Thực trạng cơ cấu nhân lực của Công ty

Một phần của tài liệu (LUẬN VĂN THẠC SĨ) Phát triển nguồn nhân lực tại Công ty TNHH Công nghệ Nissei Việt Nam (Trang 67)

CHƢƠNG 2 : PHƢƠNG PHÁP VÀ THIẾT KẾ NGHIÊN CỨU

3.2. Thực trạng nguồn nhân lực tại Công ty TNHH Công nghệ Nissei Việt

3.2.2. Thực trạng cơ cấu nhân lực của Công ty

Lao động là một trong những yếu tố cơ bản nhất đóng vai trò quyết định đến năng lực sản xuất của doanh nghiệp. Lực lƣợng lao động của Công ty đƣợc xem xét theo cơ cấu độ tuổi, giới tính, cơ cấu theo loại hợp đồng, cơ cấu theo bộ phận lao động.

Cơ cấu nhân lực của Công ty theo độ tuổi giới tính

Theo số liệu đƣợc cung cấp số lƣợng nhân lực năm 2014 của Công ty là 759 ngƣời, trong đó lực lƣợng lao động gián tiếp là 125 ngƣời bao gồm đối tƣợng quản lý nhƣ tổ phó, tổ trƣởng, nhân viên, quản lý cấp cao. Lực lƣợng lao động trực tiếp là 634 ngƣời bao gồm công nhân thao tác thông thƣờng và công nhân kỹ thuật.

Bảng 3.3: Cơ cấu nguồn nhân lực của Công ty theo độ tuổi và giới tính đến thời điểm 31/12/2014 Nhóm tuổi Giới tính Tổng số (ngƣời) Tỷ lệ (%) Nam Nữ 18-25 140 517 657 86,6 25-35 29 37 66 8,7 35-45 14 8 22 2,9 >45 9 5 14 1,8 Tổng số (ngƣời) 192 567 759 Tỷ lệ (%) 25 75 100 Nguồn: Phòng Hành chính - Nhân sự

Số liệu ở bảng 3.3 cho thấy số lƣợng lao động nữ nhiều hơn lao động nam, đặc biệt ở lứa tuổi 18-25 và 25-35. Lao động nữ chiếm 75% so với 25% của lao động nam. Tỷ lệ lao động nữ cao nhƣ vậy là do đặc thù

tuyển dụng của doanh nghiệp sản xuất ƣu tiên tuyển dụng lao động nữ. Đặc điểm của doanh nghiệp sản xuất những linh kiện nhựa, linh kiện quang học có tính chính xác cao nên đòi hỏi sự khéo léo của ngƣời lao động. Lao động nữ đáp ứng yêu cầu đó tốt hơn lao động nam và đây là một tỷ lệ hợp lý. Lao động nam sẽ tập trung ở các bộ phận công việc yêu cầu chuyên môn kỹ thuật và đòi hỏi sức khỏe nhƣ bộ phận kho, bộ phận bảo dƣỡng, sửa chữa máy móc. Ngoài ra, lực lƣợng lao động ở cả nam và nữ đều tập trung ở lứa tuổi 18-25. Đây là lứa tuổi mà thị trƣờng lao động dồi dào. Bên cạnh đó lứa tuổi 18-25 có khả năng tiếp thu công việc nhanh và làm việc hiệu quả.

Cơ cấu nhân lực của Công ty theo độ tuổi và loại hợp đồng lao động

Hiện nay Công ty có 3 loại hợp đồng lao động chính: hợp đồng 1 năm, hợp đồng 3 năm và hợp đồng vô thời hạn. Số lƣợng hợp đồng có thời hạn 3 năm chiếm đa số và tập trung ở độ tuổi từ 18-25. Ngƣời lao động độ tuổi 18-25 cũng là đối tƣợng chƣa đƣợc ký hợp đồng vô thời hạn tƣơng đối nhiều do đây là độ tuổi còn trẻ, mới tuyển. Công ty cần có căn cứ từ hợp đồng 1 năm, 3 năm để xác định ký hợp đồng vô thời hạn với ngƣời lao động.

Bảng 3.4: Cơ cấu lao động của Công ty theo độ tuổi và loại hợp đồng tính đến thời điểm 31/12/2014

Nhóm tuổi Loại hợp đồng lao động Tổng số (ngƣời) Tỷ lệ

(%)

Vô thời hạn 3 năm 1 năm

18-25 155 381 121 657 86,6 25-35 19 31 16 66 8,7 35-45 14 5 3 22 2,9 >45 12 1 1 14 1,8 Tổng số (ngƣời) 200 418 141 759 Tỷ lệ (%) 26 55 19 100 Nguồn: Phòng Hành chính - Nhân sự

Cơ cấu nhân lực của công ty theo bộ phận lao động

Trong những năm qua, cơ cấu nguồn nhân lực theo bộ phận lao động tại Công ty TNHH công nghệ Nissei có sự thay đổi đáng kể, đặc biệt ở bộ phận sản xuất, đƣợc trình bày ở bảng 3.5.

Bảng 3.5: Cơ cấu nguồn nhân lực theo bộ phận lao động giai đoạn 2012-2014

(ĐVT: người)

Bộ phận công tác Năm 2012 Năm 2013 Năm 2014

Quản lý 23 25 29 Tài chính 11 9 8 Hành chính - Nhân sự 7 5 3 Kỹ thuật 32 38 43 Kinh tế 9 7 6 Quản lý chất lƣợng sản phẩm 27 29 36 Sản xuất 384 475 634 Tổng số 493 588 759 Nguồn: Phòng Hành chính - Nhân sự

Nhìn chung, qua các năm tỷ lệ cơ cấu nguồn nhân lực tại Công ty TNHH công nghệ Nissei khá phù hợp đối với chiến lƣợc phát triển sản xuất kinh doanh tại công ty. Tỷ lệ ở bộ phận Sản xuất, Kỹ thuật và quản lý chất lƣợng sản phẩm chiếm số lƣợng khá lớn và ngày càng gia tăng. Cụ thể tại bộ phận Kỹ thuật năm 2013 đã tăng lên 6 ngƣời so với năm 2012 và đến cuối năm 2014 tổng số nhân sự ở bộ phận này là 43 ngƣời. Tại bộ phận Sản xuất năm 2012 chỉ có 437 ngƣời nhƣng đến năm 2014 thì con số này tăng lên đến 725 ngƣời. Riêng tại các bộ phận khác nhƣ Tài chính, Kinh tế có xu hƣớng giảm. Tuy nhiên theo đánh giá thì việc mở rộng và nâng cao sản xuất của Công ty trong thời gian qua cũng nhƣ việc giảm tỷ lệ lao động trong các bộ phận đó là khá hợp lý và hiệu quả.

Nhƣng ở bộ phận Hành chính nhân sự có xu hƣớng giảm mạnh trong những năm qua, việc này chƣa thực sự hợp lý. Để quản lý tốt đội ngũ lao

động hiện nay của Công ty thì vai trò của bộ phận Hành chính nhân sự phải đƣợc chú trọng nhƣng số lƣợng tại bộ phận này giảm dần theo các năm.

Hình 3.3: Cơ cấu lao động theo bộ phận lao động năm 2014

Nguồn: Phòng Hành chính - Nhân sự

Theo cơ cấu lao động theo bộ phận thì lao động gián tiếp là những cán bộ nhân viên làm việc tại các phòng ban chiếm 16,5%. Đây là đội ngũ cán bộ trẻ, có năng lực trong công việc. Còn lại hầu hết công nhân viên trong Công ty đều là công nhân kỹ thuật là lao động trực tiếp con số này chiếm 83,5% tổng số cán bộ công nhân viên toàn công ty. Nhƣ vậy, công nhân chiếm tỷ lệ cao và trung bình cứ 5,8 công nhân thì có một cán bộ nhân viên, đây là một tỷ lệ khá cao ở nƣớc ta. Tuy nhiên tỷ lệ này vẫn còn chƣa phù hợp ở các nƣớc phát triển khi 7 công nhân có 1 nhân viên quản lý. Đây là một điểm cần có thay đổi của Công ty nhằm nâng cao hơn nữa hiệu quả lao động và hiệu quả hoạt động sản xuất kinh doanh.

3.2.3. Thực trạng chất lượng nhân lực của Công ty

3.2.3.1. Trình độ học vấn của nguồn nhân lực

Cơ cấu lao động theo trình độ chuyên môn phản ánh đƣợc trình độ của ngƣời lao động đƣợc sử dụng tại Công ty một cách có hiệu quả, trình độ chuyên môn là điều kiện cần thiết cho mỗi nhân viên.

Bảng 3.6: Cơ cấu lao động theo trình độ giai đoạn 2012-2014

Trình độ

Năm 2012 Năm 2013 Năm 2014

Số lƣợng (ngƣời) Tỷ lệ (%) Số lƣợng (ngƣời) Tỷ lệ (%) Số lƣợng (ngƣời) Tỷ lệ (%) Đại học và trên đại học 68 13,8 73 12,4 87 11,5 Cao đẳng và trung cấp 34 6,9 34 5,8 38 5 Lao động phổ thông 391 79,3 481 81,8 634 83,5 Tổng số 493 100 588 100 759 100 Nguồn: Phòng Hành chính - Nhân sự

Do đặc thù của Công ty là phải cần nhiều lao động phổ thông để đáp ứng kế hoạch sản xuất nên số lƣợng công nhân này chiếm đa số trong tổng số lao động và có xu hƣớng gia tăng qua các năm, cụ thể số lƣợng này năm 2012 có tỷ lệ là 79,3% nhƣng đến hết năm 2014 đã tăng 4,2 điểm %. Điều này hoàn toàn phù hợp với tình hình sản xuất kinh doanh của công ty.

Để đáp ứng nhu cầu sản xuất kinh doanh, bên cạnh gia tăng số lƣợng lao động phổ thông, số lƣợng nguồn nhân lực có trình độ từ trung cấp đến đại học và trên đại học cũng tăng lên qua các năm. Xét theo về số lƣợng nguồn nhân lực có trình độ đại học, cao đẳng và trung cấp từ năm 2012 đến năm 2014 tăng 19 ngƣời. Điều này đã tạo nên một đội ngũ quản lý có trình độ và năng lực. Tuy nhiên với chiến lƣợc phát triển của Công ty đã đề ra, đòi hỏi lao động ở cấp quản lý phải thƣờng xuyên trau dồi kiến thức chuyên môn của mình.

3.2.3.2. Kỹ năng của nguồn nhân lực tại công ty a. Kỹ năng của nhóm lao động gián tiếp

Theo tính chất của công việc tổng số cán bộ nhân viên gián tiếp là 125 ngƣời chiếm 16,5% và tất cả đều có trình độ đại học và cao đẳng, trung

cấp chủ yếu đƣợc đào tạo qua các ngành cơ khí, điện và kinh tế và làm việc ở các bộ phận quản lý điều hành.

Hiện tại Công ty có quy định những kỹ năng cần thiết cho nhóm lao động gián tiếp (cấp tổ trƣởng, tổ phó, cấp nhân viên, và cấp quản lý sơ cấp) đƣợc tổng hợp theo bảng sau:

Tác giả có thực hiện khảo sát kỹ năng của nhóm lao động gián tiếp trong công ty với số lƣợng thực hiện điều tra thu đƣợc của 25 lao động gián tiếp, bao gồm các nhân viên và quản lý các cấp của phòng ban trong Công ty TNHH Công nghệ Nissei Việt Nam.

Kết quả khảo sát đƣợc thể hiện ở bảng dƣới đây:

Bảng 3.7: Kết quả khảo sát kỹ năng của nhóm lao động gián tiếp tại Công ty

(ĐVT: %) Số lượng thực hiện điều tra: 25 người

Tiêu chí đánh giá

Mức độ đánh giá

Rất tốt Tốt Trung bình Yếu Rất yếu

Anh/chị đánh giá về năng lực thực hiện các hoạt động chuyên môn của bản thân?

12 28 48 8 4

Anh/chị đánh giá về năng lực lập kế hoạch, tổ chức thực hiện kế hoạch và kiểm soát việc thực hiện kế hoạch của bản thân?

8 16 32 28 16

Anh/chị đánh giá về năng lực giải quyết vấn đề và ra

quyết định của bản thân? 8 16 44 28 4 Anh/chị đánh giá về năng

lực của bản thân trong việc phối hợp với ngƣời khác (giao tiếp, làm việc nhóm, quản lý …)?

Tiêu chí đánh giá Mức độ đánh giá Rất tốt Tốt Trung bình Yếu Rất yếu

Anh/chị đánh giá về kỹ năng sử dụng ngoại ngữ và tin học của bản thân trong công việc?

8 12 28 32 20

Kỹ năng của nhóm lao động gián tiếp chủ yếu là nghiệp vụ chuyên môn và các kỹ năng mềm. Các kỹ năng này không phải ứng viên nào cũng có đƣợc từ khâu tuyển chọn đầu vào mà phải thông qua đào tạo rèn luyện. Hiện tại, công ty chƣa chú trọng nhiều tới việc nâng cao kỹ năng cho nhóm lao động gián tiếp. Qua bảng kết quả điều tra trên có thể thấy Công ty chỉ mới tập trung vào đào tạo kỹ năng chuyên môn nghiệp vụ, chỉ có 12% công nhân viên thực hiện điều tra đánh giá chƣa tốt.

Các tiêu chí đánh giá về năng lực quản lý công việc, công nhân viên công ty còn yếu và cần phải đƣợc đầu tƣ đào tạo nâng cao hơn nữa. Đặc biệt, kỹ năng cơ bản và quan trọng đối với lao động gián tiếp là tin học và ngoại ngữ còn yếu và rất yếu. Có 52% công nhân viên đƣợc điều tra tự đánh giá là chƣa đạt yêu cầu. Thực tế, công tác đào tạo của công ty cũng chƣa chú trọng tới các khóa đào tạo này. Kỹ năng tin học và ngoại ngữ có yêu câu từ đầu vào, tuy nhiên để công nahan viên sử dụng thành thạo trong công việc, công ty cũng nên tổ chức các khóa đào tạo bổ trợ, khuyến khích công nhân viên tham gia để nâng cao và đem lại hiệu quả trong công việc.

Kết quả khảo sát cũng cho thấy tiêu chí đánh giá về năng lực tương

tác của bản thân với người khác có kết quả tốt nhất.

Bên cạnh đó, kỹ năng ngoại ngữ và tin học là những kỹ năng quan trọng đối với đội ngũ lao động gián tiếp, tuy nhiên kết quả cho thấy với trình độ ngoại ngữ và tin học hiện tại thì đội ngũ lao động này chƣa đáp ứng

thỏa đáng cho yêu cầu công việc. Vì vậy, ngƣời lao động cần phải tự trau dồi và Công ty cũng tạo điều kiện để mở rộng đào tạo những kỹ năng này cho ngƣời lao động.

b. Kỹ năng của nhóm lao động trực tiếp

Lao động trực tiếp trong Công ty bao gồm lao động sản xuất thông thƣờng và lao động kỹ thuật. Lao động sản xuất thông thƣờng thực hiện các thao tác nhặt, gia công công đoạn sản phẩm, kiểm tra sản phẩm và lắp ráp sản phẩm. Lao động kỹ thuật thực hiện các công việc liên quan tới đo lƣờng, vận hành và sửa chữa máy móc thiết bị. So với lao động thông thƣờng, lao động kỹ thuật đòi hỏi có chất lƣợng lao động cao hơn, có yêu cầu về bằng cấp và tay nghề để có thể thực hiện các công việc có mức độ chính xác, tinh vi, khéo léo hơn.

Phát triển kỹ năng của nhóm lao động trực tiếp của Công ty đƣợc đánh giá qua kết quả khảo sát nhƣ sau:

Bảng 3.8: Kết quả khảo sát kỹ năng của nhóm lao động kỹ thuật của Công ty

(ĐVT: %) Số lượng thực hiện điều tra: 45 người

Tiêu chí đánh giá

Mức độ đánh giá

Rất tốt Tốt Trung bình Yếu Rất Yếu

Anh/chị đánh giá về kỹ năng thực hiện nghiệp vụ kỹ thuật của bản thân trong công việc (đọc bản vẽ kỹ thuật, đo đạc sản phẩm, gia công chi tiết cơ khí, vận hành bảo dƣỡng máy móc thiết bị…) ?

15,6 53,3 17,8 8,9 4,4

Anh/chị đánh giá về kỹ năng quan sát, nhận biết

trong công việc?

Anh/chị đánh giá về kỹ năng xử lý bất thƣờng nghiệp vụ trong công việc của bản thân?

4,4 15,6 37,8 33,3 8,9

Qua bảng kết quả khảo sát có thể thấy Công ty có sự quan tâm tới việc phát triển trình độ tay nghề của lao động kỹ thuật. Tuy nhiêu mức đánh giá yếu và rất yếu với các tiêu chí về kỹ năng vẫn còn ở mức đáng kể. Công việc của lao động kỹ thuật tại Công ty chủ yếu liên quan tới máy móc thiết bị, thực hiện các công việc bảo dƣỡng, sửa chữa, khắc phục bất thƣờng của máy móc thiết bị. Do đó, kỹ năng của lao động này có thuần thục mới giúp cho khâu sản xuất đƣợc vận hành một cách trôi chảy. Công ty cần đào tạo và nâng cao nghiệp vụ của lao động kỹ thuật hơn nữa, tạo cơ hội học tập bên ngoài cho lao động kỹ thuật đƣợc xử lý nhiều các tình huống bất thƣờng của máy móc, thiết bị. Có nhƣ vậy, máy móc thiết bị mới vận hành tốt, sản xuất không bị ảnh hƣởng và chất lƣợng sản phẩm đƣợc đảm bảo.

Bảng 3.9: Kết quả khảo sát kỹ năng của nhóm lao động thông thƣờng của Công ty

(ĐVT: %) Số lượng thực hiện điều tra: 110 người

Tiêu chí đánh giá

Mức độ đánh giá

Rất tốt Tốt Trung bình Yếu Rất yếu

Anh/chị đánh giá về kỹ năng thao tác với sản phẩm của bản thân (cắt gọt bavia, lắp ráp, hàn, đóng gói, vận chuyển linh kiện, …)?

Anh/chị đánh giá về kỹ năng quan sát sản phẩm của bản thân (quan sát ngoại quan sản phẩm, phát hiện dị vât trên sản phẩm, …)?

23,6 49,1 19,1 3,6 4,5

Anh/chị đánh giá về kỹ năng tính toán của mình trong công việc?

35,5 40,9 16,4 0,9 6,4

Qua khảo sát cho thấy 3 tiêu chí đánh giá về các kỹ năng của lao động thông thƣờng đều ở mức cao. Kết quả này cũng cho thấy công tác đào tạo thao tác của công nhân thông thƣờng đã đƣợc công ty chú trọng. Với kỹ năng thao tác với sản phẩm (cắt gọt bavia, lắp ráp, hàn, đóng gói, vận chuyển linh kiện…) là những thao tác quan trọng, ảnh hƣởng trực tiếp tới chất lƣợng sản phẩm, do vậy công ty cần đào tạo kỹ lƣỡng cho công nhân thao tác. Với những công nhân thao tác vẫn còn yếu kém cần tổ chức đào tạo lại để đạt đƣợc trình độ thành thạo.

3.2.3.3. Thái độ và tác phong của nguồn nhân lực Công ty

Sự chủ động, sự sáng tạo, có trách nhiệm trong công việc và trong các mối quan hệ với đồng nghiệp phản ánh trình độ nhận thức của ngƣời lao động. Hơn nữa trình độ nhận thức còn thể hiện ở việc chấp hành nội qui kỷ luật lao động của công ty. Trên thực tế việc chấp hành nội qui

Một phần của tài liệu (LUẬN VĂN THẠC SĨ) Phát triển nguồn nhân lực tại Công ty TNHH Công nghệ Nissei Việt Nam (Trang 67)

Tải bản đầy đủ (PDF)

(142 trang)