Khái niệm và vai trò của quản lý

Một phần của tài liệu (LUẬN VĂN THẠC SĨ) Quản lý chi ngân sách nhà nước cho giáo dục – đào tạo ở Hà Tĩnh (Trang 30 - 32)

1.2. Quản lý chi NSNN cho giáo dục – đào tạo

1.2.1. Khái niệm và vai trò của quản lý

* Khái niệm quản lý

Ngày nay, quản lý là một yếu tố không thể thiếu của bất cứ tổ chức nào. Doanh nghiệp, bệnh viện, trường học...hoặc ở quy mô lớn hơn là quốc gia, tổ chức quốc tế... tất cả đều có định hướng, điều phối, giám sát các hoạt động, tất cả đều cần sự quản lý. Quản lý trở thành yếu tố quyết định đến hiệu quả hoạt động, năng lực cạnh tranh của các tổ chức và doanh nghiệp. Có thể hiểu: “Quản lý là sự tác động của chủ thể quản lý đến đối tượng quản lý nhằm đạt đến mục tiêu của tổ chức trong điều kiện biến động của môi trường” [10,Tr 17].

* Vai trò quản lý

Trong mọi thời đại và ở các lĩnh vực khác nhau, quản lý là yếu tố quyết định đến sự thành công của tổ chức, điều đó cho thấy quản lý đóng vai trò rất quan trọng như:

Vai trò định hướng: Bất cứ tổ chức nào cũng cần xác định được mục tiêu phát triển của mình và định hướng đi cho con đường đến mục tiêu. Chính quản lý thực hiện vai trò này trong tổ chức thông qua các hoạt động xác định mục tiêu, định hướng dẫn dắt toàn bộ hệ thống đến mục tiêu.

Vai trò tổ chức, phối hợp hoạt động: Với vai trò này, quản lý là công việc huy động các nguồn lực của tổ chức, phối hợp các nguồn lực để thực hiện các phương án hoạt động đi đến mục tiêu một cách hiệu quả nhất. Việc

tổ chức, phối hợp các hoạt động cần phải khéo léo, tiết kiệm nhằm đạt mục tiêu nhanh nhất nhưng với chi phí về các nguồn lực thấp nhất. K.Marx từng so sánh quản lý giống như công việc của một nhạc trưởng khi chỉ huy dàn nhạc phải phối hợp hành động của các nhạc công. Con người khi làm việc độc lập thì không mang lại hiệu quả cao. Trong một tổ chức có phối hợp hoạt động của nhiều người, nếu sự hợp tác và phân công lao động được phát huy, năng sất lao động và hiệu quả sẽ tăng lên rõ rệt. Rõ ràng trong điều kiện lao động nhiều người, nhu cầu phối hợp, hợp tác với nhau trở thành tất yếu và do đó, vai trò quản lý ở đây là hết sức quan trọng.

Vai trò khích lệ, động viên, khơi nguồn động lực trong tổ chức: Trong điều kiện hội nhập, khi con người và tri thức trở thành yếu tố chủ yếu của năng lực cạnh tranh thì vai trò này càng quan trọng. Nhờ có quản lý mà các tiềm năng của con người và tổ chức được phát huy, giúp tổ chức có thể vượt qua được thử thách và sự thay đổi của môi trường.

Vai trò giám sát: Quản lý luôn gắn liền với giám sát tất cả các hoạt động của tổ chức, kịp thời phát hiện các dấu hiệu lệch chuẩn để kịp thời điều chỉnh, đảm bảo đạt tới mục tiêu một cách hiệu quả nhất. Một tổ chức được quản lý tốt phải là một tổ chức giám sát tốt, tức là bảo đảm các nguyên tắc, chuẩn mực, định hướng, mục tiêu của tổ chức được thực hiện hiệu quả.

* Phân loại quản lý

+ Căn cứ vào đối tượng quản lý, gồm:

- Quản lý giới vô sinh (Nhà xưởng, thiết bị máy móc, sản phẩm….) - Quản lý giới sinh vật (Cây trồng, vật nuôi..)

- Quản lý xã hội con người (Các tổ chức chính trị, xã hội, kinh tế) + Căn cứ vào tính chất hoạt động, gồm:

-Quản lý nhà nước (Về các lĩnh vực kinh tế, sản xuất kinh doanh) -Quản lý các tổ chức chính trị, xã hội, kinh tế

Như vậy: Nếu căn cứ vào tính chất hoạt động thì quản lý chi NSNN

Một phần của tài liệu (LUẬN VĂN THẠC SĨ) Quản lý chi ngân sách nhà nước cho giáo dục – đào tạo ở Hà Tĩnh (Trang 30 - 32)

Tải bản đầy đủ (PDF)

(88 trang)