1.2. Quản lý chi NSNN cho giáo dục – đào tạo
1.2.2. Khái niệm, đặc điểm, vai trò, nội dung chi NSNN cho giáo dục – đào tạo
nhà nước. Vì thế cần phải nghiên cứu những nội dung cơ bản và vai trò của quản lý nhằm khai thác một cách có hiệu quả nhất nguồn lực từ ngân sách và đưa ra các biện pháp quản lý các khoản chi ngân sách đạt hiệu quả cao trong điều kiện nguồn lực có hạn, nhu cầu thì vô hạn.
1.2.2. Khái niệm, đặc điểm, vai trò, nội dung chi NSNN cho giáo dục - đào tạo tạo
* Khái niệm, đặc điểm; Chi NSNN là một nội dung quan trọng trong hoạt động NSNN. “Chi NSNN là việc phân phối và sử dụng quỹ NSNN nhằm đảm bảo thực hiện các chức năng, nhiệm vụ của Nhà nước theo những nguyên tắc nhất định” [9,Tr 270].
Chi NSNN bao gồm các khoản chi thường xuyên và chi cho đầu tư phát triển. Ở Việt Nam trong cơ cấu chi thường xuyên thì chi cho các đơn vị giáo dục - đào tạo chiếm tỷ trọng lớn .
Xét về bản chất, chi NSNN cho giáo dục - đào tạo là quan hệ phân phối dưới hình thức giá trị từ quỹ tiền tệ tập trung của nhà nước theo nguyên tắc không hoàn trả trực tiếp, nhằm duy trì và phát triển một nền giáo dục của đất nước.
Xét về hiện tượng bên ngoài, khoản chi ngân sách nhà nước cho giáo dục - đào tạo là khoản chi mang tính chất tiêu dùng xã hội, không trực tiếp tạo ra của cải vật chất nhưng về mặt tác dụng lâu dài thì chi NSNN cho giáo dục - đào tạo là khoản chi cho đầu tư phát triển vì khoản chi này là nhân tố quyết định đến sự phát triển kinh tế xã hội trong hiện tại và tương lai của đất nước.
* Vai trò của chi NSNN đối với giáo dục- đào tạo:
Sự nghiệp giáo dục - đào tạo là sự nghiệp toàn dân, do vậy nhà nước chủ trương huy động mọi nguồn lực để đầu tư cho sự phát triển của ngành giáo dục.
Có thể nói ngành giáo dục được sự quan tâm của toàn đảng, toàn dân. Nguồn vốn để đầu tư cho giáo dục - đào tạo cũng rất đa dạng bao gồm các nguồn sau:
- Nguồn vốn ngoài ngân sách:
+ Tiền học phí do nhân dân đóng góp;
+ Tiền đóng góp của nhân dân để đầu tư xây dựng cơ sở trường lớp; + Ngồn vốn từ viện trợ của các tổ chức xã hội trong và ngoài nước; + Các nguồn vốn khác.
- Nguồn vốn từ ngân sách nhà nước
Chúng ta thường nói giáo dục - đào tạo là sự nghiệp của toàn dân, là trách nhiệm của cộng đồng. Vì thế cần có sự quan tâm đầu tư của tất cả các thành phần kinh tế, các cá nhân. Tuy nhiên, trên thực tế cho thấy trong tất cả các nguồn vốn đầu tư cho giáo dục - đào tạo thì nguồn vốn ngân sách nhà nước bao giờ cũng là nguồn quan trọng nhất, chiếm tỷ trọng lớn nhất và ổn định nhất. Do vậy, chất lượng của hệ thống giáo dục - đào tạo phụ thuộc chủ yếu vào nguồn vốn từ ngân sách nhà nước cấp. Vai trò của ngân sách nhà thể hiện ở các mặt sau:
Ngân sách nhà nước là nguồn vốn thường xuyên ổn định, to lớn để duy trì và phát triển hệ thống giáo dục theo đúng định hướng, mục tiêu của nhà nước. Trong cơ cấu nguồn vốn đầu tư cho giáo dục - đào tạo thì nguồn vốn ngân sách nhà nước là nguồn vốn có tỷ trọng lớn nhất trong tổng số các nguồn vốn mà không có một nguồn vốn nào có thể thay thế được vai trò của nó.
NSNN là nguồn vốn tài chính cơ bản đảm bảo đời sống cho đội ngũ cán bộ, giáo viên. Để đảm bảo sự duy trì và phát triển của nền giáo dục thì yếu tố hàng đầu là phải xây dựng được một đội ngũ nhà giáo có chuyên môn và nhiệt tình. Để làm được điều này thì phải có những biện pháp, chính sách mà quan trọng là phải đảm bảo đời sống vật chất của đội ngũ giáo viên. NSNN ngoài việc đảm bảo tiền lương hàng tháng cho cán bộ giáo viên mà còn bao gồm các
khoản khuyến khích như phụ cấp khu vực, phụ cấp ưu đãi phụ cấp thâm niên...
NSNN là nguồn kinh phí chủ yếu để đầu tư xây dựng cơ sở vật chất hạ tầng cũng như mua sắm, trang bị những thiết bị phục vụ cho công tác giảng dạy... Hệ thống trường lớp được hình thành từ NSNN, do NSNN đầu tư và hệ thống này không ngừng được đổi mới, trang bị hiện đại hơn nhằm đáp ứng yêu cầu giảng dạy đạt kết quả ngày càng cao.
NSNN góp phần phát triển toàn diện hệ thống giáo dục, trong việc đầu tư phát triển hệ thống giáo dục một cách đồng bộ, hợp lý và cân đối giữa các cấp và giữa các vùng. Nhà nước có thể điều chỉnh định hướng bằng việc sắp xếp lại mạng lưới trường học, lớp học, điều chỉnh giữa các vùng đồng bằng, trung du miền núi nhằm rút ngắn khoảng cách chênh lệch giáo dục.
* Nội dung chi ngân sách cho giáo dục - đào tạo
- Chi cho các trường mầm non; - Chi cho các trường tiểu học;
- Chi cho các trường trung học phổ thông;
- Chi cho các trung tâm dạy nghề, các trung tâm giáo dục thường xuyên;
- Chi cho các trường trung học chuyên nghiệp, trung học dạy nghề; - Chi cho các trường đại học, cao đẳng;
- Chi cho các hoạt động đào tạo khác.
Tóm lại: Vai trò của NSNN hết sức quan trọng, quyết định sự tồn tại và phát triển của hệ thống giáo dục - đào tạo. NSNN vững mạnh kết hợp với chủ trương phát triển giáo dục đúng đắn sẽ thúc đẩy sự phát triển của hệ thống giáo dục.