3.2. Một số giải pháp tiếp tục hoàn thiện quản lý chi NSNN cho giáo dục –
3.2.2. Giải pháp về tăng chi NSNN cho giáo dục – đào tạo cả về số tuyệt đố
trọng và tăng cường khai thác nguồn thu cho GD - ĐT
Mặc dù trong những năm qua tỉnh Hà Tĩnh đã chú trọng đầu tư cho giáo dục và không ngừng tăng lên cả số tuyệt đối lẫn tỷ trọng, đây là một cố gắng đáng ghi nhận. Tuy nhiên tổng chi cho GD - ĐT từ nguồn NSNN trung bình đạt khoảng 15 % trong tổng số chi ngân sách và chỉ đáp ứng được 70% đến 75% cho giáo dục trên địa bàn tỉnh. Chính vì thế, trong những năm tới, tỉnh Hà Tĩnh cần xây dựng những kế hoạch trung hạn và dài hạn trong việc đầu tư cho GD - ĐT, đồng thời tăng tỷ trọng chi ngân sách cho GD – ĐT lên 20% tương đương với tỷ lệ chi NSNN cho GD - ĐT theo dự toán NSNN của cả nước trong giai đoạn hiện nay. Với nguồn kinh phí đầu tư nhiều hơn cho giáo dục - đào tạo từ nguồn NSNN, sẽ có điều kiện tăng chi cho việc cải thiện tình hình cơ sở vật chất, nâng cao đời sống cũng như trình độ cho đội ngũ giáo viên, từ đó nâng cao chất lượng GD – ĐT ở Hà Tĩnh.
Tuy nhiên nếu chỉ dựa vào nguồn NSNN thì chưa đủ và chưa thể đáp ứng được yêu cầu nâng cao chất lượng GD – ĐT trong tương lai. Vì vậy, một mặt tỉnh cần tiếp tục tăng đầu tư ngân sách cho GD – ĐT, mặt khác tiếp tục hoàn thiện các biện pháp nhằm mở rộng huy động nguồn vốn đầu tư ngoài NSNN cho GD – ĐT để đáp ứng mục tiêu chiến lược về GD – ĐT. Cụ thể là:
* Về học phí
Các khoản thu trong trường học ví dụ như thu học phí cần xây dựng theo khu vực, cho từng cấp học, với quan điểm là nơi nào có điều kiện học tập và dịch vụ tốt hơn, thì người học nơi đó phải đóng góp tốt hơn. Điều này vừa đảm bảo tính công bằng trong huy động nguồn thu, đồng thời thúc đẩy các trường nâng cao chất lượng giảng dạy, học tập nhằm thu hút người học.
Mặt khác để các khoản thu về học phí và thu khác được sử dụng minh bạch, đúng mục đích cần phải quản lý chặt chẽ, tăng cường công tác kiểm tra, kiểm soát tránh trường hợp lạm thu hoặc sử dụng các khoản thu sai mục đích làm thất thoát nguồn thu.
Tăng cường huy động và quản lý đầy đủ các khoản thu từ hoạt động dich vụ của các cơ sở GD – ĐT.
Kêu gọi, tranh thủ các nguồn đầu tư của các tổ chức, cá nhân, các nhà hảo tâm đầu tư cho giáo dục.
Đa dạng hoá hình thức tổ chức đào tạo, tạo điều kiện thuận lợi cho mọi loại đối tượng có nhu cầu có thể được đào tạo. Ngoài những hình thức tổ chức đào tạo phổ biến hiện nay như: Chính quy tập trung; tại chức,v,v... cần quan tâm đến các hình thức "truyền nghề", "đào tạo gắn với chuyển giao công nghệ", "đào tạo theo chương trình, dự án".
Đa dạng hoá lực lượng xã hội tham gia đào tạo nghề. Coi trọng vai trò của doanh nghiệp trong đào tạo nghề. Khuyến khích các nhà đầu tư có năng lực, kinh nghiệm tổ chức đào tạo nghề. Thực hiện sự liên kết giữa doanh nghiệp và các cơ sở đào tạo nghề trong hoạt động đào tạo nghề để gắn giữa học lý thuyết với thực hành, lý luận với thực tiễn nhằm nâng cao chất lượng đào tạo, gắn đào tạo với nhu cầu sử dụng, đồng thời đây cũng là một kênh huy động vốn có hiệu quả cao
cho GD – ĐT.
* Về phát triển các trường ngoài công lập
Để giảm bớt ghánh nặng cho ngân sách về đầu tư cho GD – ĐT cần tăng cường phát triển các trường ngoài công lập, nhằm thu hút nguồn vốn ngoài ngân sách. Tuy nhiên cũng cần có biện pháp quản lý chặt chẽ chất lượng giảng dạy và học tập tại các cơ sở giáo dục ngoài công lập.