của tỉnh Hà Tĩnh
2.1.1. Đặc điểm về tự nhiên, kinh tế - xã hội
Hà Tĩnh được thành lập vào năm 1831 thuộc niên hiệu Minh Mệnh thứ 12 đời nhà Nguyễn và được tách ra từ tỉnh Nghệ Tĩnh để tái lập từ năm 1991. Hà Tĩnh có 12 đơn vị hành chính trực thuộc, bao gồm 1 Thành phố (TP Hà Tĩnh (tỉnh lỵ) và 1 Thị xã (TX Hồng Lĩnh), và 10 huyện: Đức Thọ, Nghi Xuân, Can Lộc, Thạch Hà, Cẩm Xuyên, Kỳ Anh, Hương Sơn, Hương Khê, Vũ Quang, Lộc Hà. Thành phố Hà Tĩnh là trung tâm chính trị, kinh tế, văn hoá của tỉnh nằm trên quốc lộ 1A, cách thủ đô Hà Nội 350 km về phía Bắc, cách thành phố Huế 314 km và cách thành phố Hồ Chí Minh 1.348 km về phía Nam. Vị trí địa lý: Hà Tĩnh thuộc khu vực Bắc Trung Bộ, trải từ 170 54’ đến 18050 phút độ vĩ bắc và 105 – 108 độ kinh đông. Phía Bắc giáp tỉnh Nghệ An với chiều dài 88 km, phía Nam giáp tỉnh Quảng Bình với chiều dài 130 km, phía Đông giáp Biển Đông với bờ biển dài 137 km, phía Tây giáp 2 tỉnh Lào (Tỉnh Bô Ly Khăm Xây và Khăm Muôn) với chiều dài biên giới 145 km. Có 3 Huyện Biên giới là: Hương Sơn 47 km gồm 2 xã Biên giới Sơn Kim và Sơn Hồng; Vũ Quang 45 km; Hương Khê có 65 km biên giới với 5 xã biên giới là Hoà Hải, Hương Vịnh, Phú Gia, Hương Lâm, Hương Liên. Có 1 cửa khẩu quốc tế là Cầu Treo - Nậm Phào đường số 8 và 3 đường tiểu ngạch; Bản Giàng đi Khăm Muộn, Kim Quang đi Khăm Cớt (Bô ly khăm xây); Sơn Hồng đi Bô ly khăm xây. Hà Tĩnh có cảng sông Xuân Hải và cảng biển nước sâu Vũng Áng. Có đường quốc lộ 1A, đường sắt và đường Hồ Chí Minh chạy
suốt chiều dài của tỉnh.
Diện tích: 5997 km2, chiếm 1,8% diện tích tự nhiên của cả nước. Dân số: Gần 1,3 triệu người, xấp xỷ 1,7% dân số cả nước.
Trong những năm qua, kinh tế Hà Tĩnh đạt mức tăng trưởng khá. Tổng sản phẩm trên địa bàn bình quân đầu người năm 2010 là 673 USD, năm 2011 là 809 USD, 2012 là 859 USD.
Tổng thu ngân sách trên địa bàn năm 2010 đạt 4.420.727 triệu đồng, năm 2011 đạt 7.174.649 triệu đồng, năm 2012 9.196.685 triệu đồng.
Tổng chi ngân sách năm 2010 là 11.466.234 triệu đồng, năm 2011 là 13.594.591 triệu đồng, năm 2012 là 15.034.799 triệu đồng. Trong đó chi cho GD - ĐT đã được duy trì ổn định và có xu hướng tăng dần cụ thể năm 2010 chi cho GD - ĐT là 1.435.803 chiếm 12,5 % đến năm 2012 chi cho GD -ĐT là 2.299.339 triệu đồng đạt 15,3%.
Nhờ những thành tựu về phát triển kinh tế - xã hội nêu trên, đời sống nhân dân Hà tĩnh trong những năm qua được cải thiện và nâng cao rõ rệt. đây cũng là điều kiện căn bản góp phần nâng cao chất lượng cuộc sống vật chất, tinh thần, nâng cao chất lượng GD - ĐT.
2.1.2. Đặc điểm về giáo dục - đào tạo Tỉnh Hà Tĩnh.
* Về quy mô phát triển và chất lượng của hệ thống giáo dục
Số liệu ở bảng 2.1 cho thấy hệ thống giáo dục - đào tạo trên địa bàn tỉnh Hà Tĩnh trong những năm qua tương đối ổn định và phát triển, quy mô các trường lớp được mở rộng, phát triển mạnh mẽ ở tất cả các cấp, các ngành học cả về quy mô và số lượng học sinh, đáp ứng nhu cầu học tập của con em nhân dân trong Tỉnh.
+ Khối mầm non: Trong thời gian qua, số lượng các lớp nhà trẻ, mẫu giáo tăng lên đáng kể, đáp ứng nhu cầu ngày càng tăng của nhân dân trong tỉnh. Tính đến nay quy mô của khối mầm non trên địa bàn tỉnh là 271 trường
Bảng 2.1: Số liệu phát triển các ngành học năm 2011 - 2012 NGÀNH HỌC SỐ TRƯỜNG SỐ LỚP SỐ PHÒNG HỌC SỐ HỌC SINH (Nghìn học sinh) SỐ GIÁO VIÊN (Người) Mầm non 271 2.059 2.059 65,22 4.525 + Công lập 163 1.519 1.519 37,87 2.597 + Ngoài công lập 108 990 990 27,35 1.928 GD Phổ thông 507 7.771 7.771 233,1 14.525 Tiểu học 285 3.876 3.876 95,9 5.627 + Công lập 285 3.876 3.876 95,9 5.627 + Ngoài công lập 0 0 0 0 0 Trung học cơ sở 177 2.603 2.603 80,9 5.684 + Công lập 177 2.603 2.603 80,9 5.684 + Ngoài công lập 0 0 0 0 0 Trung học phổ thông 45 1.292 56,3 3.214 + Công lập 40 1.250 1.250 54,5 3.907 + Ngoài công lập 5 42 42 1,8 117 Trung cấp chuyên nghiệp 1 41 41 2.665 20 + Công lập 1 41 41 2.665 20 + Ngoài công lập 0 0 0 0 0 Cao đẳng 2 46 46 2.772 137 + Công lập 2 46 46 2.772 137 + Ngoài công lập 0 0 0 0 0 Đại học 1 93 93 8.429 201 + Công lập 1 0 0 8.429 201 + Ngoài công lập 0 0 0 0 0
(Nguồn: Báo cáo tổng kết năm 2011 - 2012 của sở GD - ĐT Hà Tĩnh)
trường công lập đạt 107,2%, các trường ngoài công lập đạt 85,71%. Tỷ lệ huy động trẻ ra mẫu giáo đạt 86% đến 92%, tỷ lệ trẻ ra nhà trẻ là 90%. Hệ thống các trường lớp ngày càng mở rộng, chất lượng giáo dục mầm non được giữ vững và phát triển cả các mặt nuôi dưỡng, chăm sóc sức khoẻ và giáo dục
+ Khối phổ thông
Nhìn vào số liệu cho thấy, quy mô của hệ thống khối phổ thông cũng được mở rộng cả ở bậc tiểu học và bậc trung học, cụ thể :
- Bậc tiểu học: Giáo dục tiểu học trên địa bàn tỉnh Hà Tỉnh đã có những chuyển biến tích cực, tăng cả về quy mô lẫn chất lượng: Số trường tiểu học năm 2012 là 285 trường bình quân đạt 93,89 % so với chỉ số phát triển của năm trước, số lượng học sinh trong những năm qua tăng lên rõ rệt, tỷ lệ từ 6 tuổi trở lên vào lớp một đạt từ 99,6 % đến 99,98 %. Cùng với công tác duy trì, củng cố và nâng cao chất lượng phổ cập tiểu học, ngành GD - ĐT tỉnh đã và đang nỗ lực nâng cao chất lượng giáo dục toàn diện. Tỷ lệ học sinh tốt nghiệp và xếp loại đạo đức tốt, văn hoá khá, giỏi tăng hàng năm.
- Bậc trung học: Số trường trung học cơ sở năm 2012 là 177 trường bình quân đạt 93,65 % so với chỉ số phát triển của năm trước. Số trường trung học phổ thông học năm 2012 là 45 trường bình quân đạt 100 % so với chỉ số phát triển của năm trước. Chất lượng các mặt giáo dục đối với bậc phổ thông (Bao gồm cả Trung học cơ sở và Trung học phổ thông), được cũng cố và phát triển. Hà Tĩnh đã và đang hình thành mạng lưới các trường THCS và PTTH chất lượng cao, có uy tín như trường THCS Lê Văn Thiêm, Trường Năng Khiếu tỉnh. Nội dung chương trình học tập về cơ bản bảo đảm theo các chương trình chuẩn của Bộ GD - ĐT ban hành. Tỷ lệ học sinh được xếp loại đạo đức tốt, văn hoá khá giỏi tăng hàng năm.
+ Giáo dục chuyên nghiệp: Năm 2012 tỉnh Hà tĩnh có 1 trường trung cấp chuyên nghiệp với quy mô 2.665 học sinh, sinh viên và 2 trường cao đẳng với quy mô 2.772, hàng năm số lượng học sinh vào các trường này khá ổn định, với nhiều ngành học đa dạng, với các khoá học ngắn hạn, dài hạn.
+ Giáo dục đại học: Năm 2012 tỉnh Hà Tĩnh có một trường đại học với 8.429 sinh viên, với các ngành nghề đa dạng như: Sư phạm, kinh tế, Công nghệ thông tin, Du lịch, xây dựng… với đa dạng các cấp học (đại học, cao đẳng), hình thức đào tạo (chính quy, tại chức, liên thông, liên kết đào tạo). Tỷ lệ sinh viên vào trường tương đối ổn định trong các năm, Chất lượng đào tạo ngày càng tăng, đáp ứng nhu cầu nguồn nhân lực cho tỉnh và các tỉnh khác, đặc biệt cung cấp nguồn nhân lực cho khu công nghiệp Vũng áng.
Như vậy, trong những năm qua sự nghiệp giáo dục - đào tạo trên địa bàn tỉnh Hà Tĩnh đã đạt được thành quả tích cực trong việc phát triển hệ thống giáo dục trên địa bàn. Tuy nhiên vẫn tồn tại một số vấn đề: quy hoạch mạng lưới trường học chưa thật hợp lý, quy mô trường lớp chưa đáp ứng được số lượng học sinh ngày càng tăng trên địa bàn tỉnh, quy mô giáo dục tăng không đồng đều giữa các loại hình công lập và dân lập, giữa các vùng thành thị và nông thôn.
* Về Đội ngũ giáo viên và cán bộ quản lý
Theo thống kê năm học 2010 - 2012, số giáo viên các ngành học bậc học của tỉnh Hà Tĩnh như sau:
- Giáo viên mầm non 4.254 người, tỷ lệ giáo viên đạt chuẩn là 92,5%. - Giáo viên tiểu học 5.627 người, tỷ lệ giáo viên đạt chuẩn là 100%. - Giáo viên THCS 5.648 người, tỷ lệ giáo viên đạt chuẩn là 98,51%. - Giáo viên THPT 3.214 người, tỷ lệ giáo viên đạt chuẩn là 100%. - Giáo viên trung cấp chuyên nghiệp 58 người, số giáo viên có trình
- Giáo viên cao đẳng 137 người, số giáo viên có trình độ trên đại học 40 người, trình độ đại học là 89 người, trình độ khác là 8 người. - Giáo viên đại học 201 người, số giáo viên có trình độ trên đại học
122 người, trình độ đại học là 79 người.
Nhìn chung, đội ngũ giáo viên và cán bộ quản lý tỉnh Hà Tĩnh có sự phát triển mạnh cả về số lượng và chất lượng, với cơ cấu đa dạng.
Song song với việc bồi dưỡng, chuẩn hoá đội ngũ, những năm gần đây ngành GD - ĐT Hà Tĩnh đã đẩy mạnh việc đào tạo, bồi dưỡng đội ngũ giáo viên có trình độ trên chuẩn. Việc đào tạo sau đại học đã có bước phát triển mới, một số cán bộ quản lý đã và đang theo học chuyên ngành quản lý giáo dục. Số lượng cán bộ, giáo viên đi học đại học và sau đại học ngày càng gia tăng. Tuy nhiên về số lượng, chất lượng đội ngũ giáo viên vẫn chưa đáp ứng yêu cầu phát triển GD - ĐT trong giai đoạn mới, nhất là đối với giáo viên các môn năng khiếu, nghệ thuật, ngoại ngữ…đây cũng là một trong những nhiệm vụ đặt ra của ngành GD - ĐT Hà Tĩnh nhằm nâng cao hơn nữa chất lượng đội ngũ giáo viên trong toàn ngành.
* Về Mạng lưới cơ sở vật chất GD - ĐT tỉnh Hà tĩnh
Trên địa bàn tỉnh Hà Tĩnh đã hình thành và phát triển mạng lưới các cơ sở GD - ĐT tương đối hoàn chỉnh, bao gồm nhiều loại hình trường, cơ sở giáo dục ở tất cả các bậc học, ngành đào tạo phù hợp với đặc điểm và xu hướng phát triển của địa phương.
+ Bình quân học sinh / lớp các cấp học như sau:
-Mẫu giáo: 31,7 HS/ 1 lớp (Theo quy định 30HS/lớp) -Tiểu học: 30 HS/ 1 lớp (Theo quy định 35 – 40 HS/lớp) -THCS: 31HS/ 1 lớp (Theo quy định 40 - 45HS/lớp) -THPT: 44 HS/ 1 lớp (Theo quy định 45 - 50HS/lớp) + Số học sinh bình quân một giáo viên:
-Mầm non 15 HS/1Giáo viên -Tiểu học 17HS/1 giáo viên -THCS 14HS/1 giáo viên -THPT 18/1 giáo viên
Mạng lưới GD –ĐT tỉnh Hà Tĩnh có ưu điểm là:
- Mạng lưới các cơ sở giáo dục mầm non, phổ thông và giáo dục thường xuyên được bố trí khá hợp lý theo địa bàn dân cư thành phố, các huyện và xã phường, thị trấn với nhiều loại hình trường, lớp về cơ bản đáp ứng nhu cầu học tập đa dạng của các tầng lớp dân cư.
- Cơ sở vật chất đang từng bước được củng cố và hiện đại hoá, nhiều trường mẫu giáo, phổ thông được xây dựng khang trang, sạch đẹp, trang bị các thiết bị dạy học đầy đủ, chất lượng tốt.
Tuy vậy mạng lướng các cơ sở GD - ĐT tỉnh Hà Tĩnh còn tồn tại một số vấn đề sau:
- Chưa được bố trí, quy hoạch một cách tổng thể, dài hạn, đặc biệt là hệ thống trường lớp ở các huyện xa trung tâm như Hương khê, Vũ Quang, Hương Sơn.
- Một số trường học đã được xây dựng nhiều năm, với nhiều trường quy mô nhỏ, cơ sở hạ tầng bắt đầu xuống cấp đặc biệt ở các huyện vùng sâu, vùng xa.
- Mạng lưới GD - ĐT dân lập, tư thục còn chậm phát triển, địa điểm còn phụ thuộc chủ yếu là thuê mặt bằng chưa ổn định nên việc đầu tư hiện đại hoá cơ sở vật chất gặp nhiều khó khăn.
- Cơ sở vật chất, trang thiết bị dạy học mặc dù đã có sự đầu tư trang bị nhưng xét về tổng thể vẫn chưa đáp ứng yêu cầu nâng cao chất lượng GD - ĐT. Đặc biệt chưa hình thành được mạng lưới các trường trọng điểm chất
lượng cao cả ở phổ thông và giáo dục chuyên nghiệp. Tỷ lệ trường trung học chuyên nghiệp còn quá thấp so với trung học phổ thông.
2.2. Thực trạng công tác quản lý chi Ngân sách nhà nƣớc cho giáo dục tỉnh Hà Tĩnh từ năm 2010 đến nay
2.2.1. Cơ chế phân cấp quản lý chi ngân sách cho GD - ĐT trên địa bàn tỉnh Hà Tĩnh
Cơ chế phân cấp quản lý, cấp phát ngân sách cho GD - ĐT tỉnh Hà Tỉnh trong giai đoạn hiện nay được mô tả theo sơ đồ 2.1:
Sơ đồ 2.1: Cơ chế phân cấp quản lý ngân sách GD - ĐT tỉnh Hà Tĩnh
Chú thích: - (1) Cấp bằng dự toán
- (2) Cấp bổ sung ngân sách có mục tiêu
Cơ chế phân cấp quản lý ngân sách cho GD - ĐT tỉnh Hà Tĩnh trong giai đoạn từ năm 2010 đến nay có sự điều chỉnh theo tinh thần việc nào giao cho nghành nào, cấp nào quản lý phù hợp, có lợi thì phân cấp cho cấp đó, trên cơ
Ngân sách Tỉnh Sở GD - ĐT Ngân sách huyện (1) (2) (1) (1) - Trường MN công lập - Các trường tiểu học - Các trường THCS - Trường THPT
- Các trường chuyên biệt - Các trường đào tạo
sở pháp luật hiện hành. Đó là chuyển đổi từ cách thức cấp phát kinh phí uỷ quyền sang hình thức cấp phát theo dự toán và giao dự toán ổn định trong 3 năm, đồng thời ngân sách tỉnh cấp bổ sung có mục tiêu cho ngân sách huyện để trực tiếp cấp phát tới các cơ sở giáo dục thuộc cấp mình quản lý.
2.2.2. Nguồn vốn đầu tư cho giáo dục - đào tạo tỉnh Hà Tĩnh
Để duy trì sự phát triển ổn định lâu dài và phát triển một hệ thống giáo dục toàn diện, cần phải tập trung nguồn kinh phí để đầu tư cho sự phát triển của ngành giáo dục một cách hiệu quả. Nguồn vốn để đầu tư cho GD - ĐT tỉnh Hà Tĩnh cũng rất đa dạng bao gồm các nguồn sau:
- Nguồn vốn ngoài ngân sách:
+ Tiền học phí do nhân dân đóng góp
+ Tiền đóng góp của nhân dân để đầu tư xây dựng cơ sở trường lớp. + Ngồn vốn từ viện trợ của các tổ chức xã hội trong và ngoài nước. + Các nguồn vốn khác
- Nguồn vốn từ ngân sách nhà nước
Ngân sách nhà nước là nguồn vốn thường xuyên ổn định, to lớn để duy trì và phát triển hệ thống giáo dục theo đúng định hướng, mục tiêu của nhà nước. Trong cơ cấu nguồn vốn đầu tư cho GD - ĐT thì nguồn vốn ngân sách nhà nước là nguồn vốn có tỷ trọng lớn nhất trong tổng số các nguồn vốn mà không có một nguồn vốn nào có thể thay thế được.
Theo số liệu báo cáo tổng quyết toán ngân sách tỉnh Hà Tĩnh năm 2010, 2011, 2012 mức chi ngân sách cho GD - ĐT Hà Tĩnh như sau:
Năm 2010: Tổng chi ngân sách địa phương là: 12.560.014.000.000 đồng. Tổng số chi cho GD - ĐT là: 249.134.842.089 đồng chiếm tỷ trọng 12,52% chi ngân sách địa phương. Số chi cho GD - ĐT tăng do bổ sung nguồn cải cách tiền lương theo Nghị định 28/ NĐ - CP, thực hiện chế độ phụ cấp ưu đãi theo Nghị định 61/ NĐ - CP cho các cơ sở GD thuộc địa bàn khó
khăn, tăng biên chế, hỗ trợ học bổng cho học sinh dân tộc nội trú, học bổng hộ nghèo, tăng chế độ cho giáo viên mầm non ngoài biên chế, thực hiện chuyển đổi các trường bán công sang công lập, bổ sung nguồn đào tạo cán bộ