Kiến của người dân sau GPMB

Một phần của tài liệu ĐÁNH GIÁ CÔNG tác bồi THƯỜNG, GIẢI PHÓNG mặt BẰNG dự án xây DỰNG KHU a KHU CÔNG NGHIỆP điềm THỤY (GIAI đoạn 2) TRÊN địa bàn HUYỆN PHÚ BÌNH TỈNH THÁI NGUYÊN (Trang 62)

STT Nội dung phỏng vấn Đồng ý (%) Không đồng ý (%) Không thay đổi (%) 1 Điều kiện đi lại tốt hơn 95,6 4,4 0,0 2 Cơ sở hạ tầng tốt hơn 71,1 4,4 24,5 3 Thu nhập tăng 66,7 0,0 33,3 4 Môi trường sống tốt hơn 84,5 11,1 4,4 5 An ninh trật tự ổn định hơn 80 2,2 17,8 Trung bình 79,58 4,42 16

Đa số điều kiện sống của người dân tốt hơn nhưng vấn đề việc làm và thu nhập lại là vấn đề lớn cần quan tâm, khi mà người dân chủ yếu sống bằng nghề nông nghiệp. Vì vậy ngoài việc bồi thường và hỗ trợ bằng tiền, Nhà nước còn giúp người dân chuyển đổi nghề nghiệp để có thể tạo ra thu nhập cho bản thân và gia đình khi họ bị mất đất sản xuất. Không chỉ giải quyết cho người dân sống bằng nghề nông mà cả những người dân sống bằng nghề phi nông nghiệp. Nhà nước phải bồi thường thỏa đáng, tạo công ăn việc làm hợp lý, giải quyết tốt các vấn đề thì sẽ tạo lòng tin, sự hưởng ứng của người dân vào Nhà nước đó là động lực quyết định cho công tác GPMB được đúng tiến độ.

Bảng 4.12: Tổng hợp kết quả từ phiếu điều tra cán bộ chuyên môn về công tác bồi thường GPMB STT Nội dung phỏng vấn Đồng ý Không đồng ý Số phiếu Tỷ lệ (%) Số phiếu Tỷ lệ (%)

1 Công tác tuyên truyền, phổ biến được thực

hiện tốt 3 75 1 25

2 Có sự tham gia đầy đủ của người dân 4 100 0 0 3 Người dân hiểu biết chưa đầy đủ về chính

sách 2 50 2 50

4 Người dân muốn tăng đơn giá bồi thường 2 50 2 50 5 Công tác đo đạc, kiểm đếm chính xác 4 100 0 0 6 Thời gian GPMB của dự án diễn ra đúng tiến độ 4 100 0 0 7 Cần cải cách chính sách bồi thường, hỗ trợ, tái định cư 2 50 2 50 8 Đa số cán bộ có chuyên môn 4 100 0 0 9 Có sự tham gia đầy đủ của các cấp các ngành 4 100 0 0

10 Các hộ gia đình trung thực trong việc kê

khai tài sản 4 100 0 0

Qua kết quả bảng 4.12 ta thấy đa số cán bộ tham gia dự án có chuyên môn, công tác tuyên truyền, phổ biến chính sách được thực hiện một cách có hiệu quả. Nhưng bên cạnh đó có một số hạn chế, đòi hỏi phải có sự quan tâm hơn nữa của các cấp các ngành để công tác bồi thường GPMB thực sự có hiệu quả. Phải góp phần vào việc xây dựng các văn bản liên quan đến công tác bồi thường và GPMB để nâng cao tính khả thi của các văn bản pháp luật đất đai nói chung và công tác bồi thường GPMB nói riêng.

4.5. Những thuận lợi, khó khăn và một số giải pháp trong công tác bồi thường GPMB thường GPMB

4.5.1. Thun li

- Công tác bồi thường GPMB dự án Khu A - Khu công nghiệp Điềm Thụy phần diện tích 180ha đã có sự phối hợp, trao đổi chặt chẽ giữa các cấp, các ban ngành và người dân bị mất đất tạo điều kiện thuận lợi trong quá trình thực hiện dự án.

- Khi thực hiện dự án được đa số người dân đồng tình ủng hộ và các cấp ban ngành quan tâm.

- Mức hỗ trợ cho người dân bị thu hồi đất đã đảm bảo điều kiện cuộc sống ổn định, đã loại bỏ những khó khăn vướng mắc trong quá qua trình GPMB.

- Các văn bản, quy định, quyết định thực hiện chính sách của Nhà nước có liên quan đến công tác bồi thường, hỗ trợ được cập nhật kịp thời, đảm bảo quyền lợi của người sử dụng đất trước và sau khi thu hồi.

- Công tác đo đạc, kiểm kê, thống kê đất đai được thực hiện tốt, áp dụng tiến hành công khai, minh bạch và nhanh chóng.

- Công tác vận động tuyên truyền người dân thực hiện theo chính sách của Nhà nước diễn ra khá tốt.

- Các đơn vị, tổ chức cá nhân tham gia thực hiện công tác bồi thường, hỗ trợ và tái định cư đều có kinh nghiệm và năng lực chuyên môn cao nên việc triển khai cũng có nhiều thuận lợi và hiệu quả.

- Do làm tốt công tác tuyên truyền vận động nhân dân nên 100% các hộ dân nằm trong khu vực giải phóng mặt bằng đều nghiêm túc thực hiện kê khai,

kiểm kê, di chuyển theo chỉ đạo hướng dẫn của Ban BT&GPMB giúp cho công tác BT&GPMB được diễn ra thuận lợi.

4.5.2. Khó khăn

Bên cạnh những thuận lợi thì công tác bồi thường GPMB dự án Khu A - Khu công nghiệp Điềm Thụy phần diện tích 180ha còn gặp nhiều khó khăn:

- Công tác quản lý Nhà nước vềđất đai còn gặp nhiều hạn chế.

- Tỷ lệ người dân sống chủ yếu dựa vào nông nghiệp nên khi bị thu hồi đất nông nghiệp, họ gặp nhiều khó khăn trong việc chuyển đổi nghề nghiệp để phục vụ cuộc sống của bản thân và gia đình.

- Cơ chế chính sách về bồi thường, hỗ trợ và tái định cư có sự thay đổi nhiều lần, chưa được đồng bộ, đặc biệt là thời điểm Nghị định số 69/2009/NĐ-CP của Chính phủ có hiệu lực thi hành.

- Do giá bồi thường đất nông nghiệp, mức bồi thường cây cối hoa màu còn thấp gây khó khăn cho công tác GPMB.

4.5.3. nh hưởng ca công tác bi thường GPMB đến kinh tế - xã hi và môi trường môi trường

Bằng việc vận dụng tốt cơ chế chính sách chung của Nhà nước và điều kiện cụ thể của địa phương, quyền lợi của các hộ dân trong diện GPMB được đảm bảo ở mức cao nhất.

Thông qua các chính sách bồi thường, hỗ trợ, tái định cư, người dân thuộc diện bị thu hồi đất đã nhanh chóng ổn định được chỗở, đảm bảo được sản xuất tại nơi ở mới, hoặc chuyển đổi nghề nghiệp từ sản xuất nông nghiệp sang thương mại dịch vụ và sản xuất khác.

Như vậy, dự án GPMB đã góp phần thúc đẩy nhanh quá trình đô thị hóa cho người dân tại nơi đây. Tạo điều kiện cho người dân có cơ sở vật chất hạ tầng, giao thông được tốt hơn, môi trường sống được đảm bảo, nền kinh tế thu nhập gia đình được cải thiện hơn.

Tuy nhiên, bên cạnh những lợi ích tích cực mang lại, thì dự án cũng gây ra những hệ quả tiêu cực về môi trường. Mặt khác, bản thân những người lao động ở

đây cũng chưa kịp chuẩn bị để tìm nghề mới về tư tưởng, ý thức để sẵn sàng tìm việc làm mới, hoặc tham gia học việc để làm nghề mới sau khi bị thu hồi đất. Họ trông chờ nhiều vào số tiền đền bù của Nhà nước, và vào hỗ trợ việc làm của chủ đầu tư, hoặc của chính quyền địa phương. Chính vì những nguyên nhân khách quan và chủ quan đó, hầu hết người dân ở đây không có khả năng nhanh chóng tìm kiếm việc làm mới và có thu nhập ổn định cho mình.

4.5.4. Đề xut mt s gii pháp có tính kh thi và rút ra bài hc kinh nghim trong công tác bi thường GPMB trong công tác bi thường GPMB

Trên cơ sở kết quả nghiên cứu, tôi xin đề xuất một số giải pháp nhằm góp phần hoàn thiện hơn trong công tác bồi thường, giải phóng mặt bằng khi thu hồi đất nông nghiệp của người dân và hướng tới mục tiêu thực sự mang lại một cuộc sống tốt hơn cho người nông dân - đối tượng được coi là dễ bị tổn thương trong quá trình đô thị hóa nói chung, và quá trình chuyển đổi sử dụng đất nói riêng.

4.5.4.1. Tổ chức và quản lý

- Các cấp chính quyền huyện, xã cần nắm rõ thực trạng lao động, việc làm ở những khu vực có đất nông nghiệp bị thu hồi, từ đó đề xuất kế hoạch đào tạo nghề cho lao động tại địa phương mình. Từ đó có đề án, chương trình phát triển nguồn nhân lực dài hạn, trung hạn, ngắn hạn để tạo việc làm cho người lao động.

- Giải quyết việc làm, điều kiện sống cho người dân có đất nông nghiệp bị thu hồi để phát triển các KCN là việc làm phức tạp, nhạy cảm. Do đó cần có đội ngũ cán bộ có phẩm chất đạo đức, công tâm, có chuyên môn nghiệp vụ cao thực hiện.

4.5.4.2. Công tác chỉ đạo và thực hiện

- Cần có sự đồng bộ và nhất quán trong công tác chỉ đạo thực hiện chính sách thu hồi đất. Đảm bảo sự đồng bộ trong giải quyết thu hồi đất, áp dụng chính sách phù hợp và không làm ảnh hưởng quyền lợi của người bị thu hồi đất.

- Về tổ chức thực hiện, cần huy động và có sự phối hợp đồng bộ giữa các cơ quan chức năng trong thu hồi đất, giải quyết việc làm, ổn định thu nhập và điều kiện sống cho người dân.

đất đai, tập trung giải quyết những tồn tại vướng mắc và thể hiện tính công khai minh bạch, công bằng trong công tác GPMB.

4.5.4.3. Về chính sách bồi thường và tái định cư

- Quy định thống nhất và chi tiết hệ thống văn bản pháp luật đất đai, chính sách bồi thường GPMB từ trung ương đến địa phương. Bổ sung các quy định liên quan đảm bảo được ba yếu tố; phù hợp, thống nhất và đồng bộ.

- Cần có phương án điều chỉnh giá bồi thường sát với giá thực tếở từng thời điểm tiến tới hài hòa giữa quyền lợi của người dân và Nhà nước.

- Chính sách hỗ trợ cần có tính thuyết phục đối với người dân, giúp họ giảm bớt thiệt hại khi bị thu hồi đất và giúp họ khôi phục cuộc sống cũng như tạo điều kiện cho người bị thu hồi đất có nguồn thu nhập mới.

- Khu tái định cư cần sẵn sàng và chuẩn bị tốt để bố trí tái định cư cho người dân, giúp họ sớm ổn định chỗở và đời sống.

- Lắng nghe tâm tư nguyện vọng của người dân để từđó đưa ra các giải pháp xử lý sát với thực tế, phù hợp với yêu cầu của người dân.

PHẦN 5

KẾT LUẬN VÀ KIẾN NGHỊ

5.1. Kết luận

Bồi thường GPMB là một công tác vô cùng quan trọng và phức tạp. Đây là một quá trình hết sức nhạy cảm bởi nó không chỉ liên quan đến quyền và lợi ích của người dân thuộc diện GPMB mà còn liên quan đến nhiều cấp, nhiều ngành và cả cộng đồng.

Qua việc nghiên cứu kết quả công tác GPMB của dự án xây dựng Khu A - Khu công nghiệp Điềm Thụy (giai đoạn 2) tôi có một số kết luận sau:

- Tổng diện tích đất thu hồi là: 75.227,0 m2

- Giá trị bồi thường vềđất là: 5.192.824.000 đồng

- Giá trị bồi thường về tài sản, vật kiến trúc là: 3.612.054.460 đồng - Bồi thường sản lượng: 324.435.900 đồng

- Bồi thường cây cối, hoa màu là: 132.195.900 đồng - Bồi thường di chuyển mộ là: 17.390.686 đồng - Các loại hỗ trợ khác là: 10.262.747.750 đồng - Thưởng bàn giao mặt bằng là: 66.177.449 đồng - Chi phí tổ chức thực hiện 2% là: 392.156.523 đồng - Dự phòng 10% là: 1.960.782.615 đồng - Tổng chi phí đền bù là 21.960.765.283 đồng

Việc thực hiện các chính sách bồi thường, hỗ trợ và tái định cư khi Nhà nước thu hồi đất được thực hiện đúng theo quy định của Nhà nước và của UBND tỉnh Thái Nguyên, được đa số người dân trong khu vực dự án đồng tình. Đa số người dân có ý thức thực hiện theo quy định, nên công tác bồi thường GPMB diễn ra được thuận lợi.

Sau khi bồi thường và GPMB đa số điều kiện sống của người dân tốt hơn. Nhà nước bồi thường thỏa đáng, tạo công ăn việc làm hợp lý, giải quyết tốt các vấn đề thì sẽ tạo lòng tin, sự hưởng ứng của người dân.

Các hộ gia đình bị ảnh hưởng bởi dự án có đến 79,58% chấp nhận được phương án bố trí tái định cư về các điều kiện như; môi trường, giao thông, an ninh, cơ sở vật chất...

Tuy nhiên việc xây dựng các khu tái định cư còn chưa kịp thời, triệt để, dẫn đến ảnh hưởng đến cuộc sống của người dân trong khu vực thực hiện dự án. Và chưa có cơ chếưu đãi chia sẻ lợi ích.

5.2. Kiến nghị

- Đẩy mạnh công tác tuyên truyền về GPMB gắn với tuyên truyền thực hiện về luật đất đai, quy hoạch, kế hoạch sử dụng đất, giải thích chính sách pháp luật để nhân dân hiểu luật và chấp hành luật.

- Đào tạo huấn luyện nâng cao trình độ chuyên môn nghiệp vụ cho cán bộ, cần thường xuyên tiến hành thanh tra, kiểm tra công tác quản lý đất đai để kịp thời ngăn chặn và xử lý các sai phạm trong quản lý và sử dụng đất đai.

- Các cán bộ cần phải chú trọng và lắng nghe những nguyện vọng, ý kiến của nhân dân vì đó là cơ sở để công tác GPMB diễn ra được thuận lợi và có hiệu quả.

- Để phương án bồi thường, hỗ trợ, tái định cư do cơ quan có thẩm quyền đưa ra phù hợp, nhận được sựđồng thuận của người dân, thì phương án bồi thường, hỗ trợ, tái định cư được phê duyệt khi đạt được ít nhất 70% ý kiến đồng ý của những người tham gia ý kiến từ cộng đồng dân cưđịa phương.

TÀI LIỆU THAM KHẢO

1. Bộ Tài nguyên và Môi trường (2009): Thông tư số 14/2009/TT-BTNMT ngày 01/10/2009 của Bộ Tài nguyên và Môi trường quy định chi tiết về bồi thường, hỗ trợ, tái định cư và trình tự, thủ tục thu hồi đất, giao đất, cho thuê đất.

2. Bộ Tài nguyên và Môi trường - viện nghiên cứu địa chính (2002): Báo cáo kết quảđề tài nghiên cứu xã hội học về chính sách bồi thường, giải phóng mặt bằng và tái định cư.

3. Bộ Tài chính và Bộ Tài nguyên & Môi trường (2008): Thông tư liên tịch 14/2008/TTLT-BTC-BTNMT Hướng dẫn thực hiện một số điều của Nghịđịnhsố 84/2007/NĐ-CP ngày 25 tháng 5 năm 2007 của Chính phủ

quy định bổ sung về việc cấp Giấy chứng nhận quyền sử dụng đất, thu hồi

đất, thực hiện quyền sử dụng đất, trình tự, thủ tục bồi thường, hỗ

trợ, tái định cư khi Nhà nước thu hồi đất và giải quyết khiếu nại vềđất đai.

4. Bộ Tài chính (2006): Thông tư số 69/2006/TT-BTC ngày 02/08/2006 của Bộ Tài chính hướng dẫn sửa đổi, bổ sung Thông tư số 116/2004/TT-BTC ngày 07/12/2004 của Bộ Tài chính hướng dẫn thực hiện Nghị định 197/2004/NĐ-CP của Chính phủ về bồi thường, hỗ trợ và tái định cư khi Nhà nước thu hồi đất.

5. Chính phủ (2004): Nghịđịnh số 197/2004/NĐ-CP ngày 03/12/2004 của Chính phủ về

bồi thường, hỗ trợ và tái định cư khi Nhà nước thu hồi đất.

6. Chính phủ (2009): Nghị định số 69/2009/NĐ-CP ngày 13 tháng 8 năm 2009 của Chính phủ quy định bổ sung về quy hoạch sử dụng đất, giá đất, thu hồi đất, bồi thường, hỗ trợ và tái định cư.

7. Chính phủ (2007): Nghịđịnh 84/2007/NĐ-CP Quy định bổ sung về việc cấp Giấy chứng nhận quyền sử dụng đất, thu hồi đất, thực hiện quyền sử dụng đất, trình tự, thủ tục bồi thường, hỗ trợ, tái định cư khi Nhà nước thu hồi đất và giải quyết khiếu nại vềđất đai.

8. Chính phủ (2003): Nghịđịnh 181/2004/NĐ-CP Về thi hành Luật Đất đai 2003.

9. Đỗ Thị Lan (2007), Giáo trình kinh tế tài nguyên đất, Trường Đại học Nông Lâm Thái Nguyên.

10. Quốc hội (2003): Luật Đất đai năm 2003, Nhà xuất bản Chính trị Quốc Gia Hà Nội.

11. Quốc hội (2013): Luật Đất đai năm 2013, Nhà xuất bản Chính trị Quốc Gia Hà Nội.

12. HĐND tỉnh Thái Nguyên (2009): Nghị quyết 26/2009/NQ-HĐND ngày 12/12/2009 về việc thông qua chính sách bồi thường, hỗ trợ, tái định cư khi Nhà nước thu hồi đất trên địa bàn tỉnh Thái Nguyên.

Một phần của tài liệu ĐÁNH GIÁ CÔNG tác bồi THƯỜNG, GIẢI PHÓNG mặt BẰNG dự án xây DỰNG KHU a KHU CÔNG NGHIỆP điềm THỤY (GIAI đoạn 2) TRÊN địa bàn HUYỆN PHÚ BÌNH TỈNH THÁI NGUYÊN (Trang 62)