trường hợp bồi thường bằng việc giao đất mới có giá đất cao hơn giá đất bị thu hồi thì bồi thường tương ứng với giá trị quyền sử dụng đất của đất bị thu hồi.
Đất nông nghiệp là nguồn cung cấp tư liệu sản xuất lương thực chủ yếu cho người dân. Vì vậy trong công tác bồi thường GPMB, các cấp các ngành đã rất chú trọng trong việc hỗ trợ cho người dân bị thu hồi đất nông nghiệp.
Bảng 4.5: Kết quả bồi thường vềđất Nông nghiệp STT Loại đất Diện tích STT Loại đất Diện tích (m2) Bồi thường theo mục đích sử dụng (đồng) Bồi thường sản lượng (đồng) 1 Đất trồng lúa 35.901,4 2.000.691.900 232.380.450 2 Đất trồng cây lâu năm 21.261 865.323.600 - 3 Đất màu 13.391,6 682.971.600 80.349.600 4 Đất nuôi trồng thủy hải sản 1.800,9 73.836.900 11.705.850 Tổng 72.354,9 3.622.824.000 324.435.900
(Nguồn: Tổng hợp từ phương án bồi thường GPMB của dự án)
Qua bảng 4.5 ta thấy: Tổng số tiền bồi thường đất nông nghiệp là 3.622.824.000 đồng. Trong đó bồi thường đất trồng lúa là 2.000.691.900 đồng, bồi thường đất trồng cây lâu năm là 865.323.600 đồng, bồi thường đất trồng màu là 682.971.600 đồng, bồi thường đất nuôi trồng thủy hải sản là 73.836.900 đồng. Tổng số tiền bồi thường sản lượng là 324.435.900 đồng.
Diện tích đất bị thu hồi chủ yếu là đất nông nghiệp mà người dân sống chủ yếu bằng nghề nông, nên họ gặp nhiều khó khăn trong việc tiếp tục cuộc sống của mình. Sau khi Nhà nước thu hồi đất của họ mặc dù có bồi thường nhưng họ rất khó để đầu tư vào sản xuất như ban đầu. Vì vậy, Nhà nước cần quan tâm hơn nữa đến vấn đề giải quyết công ăn việc làm cho người dân. Nhà nước phải bồi thường thoả đáng, tạo công ăn việc làm hợp lý, nếu giải quyết tốt vấn đề này sẽ tạo lòng tin, sự hưởng ứng của người dân vào Nhà nước để công tác BT&GPMB thực hiện một cách nhanh chóng và thuận lợi.
4.2.2.5. Đánh giá kết quả bồi thường về tài sản trên đất
Dự án xây dựng Khu A - Khu công nghiệp Điềm Thụy phần diện tích 180ha thu hồi đất để GPMB, vì vậy lượng tài sản sẽ bị ảnh hưởng theo, bao gồm nhà ở và các công trình phụ như: bếp, sân, nhà vệ sinh, hệ thống chuồng trại…
Căn cứ vào Quyết định số 15/2012/QĐ-UBND ngày 11 tháng 7 năm 2012 của UBND tỉnh Thái Nguyên về việc ban hành đơn giá bồi thường nhà, công trình kiến trúc liền với đất khi Nhà nước thu hồi đất trên địa bàn tỉnh Thái Nguyên. Ban
bồi thường giải phóng mặt bằng đã xem xét chi tiết các hạng mục của công trình, các tài sản, vật kiến trúc và đã đưa ra được mức giá phù hợp cho các loại tài sản. Kết quả bồi thường về tài sản, công trình, vật kiến trúc, nhà ở được thể hiện qua bảng 4.6:
Bảng 4.6: Kết quả bồi thường về tài sản, công trình, vật kiến trúc, nhà ởSTT Chủ sử dụng đất Thành tiền (đồng) STT Chủ sử dụng đất Thành tiền (đồng) 1 Dương Văn Tầm 619.139.772 2 Dương Văn Diễn 862.401.745 3 Dương Thị Đáp 585.455.089 4 Dương Văn Hạnh 698.057.721 5 Dương Văn Thưởng 5.023.971 6 Dương Văn Hội 39.540.399 7 Dương Văn Mơ 443.554.051
8 Nguyễn Thanh Xuân 35.033.280
9 Dương Văn Trịnh 6.293.215
10 Nguyễn Thành Chung 185.623.676
11 Dương Thị Nhĩ 131.931.541
Tổng 3.612.054.460
(Nguồn: Tổng hợp từ phương án bồi thường GPMB của dự án)
Theo kết quả kiểm kê tài sản có 11 hộ gia đình, cá nhân bị ảnh hưởng đến công trình, vật kiến trúc nhà ở. Tổng giá trị bồi thường là 3.612.054.460 đồng. Nhìn vào kết quả trên ta thấy công tác bồi thường giải phóng mặt bằng đã thực hiện tốt nội dung về thống kê, kiểm kê về nhà ở và các công trình gắn liền với đất thu hồi. Tuy nhiên, trong quá trình thực hiện không thể tránh khỏi những sai sót khi thực hiện kiểm kê đánh giá chất lượng cũng như vật liệu thi công hàng mục công trình. Bên cạnh đó việc xác định bồi thường chưa được chính xác, bởi vì nhà cửa và công trình kiến trúc ở nhiều dạng khác nhau, trong khi khung giá chỉ có một phương án nhất định. Mặt khác, do công tác đền bù kéo dài, giá cả vật liệu xây dựng biến đổi lien tục, ảnh hưởng tới giá bồi thường, do đó người dân thấy giá đền bù chưa hợp lý. Chính vì vậy, cần có sựđiều chỉnh xác thực hơn nữa tiến tới hài hòa giữa lợi ích
của chủđầu tư với lợi ích của người dân bị thu hồi, tạo điều kiện thuận lợi cho công tác bồi thường giải phóng mặt bằng.
4.3. Kết quả công tác tái định cư và các chính sách hỗ trợ sau khi GPMB
4.3.1. Đánh giá các chính sách hỗ trợ
- Hỗ trợ về đất nông nghiệp; đất nông nghiệp xen kẽ trong khu dân cư, đất vườn ao liền kề với đất ở trong khu dân cư, ngoài việc được bồi thường theo giá đất nông nghiệp cùng mục đích sử dụng còn được hỗ trợ bằng tiền; giá tính hỗ trợ từ 20% đến 50% giá đất ở liền kề.
- Hỗ trợ về ổn định đời sống; hộ gia đình, cá nhân trực tiếp sản xuất nông nghiệp khi Nhà nước thu hồi trên 30% diện tích đất nông nghiệp được giao,