Xuất một số giải pháp có tính khả thi và rút ra bài học kinh nghiệm trong

Một phần của tài liệu ĐÁNH GIÁ CÔNG tác bồi THƯỜNG, GIẢI PHÓNG mặt BẰNG dự án xây DỰNG KHU a KHU CÔNG NGHIỆP điềm THỤY (GIAI đoạn 2) TRÊN địa bàn HUYỆN PHÚ BÌNH TỈNH THÁI NGUYÊN (Trang 66)

Trên cơ sở kết quả nghiên cứu, tôi xin đề xuất một số giải pháp nhằm góp phần hoàn thiện hơn trong công tác bồi thường, giải phóng mặt bằng khi thu hồi đất nông nghiệp của người dân và hướng tới mục tiêu thực sự mang lại một cuộc sống tốt hơn cho người nông dân - đối tượng được coi là dễ bị tổn thương trong quá trình đô thị hóa nói chung, và quá trình chuyển đổi sử dụng đất nói riêng.

4.5.4.1. Tổ chức và quản lý

- Các cấp chính quyền huyện, xã cần nắm rõ thực trạng lao động, việc làm ở những khu vực có đất nông nghiệp bị thu hồi, từ đó đề xuất kế hoạch đào tạo nghề cho lao động tại địa phương mình. Từ đó có đề án, chương trình phát triển nguồn nhân lực dài hạn, trung hạn, ngắn hạn để tạo việc làm cho người lao động.

- Giải quyết việc làm, điều kiện sống cho người dân có đất nông nghiệp bị thu hồi để phát triển các KCN là việc làm phức tạp, nhạy cảm. Do đó cần có đội ngũ cán bộ có phẩm chất đạo đức, công tâm, có chuyên môn nghiệp vụ cao thực hiện.

4.5.4.2. Công tác chỉ đạo và thực hiện

- Cần có sự đồng bộ và nhất quán trong công tác chỉ đạo thực hiện chính sách thu hồi đất. Đảm bảo sự đồng bộ trong giải quyết thu hồi đất, áp dụng chính sách phù hợp và không làm ảnh hưởng quyền lợi của người bị thu hồi đất.

- Về tổ chức thực hiện, cần huy động và có sự phối hợp đồng bộ giữa các cơ quan chức năng trong thu hồi đất, giải quyết việc làm, ổn định thu nhập và điều kiện sống cho người dân.

đất đai, tập trung giải quyết những tồn tại vướng mắc và thể hiện tính công khai minh bạch, công bằng trong công tác GPMB.

4.5.4.3. Về chính sách bồi thường và tái định cư

- Quy định thống nhất và chi tiết hệ thống văn bản pháp luật đất đai, chính sách bồi thường GPMB từ trung ương đến địa phương. Bổ sung các quy định liên quan đảm bảo được ba yếu tố; phù hợp, thống nhất và đồng bộ.

- Cần có phương án điều chỉnh giá bồi thường sát với giá thực tếở từng thời điểm tiến tới hài hòa giữa quyền lợi của người dân và Nhà nước.

- Chính sách hỗ trợ cần có tính thuyết phục đối với người dân, giúp họ giảm bớt thiệt hại khi bị thu hồi đất và giúp họ khôi phục cuộc sống cũng như tạo điều kiện cho người bị thu hồi đất có nguồn thu nhập mới.

- Khu tái định cư cần sẵn sàng và chuẩn bị tốt để bố trí tái định cư cho người dân, giúp họ sớm ổn định chỗở và đời sống.

- Lắng nghe tâm tư nguyện vọng của người dân để từđó đưa ra các giải pháp xử lý sát với thực tế, phù hợp với yêu cầu của người dân.

PHẦN 5

KẾT LUẬN VÀ KIẾN NGHỊ

5.1. Kết luận

Bồi thường GPMB là một công tác vô cùng quan trọng và phức tạp. Đây là một quá trình hết sức nhạy cảm bởi nó không chỉ liên quan đến quyền và lợi ích của người dân thuộc diện GPMB mà còn liên quan đến nhiều cấp, nhiều ngành và cả cộng đồng.

Qua việc nghiên cứu kết quả công tác GPMB của dự án xây dựng Khu A - Khu công nghiệp Điềm Thụy (giai đoạn 2) tôi có một số kết luận sau:

- Tổng diện tích đất thu hồi là: 75.227,0 m2

- Giá trị bồi thường vềđất là: 5.192.824.000 đồng

- Giá trị bồi thường về tài sản, vật kiến trúc là: 3.612.054.460 đồng - Bồi thường sản lượng: 324.435.900 đồng

- Bồi thường cây cối, hoa màu là: 132.195.900 đồng - Bồi thường di chuyển mộ là: 17.390.686 đồng - Các loại hỗ trợ khác là: 10.262.747.750 đồng - Thưởng bàn giao mặt bằng là: 66.177.449 đồng - Chi phí tổ chức thực hiện 2% là: 392.156.523 đồng - Dự phòng 10% là: 1.960.782.615 đồng - Tổng chi phí đền bù là 21.960.765.283 đồng

Việc thực hiện các chính sách bồi thường, hỗ trợ và tái định cư khi Nhà nước thu hồi đất được thực hiện đúng theo quy định của Nhà nước và của UBND tỉnh Thái Nguyên, được đa số người dân trong khu vực dự án đồng tình. Đa số người dân có ý thức thực hiện theo quy định, nên công tác bồi thường GPMB diễn ra được thuận lợi.

Sau khi bồi thường và GPMB đa số điều kiện sống của người dân tốt hơn. Nhà nước bồi thường thỏa đáng, tạo công ăn việc làm hợp lý, giải quyết tốt các vấn đề thì sẽ tạo lòng tin, sự hưởng ứng của người dân.

Các hộ gia đình bị ảnh hưởng bởi dự án có đến 79,58% chấp nhận được phương án bố trí tái định cư về các điều kiện như; môi trường, giao thông, an ninh, cơ sở vật chất...

Tuy nhiên việc xây dựng các khu tái định cư còn chưa kịp thời, triệt để, dẫn đến ảnh hưởng đến cuộc sống của người dân trong khu vực thực hiện dự án. Và chưa có cơ chếưu đãi chia sẻ lợi ích.

5.2. Kiến nghị

- Đẩy mạnh công tác tuyên truyền về GPMB gắn với tuyên truyền thực hiện về luật đất đai, quy hoạch, kế hoạch sử dụng đất, giải thích chính sách pháp luật để nhân dân hiểu luật và chấp hành luật.

- Đào tạo huấn luyện nâng cao trình độ chuyên môn nghiệp vụ cho cán bộ, cần thường xuyên tiến hành thanh tra, kiểm tra công tác quản lý đất đai để kịp thời ngăn chặn và xử lý các sai phạm trong quản lý và sử dụng đất đai.

- Các cán bộ cần phải chú trọng và lắng nghe những nguyện vọng, ý kiến của nhân dân vì đó là cơ sở để công tác GPMB diễn ra được thuận lợi và có hiệu quả.

- Để phương án bồi thường, hỗ trợ, tái định cư do cơ quan có thẩm quyền đưa ra phù hợp, nhận được sựđồng thuận của người dân, thì phương án bồi thường, hỗ trợ, tái định cư được phê duyệt khi đạt được ít nhất 70% ý kiến đồng ý của những người tham gia ý kiến từ cộng đồng dân cưđịa phương.

TÀI LIỆU THAM KHẢO

1. Bộ Tài nguyên và Môi trường (2009): Thông tư số 14/2009/TT-BTNMT ngày 01/10/2009 của Bộ Tài nguyên và Môi trường quy định chi tiết về bồi thường, hỗ trợ, tái định cư và trình tự, thủ tục thu hồi đất, giao đất, cho thuê đất.

2. Bộ Tài nguyên và Môi trường - viện nghiên cứu địa chính (2002): Báo cáo kết quảđề tài nghiên cứu xã hội học về chính sách bồi thường, giải phóng mặt bằng và tái định cư.

3. Bộ Tài chính và Bộ Tài nguyên & Môi trường (2008): Thông tư liên tịch 14/2008/TTLT-BTC-BTNMT Hướng dẫn thực hiện một số điều của Nghịđịnhsố 84/2007/NĐ-CP ngày 25 tháng 5 năm 2007 của Chính phủ

quy định bổ sung về việc cấp Giấy chứng nhận quyền sử dụng đất, thu hồi

đất, thực hiện quyền sử dụng đất, trình tự, thủ tục bồi thường, hỗ

trợ, tái định cư khi Nhà nước thu hồi đất và giải quyết khiếu nại vềđất đai.

4. Bộ Tài chính (2006): Thông tư số 69/2006/TT-BTC ngày 02/08/2006 của Bộ Tài chính hướng dẫn sửa đổi, bổ sung Thông tư số 116/2004/TT-BTC ngày 07/12/2004 của Bộ Tài chính hướng dẫn thực hiện Nghị định 197/2004/NĐ-CP của Chính phủ về bồi thường, hỗ trợ và tái định cư khi Nhà nước thu hồi đất.

5. Chính phủ (2004): Nghịđịnh số 197/2004/NĐ-CP ngày 03/12/2004 của Chính phủ về

bồi thường, hỗ trợ và tái định cư khi Nhà nước thu hồi đất.

6. Chính phủ (2009): Nghị định số 69/2009/NĐ-CP ngày 13 tháng 8 năm 2009 của Chính phủ quy định bổ sung về quy hoạch sử dụng đất, giá đất, thu hồi đất, bồi thường, hỗ trợ và tái định cư.

7. Chính phủ (2007): Nghịđịnh 84/2007/NĐ-CP Quy định bổ sung về việc cấp Giấy chứng nhận quyền sử dụng đất, thu hồi đất, thực hiện quyền sử dụng đất, trình tự, thủ tục bồi thường, hỗ trợ, tái định cư khi Nhà nước thu hồi đất và giải quyết khiếu nại vềđất đai.

8. Chính phủ (2003): Nghịđịnh 181/2004/NĐ-CP Về thi hành Luật Đất đai 2003.

9. Đỗ Thị Lan (2007), Giáo trình kinh tế tài nguyên đất, Trường Đại học Nông Lâm Thái Nguyên.

10. Quốc hội (2003): Luật Đất đai năm 2003, Nhà xuất bản Chính trị Quốc Gia Hà Nội.

11. Quốc hội (2013): Luật Đất đai năm 2013, Nhà xuất bản Chính trị Quốc Gia Hà Nội.

12. HĐND tỉnh Thái Nguyên (2009): Nghị quyết 26/2009/NQ-HĐND ngày 12/12/2009 về việc thông qua chính sách bồi thường, hỗ trợ, tái định cư khi Nhà nước thu hồi đất trên địa bàn tỉnh Thái Nguyên.

13. Ủy ban nhân dân huyện Phú Bình (2011): Báo cáo Quy hoạch sử dụng đất đến năm 2020, kế hoạch sử dụng đất 5 năm (2011 - 2015) huyện Phú Bình.

14. UBND huyện Phú Bình (2014), “Báo cáo thống kê đất đai năm 2013”.

15. UBND huyện Phú Bình (2014), “Báo cáo tình hình phát triển kinh tế xã hội năm 2013”.

16. UBND tỉnh Thái Nguyên (2010): Quyết định số: 01/2010/QĐ-UBND, ngày 05 tháng 01 năm 2010 của Uỷ ban nhân dân tỉnh Thái Nguyên về việc ban hành quy định thực hiện công tác bồi thường, hỗ trợ và tái định cư

theo Nghị định số 69/2009/ĐN-CP của Chính phủ trên địa bàn tỉnh Thái Nguyên.

17. UBND tỉnh Thái Nguyên (2011): Quyết định số: 28/2011/QĐ-UBND, ngày 20 tháng 6 năm 2011 của Uỷ ban nhân dân tỉnh Thái Nguyên về việc ban hành

đơn giá bồi thường cây cối hoa màu gắn liền với đất khi Nhà nước thu hồi

đất trên địa bàn tỉnh Thái Nguyên.

18. UBND tỉnh Thái Nguyên (2012): Quyết định số 15/2012/QĐ-UBND ngày 11 tháng 7 năm 2012 của UBND tỉnh Thái Nguyên về việc ban hành đơn giá bồi thường nhà, công trình kiến trúc gắn liền với đất khi Nhà nước thu hồi đất trên địa bàn tỉnh Thái Nguyên.

19. UBND tỉnh Thái Nguyên (2012): Quyết định số 03/2012/QĐ-UBND ngày 21/02/2012 của UBND tỉnh ban hành quy trình xác định giá các loại đất trên địa bàn tỉnh Thái Nguyên.

20. UBND tỉnh Thái Nguyên (2012): Quyết định số 52/2012/QĐ-UBND ngày 26/12/2012 của UBND tỉnh Phê duyệt giá các loại đất năm 2013 trên địa bàn tỉnh Thái Nguyên. 21. http://batdongsan.com.vn/2012 22. www.hanoimoi.com.vn/2014 23. www.baothanhhoa.vn/2014 24. www.thainguyen.gov.vn/wps/portal/detailnews?WCM_GLOBAL_CONTEXT=/w eb+content/sites/cq/cq_dttt/1bbafa004579e966ae00be6f943803d7&catId=CQ _DTTT&comment=1bbafa004579e966ae00be6f943803d7 25. http://noichinh.vn/ho-so-tu-lieu/201309/kinh-nghiem-thu-hoi-dat-cua-mot-so- quoc-gia-tren-the-gioi-292298/ 26. http://stp.baclieu.gov.vn/chuyennganh/Lists/Posts/Post.aspx?List=d2f8c9ba- b174-4ec7-b6c9-b6f08c3b26c6&ID=38

Phụ lục 01

PHIẾU ĐIỀU TRA HỘ GIA ĐÌNH, CÁ NHÂN

I. THÔNG TIN VỀ HỘ GIA ĐÌNH

Họ và tên chủ hộ: Ông (bà): ...

Địa chỉ: ...

Nghề nghiệp: ...Tuổi: ...

Dân tộc: ...

Tổng số người trong hộ: ...

Trong đó: Dưới 16 tuổi:...người Trên 60 tuổi:... người Nguồn thu nhập chính của hộ gia đình: ... ...

II. ĐÁNH GIÁ SỰ HIỂU BIẾT CỦA NGƯỜI DÂN VỀ CÔNG TÁC BỒI THƯỜNG GPMB 1. Bồi thường a. Công tác t chc thc hin Câu 1: Khi dự án được phê duyệt cho đến trước khi nhận được thông báo thu hồi đất thì gia đình có được thông báo và phổ biến về quy chế bồi thường GPMB không?...

...

Câu 2: Ông/ bà có biết gì về quy trình bồi thường GPMB không? ...

Câu 3: Ông/bà thấy việc tuyên truyền, vận động của cán bộđịa phương về công tác GPMB như thế nào? ...

Câu 4: Ông/bà có biết thời gian thực hiện dự án là bao lâu không? ...

b. Giá bồi thường

Câu 6: Giá bồi thường và tổng diện tích từng loại đất thu hồi của gia đình?

STT Loại đất Đơn giá (đồng/m2) Diện tích (m2) 1 Đất nông nghiệp 2 Đất ở

Câu 7: Ông/bà thấy giá bồi thường các loại đất và tài sản như vậy có hợp lý không?

Tại sao? ...

Câu 8: Ông/bà thấy thắc mắc gì về mức bồi thường của gia đình mình với các hộ xung quanh hay không? ...

...

Câu 9: Ông/bà thấy giá bồi thường của dự án so với những dự án khu vực khác như thế nào? ...

Câu 10: Gia đình bị thu hồi đất được bồi thường bằng tiền hay bằng đất? Nếu bồi thường bằng đất thì có giống với loại đất ban đầu bị thu hồi hay không? ...

...

Câu 11: Khi bồi thường về tài sản, công trình trên đất, thì giá bồi thường cho gia đình là giá công trình xây mới hay là không? ...

...

c. Công tác kiểm kê tài sản Câu 12: Khi Nhà nước tiến hành kiểm kê tài sản thì gia đình có được tham gia vào kiểm kê không? ...

Câu 13: Khi Nhà nước có quyết định thu hồi đất Ông/bà có xây dựng công trình, cây cối gì trên đất không? ...

...

2. Hỗ trợ Câu 14: Theo chính sách thu hồi đất thì gia đình được hỗ trợ những gì? ...

...

...

Câu 15: Ông/bà có hài lòng với mức hỗ trợ từ dự án đó không? ...

...

Câu 16: Chính sách hỗ trợ của Nhà nước đã áp dụng như thế nào đối với gia đình ông? ...

Câu 17: Với số tiền hỗ trợ như vậy, thì Ông/bà có thể ổn định cuộc sống trong bao lâu? ...

Câu 18: Gia đình Ông/bà có người trong độ tuổi lao động thì có được Nhà nước hỗ trợ tìm kiếm việc làm hoặc tổ chức dạy nghề hay không? ...

3. Tái định cư

Câu 20: Ông/bà tự tìm chỗở mới hay Nhà nước hỗ trợ tái định cư? Nếu tìm chỗở mới thì Nhà nước có hỗ trợ tiền hay không? ... ... Câu 21: Khu tái định cư có điều kiện tốt hơn nơi ở cũ của Ông/bà hay không?

Nếu không thì Ông/bà có ý kiến lại với chính quyền hay không? Họ trả lời Ông/bà như thế nào? ...

III. ẢNH HƯỞNG CỦA DỰ ÁN ĐẾN ĐỜI SỐNG CỦA NGƯỜI DÂN

Câu 23: Những thuận lợi và khó khăn mà gia đình gặp phải sau khi dự án được tiến hành?

- Điều kiện đi lại so với chỗở trước đây:

Thuận lợi hơn Khó khăn hơn Không thay đổi

Tại sao? ... - Cơ sở hạ tầng: Tốt hơn Kém hơn Không thay đổi Tại sao? ... - Thu nhập của gia đình: Tăng Giảm Không thay đổi Tại sao? ... - Việc làm:

Nhiều việc hơn Thiếu việc làm Không thay đổi

Tại sao? ... - Môi trường sống: Tốt hơn Kém hơn Không thay đổi Tại sao? ... - An ninh trật tự: Ổn định hơn Bất ổn hơn Không thay đổi Tại sao? ... Câu 24: Sau khi thu hồi đất, gia đình gặp phải những khó khăn gì? Nguyện vọng của gia đình hiện nay? ... ...

Xin chân thành cảm ơn ông/bà!

Phụ lục 2

PHIẾU ĐIỀU TRA CÁN BỘ CHUYÊN MÔN QUẢN LÝ ĐẤT ĐAI

Người điều tra: Dương Thị Lan Anh

Ngày điều tra: Ngày... tháng...năm 2014

Họ và tên cán bộ:... Tuổi ...

Trình độ: ... Dân tộc ...

Chức vụ:...Địa chỉ...

Đơn vị công tác: ...

Câu 1: Trước khi thực hiện dự án, Ông/bà có tuyên truyền phổ biến về công tác bồi thường GPMB không? ...

Câu 2: Ông/bà thấy sự tham gia của người dân về các buổi tuyên truyền như thế nào? ...

Câu 3: Ông/bà có nhận xét gì về sự hiểu biết của người dân về quy chế bồi thường của dự án? Tại sao? ...

...

Câu 4: Theo Ông/bà thì vấn đề nào trong công tác bồi thường GPMB được người dân quan tâm nhất? ...

...

Câu 5: Theo Ông/bà công tác bồi thường, hỗ trợ, tái định cư của Nhà nước như vậy đã hợp lý đối với những người có đất bị thu hồi chưa? ...

...

Câu 6: Những người dân có thắc mắc về gì giá bồi thường hay không? Tại sao?

Một phần của tài liệu ĐÁNH GIÁ CÔNG tác bồi THƯỜNG, GIẢI PHÓNG mặt BẰNG dự án xây DỰNG KHU a KHU CÔNG NGHIỆP điềm THỤY (GIAI đoạn 2) TRÊN địa bàn HUYỆN PHÚ BÌNH TỈNH THÁI NGUYÊN (Trang 66)

Tải bản đầy đủ (PDF)

(77 trang)