Kết quả bồi thường và GPMB tại một số tỉnh trong nước

Một phần của tài liệu ĐÁNH GIÁ CÔNG tác bồi THƯỜNG, GIẢI PHÓNG mặt BẰNG dự án xây DỰNG KHU a KHU CÔNG NGHIỆP điềm THỤY (GIAI đoạn 2) TRÊN địa bàn HUYỆN PHÚ BÌNH TỈNH THÁI NGUYÊN (Trang 30)

Theo Ban chỉ đạo GPMB TP. Hà Nội, trong năm 2013, các quận, huyện, thị xã đã phê duyệt phương án bồi thường, hỗ trợ, tái định cư cho 22.988 tổ chức, hộ gia đình, cá nhân bị thu hồi đất tại các dự án trên địa bàn TP. TP đã chi trả hơn 6.127 tỷđồng tiền bồi thường, hỗ trợ; Phê duyệt bố trí tái định cư cho 1.390 hộ gia đình, cá nhân phải di chuyển chỗ ở. Đã thu hồi và nhận bàn giao mặt bằng cho hơn 1.033 ha đất đai tại 209 dự án. Trong quá trình GPMB, đã có một sốđịa bàn quận, huyện có kết quả thực hiện công tác thu hồi đất GPMB tốt, với diện tích đất đã thu hồi đạt khối lượng cao như: Cầu Giấy, Từ Liêm, Thạch Thất, Đan Phượng. Đa số người bị thu hồi đất đều nghiêm chỉnh chấp hành quyết định thu hồi đất của cơ quan nhà nước có thẩm quyền, nhận tiền bồi thường, hỗ trợ và bàn giao mặt bằng cho dự án. Đặc biệt năm 2013 thành phốđã hoàn thành thu hồi GPMB 49,12 ha tại các dự án giao thông trọng điểm, đặc biệt là nhưng công trình được Chính phủ và thành phố chốt tiến độ phải hoàn thành công tác thu hồi đất GPMB tại nhiều dự án trọng điểm, nhưđường nối từ cầu Nhật Tân đến sân bay Nội Bài, quốc lộ 3 mới đoạn Hà Nội - Thái Nguyên, đường cao tốc Hà Nội - Hải Phòng, đường vành đai 1… khối lượng công tác thu hồi đất GPMB tại các dự án giao thông trọng điểm năm 2013 tuy không lớn khoảng 110 ha, gồm hơn 31 ha đất tại các dự án giao thông trọng điểm của Bộ GTVT và hơn 79 ha tại các dự án của thành phố, song phần lớn là những trường hợp có nhiều khó khăn, vướng mắc nhất do chủ yếu là thu hồi đất của các hộ gia đình, cá nhân. Tuy nhiên, trên địa bàn toàn thành phố năm 2013, UBND các quận huyện, thị xã cũng đã phải ban hành 570 quyết định cưỡng chế thu hồi đất theo thẩm quyền và buộc phải tiến hành cuộc cưỡng chế thu hồi đất, bảo vệ thi công đối với 275 hộ cố tình chây ỳ tại 16 dự án. Phát biểu tại Hội nghị tổng kết công tác năm 2013, triển khai nhiệm vụ công tác GPMB của TP Hà Nội năm 2014 diễn ra sáng 9/1, Phó Chủ tịch UBND TP Hà Nội Vũ Hồng Khanh đánh giá: Trong năm qua, các chương trình về GPMB thu hồi đất được triển khai tích cực, đặc biệt thành phốđã tập trung đẩy nhanh tiến độ các dự án giao thông trọng điểm đô thị, được các sở

ngành, các quận huyện thị xã tổ chức triển khai thực hiện tích cực, có hiệu quả. Phó Chủ tịch nhấn mạnh, trong năm 2013 một số dự án hạ tầng quan trọng, có nhiều khó khăn, phức tạp đã được tháo gỡ, vượt qua khó khăn, các đơn vị từ thành phốđến cơ sở đã GPMB nhiều dự án xây dựng quan trọng như: đường nối từ cầu Nhật Tân đến sân bay Nội Bài, quốc lộ 3 mới đoạn HàNội - Thái Nguyên, đường cao tốt HàNội - Hải Phòng. Đặc biệt có huyện như Thạch Thất đã hoàn thành việc GPMB những dự án quan trọng. Theo Phó Chủ tịch, bước sang năm 2014, các đơn vị cần nghiên cứu kỹ Luật Đất đai sửa đổi, sẽ chính thức có hiệu lực từ ngày 1/7/2014, cần tổ chức học tập, nghiên cứu, quán triệt sâu sắc để áp dụng vào thực tiễn một cách hiệu quả. Trong quá trình triển khai thực hiện, ngoài vận dụng những kinh nghiệm, nghiệp vụ, cán bộ làm công tác GPMB cũng cần sử dụng các biện pháp hành chính cương quyết. Ban chỉ đạo GPMB thành phố, các ban bồi thường, rà soát lại các dự án có liên quan đến GPMB dự án trọng điểm, việc giao đất dịch vụ chưa hoàn thành nhiệm vụ. Sở Tài nguyên và Môi trường Hà Nội cần rà soát lại công tác đền bù, hỗ trợ, những trường hợp vi phạm Luật Đất đai, vi phạm các quy định về quản lý đất như sang tên, bán đất, tài sản trên đất chuyển sang các cơ quan điều tra để xử lý theo đúng quy định của pháp luật. Mặt khác, Phó Chủ tịch cũng lưu ý, trong quá trình thực hiện cần đặc biệt quan tâm đến việc lắng nghe, giải quyết những khiếu nại, đề nghị của người dân ngay từ cơ sở khi mới phát sinh, tránh để việc giải quyết lâu dẫn đến bức xúc cho người dân [22].

- Công tác bồi thường và GPMB ở Thanh Hóa:

Trong năm 2014, trên địa bàn tỉnh Thanh Hóa có hàng loạt dự án trọng điểm đã và đang gấp rút triển khai thi công. Xác định làm tốt công tái bồi thường giải phóng mặt bằng là góp phần quan trọng cho các dự án trọng điểm, đa mục tiêu hoàn thành, góp phần thúc đẩy phát triển kinh tế - xã hội của tỉnh. Vì vậy Tỉnh ủy, HĐND, UBND tỉnh Thanh Hóa và các ngành chức năng đã tập trung chỉ đạo sát sao, tăng cường kiểm tra tiến độ thực hiện và đề ra biện pháp tháo gỡ kịp thời khó khăn, vướng mắc trong quá trình triển khai, tạo điều kiện cho các đơn vị liên quan làm nhiệm vụ. Ban GPMB và tái định cư của tỉnh (được thành lập từ tháng 7-2006)

đã chủđộng tham mưu cho UBND tỉnh thành lập hội đồng bồi thường GPMB, tăng cường cán bộ bám hiện trường, tập trung chỉ đạo sâu, sát với mục tiêu mỗi dự án công tác GPMB không những bảo đảm tiến độ mà còn phải được triển khai theo đúng quy định của pháp luật.

Từ khi thành lập đến năm 2013, Ban GPMB và Tái định cưđã thực hiện giải phóng mặt bằng trên 100 dự án. Hiện nay ban đang gấp rút triển khai GPMB 77 dự án với diện tích thu hồi 967,45 ha, ứng với 19.772 hộảnh hưởng, trong đó có 5.962 hộ phải di chuyển. Riêng trong năm 2013 đã phê duyệt được 1.018 tỷ đồng và chi trảđược khoảng 900 tỷđồng cho GPMB các dự án trên địa bàn. Đối với các hộ dân, đơn vị phải di dời đã được Ban GPMB và Tái định cư tham mưu cho UBND tỉnh Thanh Hóa bố trí tái định cư tại các phường, xã trên địa bàn theo hướng nơi ở mới tốt hơn nơi ở cũ. Làm tốt công tác bồi thường GPMB đã góp phần quan trọng cho nhiều dự án trên địa bàn như dự án phát triển toàn diện kinh tế - xã hội TP Thanh Hóa (CSEDP), tiểu dự án 2 thuộc dự án nâng cấp, mở rộng Quốc lộ 1A đoạn Dốc Xây-TP Thanh Hóa, khu đô thị số 1 trung tâm TP Thanh Hóa, Đại lộ Nam sông Mã, tuyến đường từ ngã ba Voi (TP Thanh Hóa) đi thị xã Sầm Sơn, hệ thống tiêu úng Đông Sơn, nhiều khu dân cư, khu tái định cư trên địa bàn,v.v... đã và đang đồng loạt triển khai thi công.

Điển hình như dự án CSEDP. Đây là dự án lớn, đa lĩnh vực, có phạm vi ảnh hưởng rộng, đi qua 11 phường, xã của TP Thanh Hóa với diện tích đất phải thu hồi 87,3 ha, có 1.557 hộ bị ảnh hưởng, trong đó có 257 hộ và 6 cơ quan, đơn vị phải di chuyển, tổng kinh phí bồi thường GPMB dự án dự kiến khoảng 531 tỷđồng. Hơn nữa, thực hiện cam kết với các nhà tài trợ, công tác bồi thường GPMB dự án CSEDP phải triển khai gấp rút, trong thời gian ngắn, bàn giao mặt bằng sạch cho các đơn vị liên quan để triển khai thi công các công trình đúng tiến độ. Do tập trung huy động các nguồn lực phục vụ GPMB dự án CSEDP, đến tháng 12-2013, Ban GPMB và Tái định cưđã bàn giao mặt bằng tất cả các gói thầu xây lắp của dự án, tạo điều kiện thuận lợi cho các đơn vị triển khai thi công đồng bộ các hạng mục công trình. Hiện nay, còn một số công trình trên tuyến như đường ống nước, cáp

viễn thông, hệ thống điện... phải di chuyển đang được Ban GPMB và Tái định cư khẩn trương thực hiện để sớm bàn giao 100% mặt bằng sạch cho Ban Quản lý Dự án CSEDP.

Nét nổi bật trong GPMB các dự án trên địa bàn tỉnh Thanh Hóa là Ban GPMB và Tái định cư đã triển khai các giải pháp đồng bộ, huy động cácnguồn lực, tập trung chỉ đạo quyết liệt với mục tiêu thực hiện khẩn trương, dứt điểm công tác bồi thường GPMB. Cùng với việc kiên trì tuyên truyền, vận động, Ban GPMB và Tái định cư và các phường, xã có đất phải thu hồi đã quán triệt sâu rộng trong đảng viên và nhân dân. Nhất là các quyền của người sử dụng đất, khung giá bồi thường các loại đất; các chính sách bồi thường GPMB của Nhà nước; mục đích, ý nghĩa của dự án sau khi hoàn thành xây dựng; niêm yết công khai phương án bồi thường GPMB để người dân, đơn vị ảnh hưởng có ý kiến, vv... Ban GPMB và Tái định cư đã phối hợp với các phòng, ban liên quan thuộc UBND tỉnh, các phường, xã xác định nguồn gốc đất bị ảnh hưởng; tổ chức họp với từng thôn, xóm, hộ dân, đơn vị bị ảnh hưởng, tạo điều kiện cho tất cả các hộ dân, đơn vị dân chủ bàn bạc và quyết định những công việc liên quan đến quyền lợi và nghĩa vụ của mình. Việc kiểm kê nhà cửa, cây cối, tính toán áp giá phục vụ GPMB theo chỉ đạo của UBND tỉnh Thanh Hóa là chính xác, đúng với chính sách của Đảng và Nhà nước, không để người dân, đơn vị ảnh hưởng thiệt thòi. Những tâm tư, nguyện vọng chính đáng của dân đã được ghi nhận và giải quyết thấu tình, đạt lý. Đồng thời, Ban GPMB và Tái định cư đã tìm địa điểm, lập quy hoạch xây dựng một số khu tái định cư để di chuyển các hộ dân bịảnh hưởng về nơi ở mới [23].

- Công tác bồi thường và GPMB ở Thái nguyên:

Năm 2013 được đánh giá là năm thành công trong thực hiện công tác giải phóng mặt bằng của tỉnh Thái nguyên. Việc bồi thường giải phóng mặt bằng đúng tiến độ, đặc biệt là đối với các dự án đã góp phần thay đổi diện mạo phát triển hạ tầng đô thị, góp phần thúc đẩy phát triển kinh tế - xã hội của địa phương.

Năm 2013, tỉnh Thái Nguyên đã thực hiện việc GPMB cho 176 công trình, dự án, diện tích đất thu hồi là 391,6 ha với số tiền chi trả bồi thường lên tới 716,97

tỷ đồng. Có thể kểđến các dự án tiêu biểu được GPMB năm 2013 như: Dự án Nhà máy điện tử Samsung (Khu công nghiệp Yên Bình), đây là một trong những dự án đầu tư trực tiếp từ nước ngoài lớn nhất vào tỉnh Thái Nguyên trong thời gian vừa qua và cũng là dự án có tiến độ GPMB nhanh nhất trong toàn tỉnh. Việc bàn giao mặt bằng đúng tiến độ cho dự án của Công ty điện tử Samsung đã tạo điều kiệnthu hút các dự án đầu tư nước ngoài vào tỉnh tăng lên nhanh chóng, tạo điều kiện phát triển kinh tế cũng như giải quyết việc làm của người lao động. Tiếp đó là việc GPMB dứt điểm dự án Nhà hát ca múa nhạc dân gian Việt Bắc. Đây cũng là công trình trọng điểm được Bộ Văn hóa Thể thao và Du lịch phê duyệt dự án đầu tư từ năm 2003, nhưng do có nhiều vướng mắc, đến năm 2013 mới được GPMB, thu hồi trên 10 nghìn mét vuông đất của dự án để khởi công công trình. Thực hiện bàn giao mặt bằng thi công xây dựng, hoàn thành theo tiến độ dự án xây dựng Quốc lộ 3 mới, Quốc lộ 3 cũ Hà Nội - Thái Nguyên... và nhiều dự án phải thu hồi đất, bồi thường GPMB xây dựng đường giao thông, nông thôn mới...

Ông Lê Kim Phúc, Phó Trưởng ban thường trực Ban chỉ đạo công tác GPMB và hỗ trợ tái định cư tỉnh Thái Nguyên cho biết: Có được kết quả như trên là do Tỉnh ủy, HĐND và UBND tỉnh quan tâm tập trung lãnh đạo, chỉ đạo, các ngành các cấp vào cuộc quyết liệt, công tác chỉ đạo kiểm tra, giám sát giải quyết vướng mắc được thực hiện thường xuyên. Lãnh đạo UBND tỉnh và Thường trực Ban chỉ đạo công tác GPMB và hỗ trợ tái định cư cùng các ngành của tỉnh đã tiến hành nhiều cuộc làm việc trực tiếp với các địa phương, doanh nghiệp chỉ đạo xử lý dứt điểm các tồn tại, tháo gỡ khó khăn, giải quyết kịp thời những kiến nghị, đề nghị của các chủ dự án, tổ chức các cuộc đối thoại trực tiếp với các hộ dân trong vùng dự án nhằm giải đáp những vướng mắc phát sinh trong công tác bồi thường, hỗ trợ tái định cưđẩy nhanh tiến độ bồi thường, GPMB cho các dự án. Việc nắm bắt tâm tư, nguyện vọng, tuyên truyền, vận động nhân dân chấp hành chủ trương của Đảng, chính sách pháp luật của Nhà nước được thực hiện với nhiều hình thức, phương pháp phù hợp. Cộng với sự phấn đấu nhiệt tình của cán bộ làm công tác GPMB và đặc biệt là sự ủng hộ, đồng thuận cao của nhân dân đã chấp nhận khó khăn khi di

chuyển, tự nguyện hiến đất bàn giao mặt bằng với số lượng và giá trị lớntrong thời gian ngắn. Điều đáng nói là người dân sau bị thu hồi đất khi được giao đất tái định cư đều có hạ tầng bằng hoặc tốt hơn nơi ở cũ với giá tái định cư không cao hơn giá bồi thường đất ở tại nơi ở cũ. Trong điều kiện Thái Nguyên là một tỉnh còn nghèo, nền kinh tế còn nhiều khó khăn, nguồn vốn dành cho công tác GPMB hạn hẹp, có thể nói đây là nỗ lực rất lớn của tỉnh Thái Nguyên trong công tác bồi thường GPMB năm qua. Khó khăn lớn nhất trong công tác bồi thường GPMB là cơ chế chính sách về bồi thường, hỗ trợ luôn có sự thay đổi, có chỗ còn chưa phù hợp gây khó khăn cho công tác bồi thường GPMB. Việc bố trí tái định cư cho các hộ phải di chuyển chỗ ở còn chậm thường là cùng và sau dự án chính được triển khai, ảnh hưởng tới đời sống sinh hoạt của các hộ dân. Một số dự án trước đây việc bố trí kinh phí bồi thường GPMB không kịp thời, chưa bố trí kế hoạch tái định cư, khi chính sách thay đổi phải trình duyệt lại, làm kéo dài thời gian, tiến độ thực hiện, gây bức xúc cho người dân trong vùng dự án. Công tác quản lý Nhà nước về đất đai và quy hoạch xây dựng trước đây còn tồn tại ở một số địa phương còn chưa tốt, các trường hợp xây dựng nhà trên đất lấn chiếm, làm nhà và công trình đón bồi thường đã ngăn chặn nhưng còn thiếu chế tài xử lý triệt để. Bên cạnh đó, cùng với việc đa số các hộ dân ủng hộ chính sách bồi thường GPMB của Nhà nước vẫn còn những hộ chây ỳ, lời dụng kẽ hở của chính sách gây khó khăn cho công tác bồi thường GPMB. Đây cũng chính là nguyên nhân khiến nhiều dự án triển khai chậm hoặc khó triển khai, gây ảnh hưởng đến hiệu quả sử dụng nguồn vốn đầu tư phát triển trên địa bàn tỉnh.

Ông Lê Kim Phúc cũng chia sẻ thêm: Vì công tác bồi thường là lĩnh vực khó khăn, nhạy cảm nhưng ở một số ít cán bộ kinh nghiệm và trình độ chuyên môn còn hạn chế nên khi triển khai thực hiện GPMB còn để xảy ra sai sót. Mặc dù vậy, với sự quyết tâm, vào cuộc của cả hệ thống chính trị, công tác lãnh đạo, chỉđạo của cấp ủy đảng, chính quyền địa phương từ tỉnh đến cơ sở đã có nhiều giải pháp thích hợp, kịp thời tháo gỡ khó khăn, vướng mắc tồn đọng, có nhiều đề xuất giải pháp phù hợp, đáp ứng yêu cầu của nhà đầu tư, tạo được sức mạnh tổng hợp của cả hệ thống chính trị và tầng lớp nhân dân góp phần thúc đẩy tiến độ thực hiện GPMB các công

trình, dự án. Đơn cử nhưhuyện Phổ Yên, trong quá trình bồi thường GPMB cho dự án Nhà máy điện tử Samsung, huyện đã huy động cả hệ thống chính trị từ huyện tới các xã, thị trấn vào cuộc một cách quyết liệt. Ban chỉ đạo GPMB của dự án của

Một phần của tài liệu ĐÁNH GIÁ CÔNG tác bồi THƯỜNG, GIẢI PHÓNG mặt BẰNG dự án xây DỰNG KHU a KHU CÔNG NGHIỆP điềm THỤY (GIAI đoạn 2) TRÊN địa bàn HUYỆN PHÚ BÌNH TỈNH THÁI NGUYÊN (Trang 30)

Tải bản đầy đủ (PDF)

(77 trang)