Một số giải pháp hỗ trợ khác

Một phần của tài liệu (LUẬN VĂN THẠC SĨ) Quản lý chi ngân sách nhà nước cho giáo dục – đào tạo ở Hà Tĩnh (Trang 80 - 88)

3.2. Một số giải pháp tiếp tục hoàn thiện quản lý chi NSNN cho giáo dục –

3.2.7. Một số giải pháp hỗ trợ khác

+ Tăng cường giáo dục chính trị, tư tưởng, đạo đức lối sống cho đội ngũ cán bộ, giáo viên, học sinh, sinh viên trong toàn ngành

+ Tiếp tục làm tốt công tác quy hoạch hệ thống trường học và cơ sở giáo dục đáp ứng nhu cầu học tập của các tầng lớp nhân dân và nâng cao chất lượng giáo dục.

+Tiếp tục chỉ đạo làm tốt công tác quy hoạch hệ thống trường lớp và các cơ sở giáo dục đảm bảo cân đối giữa quy mô và cơ cấu, giữa các loại hình, vùng miền, các cấp học và ngành nghề đào tạo nhằm tạo điều kiện thuận lợi để thu hút người học đồng thời nâng cao chất lượng giáo dục toàn diện.

+ Tích cực đổi mới công tác quản lý giáo dục

+ Xây dựng đội ngũ nhà giáo và CBQLGD đồng bộ và chất lượng; thực hiện nghiêm túc quy chế chuyên môn, nâng cao chất lượng dạy học

+ Tăng cường đầu tư xây dựng cơ sở vật chất – thiết bị đảm bảo tốt yêu cầu nâng cao chất lượng dạy học

+ Tích cực huy động các nguồn lực: nguồn vốn ngân sách Trung ương, trái phiếu Chính phủ, Chương trình mục tiêu quốc gia, vốn vay ODA, ngân sách tỉnh, huyện, xã, các nguồn tài trợ, nguồn đóng góp, nguồn huy động từ xã hội hóa, lồng ghép các chương trình... để tăng cường đầu tư xây dựng cơ sở vật chất, trang thiết bị, điện, nước, vệ sinh môi trường, cảnh quan … cho các trường học một cách đồng bộ.

+ Đẩy mạnh công tác xã hội hóa giáo dục, đa dạng hóa hình thức đào tạo, gắn đào tạo nghề với nhu cầu xã hội

+ Thực hiện tốt chính sách xã hội trong giáo dục - đào tạo + Xây dựng các cơ sở giáo dục tiên tiến

Tóm lại: Những giải pháp trên nhằm hoàn thiện công tác quản lý chi NSNN cho giáo dục - đào tạo ở Hà Tĩnh vừa mang tính tổng quát, vừa có tính trước mắt, vừa có tính lâu dài và cần được kịp thời điều chỉnh thích ứng với sự biến động của đời sống KT - XH nói chung và giáo dục - đào tạo nói riêng, đồng thời cần mang tính đặc thù phù hợp với một tỉnh nghèo đang trên đà phát triển như tỉnh Hà Tĩnh.

KẾT LUẬN

Giáo dục - đào tạo đóng vai trò to lớn đối với sự phát triển của nền kinh tế - xã hội và có một vị trí đặc biệt trong chiến lược phát triển đất nước, là động lực thúc đẩy sự nghiệp công nghiệp hoá và hiện đại hoá ở Việt Nam hiện nay. Giáo dục - đào tạo góp phần nâng cao mặt bằng dân trí, là môi trường để phát triển và bồi dưỡng nhân tài cho đất nước, tạo ra nguồn lực lao động có trí tuệ cao, có tay nghề thành thạo có phẩm chất đạo đức tốt đây là những yếu tố thúc đẩy sự phát triển và tiến bộ xã hội của mỗi quốc gia. Để làm được điều này thì hàng năm nhà nước phải đầu tư một nguồn kinh phí không nhỏ từ nguồn ngân sách nhà nước cho GD - ĐT. Tuy nhiên nguồn lực thì hữu hạn, nhu cầu thì vô hạn, vì vậy một trong những biện pháp quan trọng phù hợp trong tình hình hiện nay, để góp phần phát triển GD - ĐT đất nước là tăng cường, quản lý chi ngân sách nhà nước cho GD - ĐT nhằm đảm bảo khai thác tối ưu nguồn vốn đầu tư, nâng cao chất lượng GD - ĐT Việt Nam nói chung, tỉnh Hà Tĩnh nói riêng.

Qua nghiên cứu cơ sở lý luận và thực tiễn công tác quản lý chi ngân sách cho GD - ĐT, Luận văn đã góp phần hệ thống hoá lý luận về quản lý ngân sách cho GD - ĐT, trả lời rõ- các câu hỏi: Những vấn đề bất cập trong quản lý chi ngân sách cho giáo dục đào tạo ở Hà Tĩnh hiện nay là gì? Nguyên nhân nào dẫn đến những bất cập đó? Giải pháp khắc phục ?

Trên cơ sở xác định rõ nội dung cần nghiên cứu, Luận văn đã tập trung nghiên cứu, phân tích thực tiễn công tác quản lý chi ngân sách cho GD - ĐT trên

địa bàn tỉnh Hà Tĩnh. Kết quả nghiên cứu đã đưa ra được những đánh giá về thực trạng quản lý chi ngân sách cho GD - ĐT trên địa bàn tỉnh Hà Tĩnh:

Những kết quả đạt được:

Quy trình phân cấp quản lý ngân sách đã có sự phân định nhiệm vụ, quyền hạn rõ ràng giữa ngân sách cấp tỉnh, huyện, xã, khắc phục được những hạn chế của hình thức cấp phát bằng kinh phí uỷ quyền. Tạo sự chủ động, linh hoạt trong quản lý và điều hành ngân sách đồng thời vẫn đảm bảo nguyên tắc tập trung dân chủ.

Nguồn vốn đầu tư cho giáo dục đã tăng lên cả về quy mô và tỷ trọng, nguồn vốn từ NSNN cho giáo dục - đào tạo không ngừng tăng lên qua các năm. Bên cạnh đó tỉnh đã tập trung khai thác các nguồn vốn ngoài ngân sách cho giáo dục - đào tạo nhờ đó sự nghiệp GD - ĐT tỉnh Hà Tĩnh đã có những chuyển biến đáng khích lệ.

Công tác lập, chấp hành và quyết toán ngân sách đã có những bước chuyển biến tích cực, công tác xây dựng dự toán về cơ bản đã dựa vào các căn cứ khoa học và thực tế tại đơn vị cơ sở. Hầu hết các đơn vị sử dụng ngân sách được giao dự toán ổn định trong 3 năm nên đã chủ động hơn trong quá trình sử dụng kinh phí. Quá trình sử dụng ngân sách về cơ bản đã tuân thủ theo đúng dự toán được giao, các khoản chi ngân sách đã có đủ chứng từ hợp pháp, hợp lệ. Công tác kiểm soát chi qua kho bạc đã được chú trọng. Công tác quyết toán ngân sách đã tuân thủ theo đúng quy định của luật ngân sách nhà nước, phản ánh đầy đủ quá trình sử dụng kinh phí tai các đơn vị.

Những tồn tại, bất cập:

Do không phải chịu sức ép về đảm bảo nguồn thu ngân sách trên địa bàn đáp ứng cho nhu cầu chi, nên đã phần nào hạn chế tính chủ động, tích cực của

chính quyền cấp huyện và xã phường trong việc khai thác, huy động các nguồn tài chính đầu tư cho GD - ĐT. Công tác xã hội hoá giáo dục nhìn chung còn chậm, hiệu quả chưa cao, tư tưởng ỷ lại, trông chờ vào ngân sách chưa được khắc phục. Công tác thanh tra, kiểm tra tình hình quản lý tài chính tại các đơn vị cơ sở chưa được các cơ quan quản lý quan tâm đúng mức, quá trình kiểm tra giám sát và uốn nắt diễn ra không thường xuyên, còn mang nặng tính hình thức nên tình trạng lạm thu và sử dụng kinh phí sai mục đích diễn ra khá phổ biến.

Nguồn vốn từ ngân sách cho giáo dục - đào tạo mặc dù đã tăng lên nhưng vẫn chưa đáp ứng được nhu cầu phát triển giáo dục - đào tạo của tỉnh. Các nguồn vốn ngoài ngân sách chưa được khai thác triệt để, chưa tương xứng với tiềm năng của nguồn vốn này.

Công tác lập dự toán, chấp hành và quyết toán ngân sách vẫn tồn tại nhiều bất cập như: Còn mang tính chủ quan, áp đặt trong quá trình xét duyệt dự toán, một số chỉ tiêu khi xây dựng dự toán còn thiếu cơ sở khoa học, chưa sát với tình hình thực tế của đơn vị sử dụng ngân sách. Tình trạng chi sai nguồn, thiếu chứng từ hợp pháp, hợp lệ vẫn còn xảy ra. Công tác thanh tra, kiểm tra quá trình chi ngân sách chủ yếu coi trọng tính pháp lý của các khoản chi, chưa chú trọng đến hiệu quả thực tế của các khoản chi đó. Công tác quyết toán ngân sách vẫn còn chậm, một số đơn vị lập sai mẫu biểu…

Trên cơ sở phân tích thực trạng luận văn đề xuất các giải pháp nhằm hoàn thiện công tác quản lý chi ngân sách cho GD - ĐT trên địa bàn tỉnh Hà Tĩnh trong thời gian tới, nhằm góp phần nâng cao chất lượng GD - ĐT như:

Giải pháp về phân cấp ngân sách tăng tính chủ động, linh hoạt trong quản lý điều hành các cấp ngân sách trên cơ sở nguyên tắc tập trung, dân chủ.

Tăng đầu tư từ NSNN cho GD - ĐT tỉnh Hà Tĩnh đạt mức 20% tổng chi ngân sách.

Đổi mới cơ chế quản lý ngân sách GD - ĐT tỉnh gồm: Cơ chế về phân cấp quản lý, cấp phát và thanh quyết toán ngân sách…

Các giải pháp hỗ trợ khác như: Giải pháp về khai thác nguồn thu ngoài ngân sách, giải pháp tăng cường công tác quản lý tài chính tại các đơn vị cơ sở, tuyền truyền giáo dục nâng cao nhận thức của người dân…

Những giải pháp này cần phải có sự điều chỉnh khi có sự biến động về tình hình KT - XH để phát huy tối đa hiệu quả trong quá trình quản lý chi ngân sách cho GD - ĐT của tỉnh Hà Tĩnh.

DANH MỤC TÀI LIỆU THAM KHẢO

Tiếng Việt:

1. Ban soạn thảo chiến lược phát triển GD – ĐT (1998), Dự báo quy mô phát triển GD – ĐT cho các năm 2000, 2005, 2010 và 2020.

2. Nguyễn Duy Bắc (2013), Phát triển giáo dục – đào tạo – KHCN trong thời kỳ đẩy mạnh CNH – HĐH, NXB Chính trị Quốc gia Hà Nội

3. Bộ Giáo dục – Đào tạo (2011), Tình hình phát triển giáo dục của một số nước trên thế giới, Nxb Giáo dục Hà Nội.

4. Bộ Giáo dục – Đào tạo, Chiến lược phát triển GD – ĐT 2011 - 2020.

5. Bộ tư pháp (2005), Về đẩy mạnh xã hội hoá về giáo dục, y tế, văn hoá, thể dục thể thao, Nghị quyết số 05/2005/NQ-CP

6. Đỗ Minh Cương (2001), Phát triển nguồn nhân lực giáo dục đại học Việt Nam, Nxb Chính trị Quốc gia.

7. Dương Đăng Chinh, Phạm Văn Khoan (2011), Giáo trình Tài chính công

Nxb Tài chính.

8. Cục thống kê Hà Tĩnh, Niên giám thống kê năm 2010, 2011, 2012, 2013

9. Phạm Ngọc Dũng, Đinh Xuân Hạng (2011), Giáo trình Tài chính – Tiền tệ, Nxb Tài chính.

10. Phan Huy Đường, Nguyễn Hồng Sơn (2013), Giáo trình Khoa học quản lý,

Nxb Đại học Quốc gia Hà Nội.

11. Đảng Cộng sản Việt Nam (2006), Văn kiện đại hội đại biểu toàn quốc lần thứ IX, Nxb Chính trị Quốc gia Hà Nội

thứ XI, Nxb Chính trị Quốc gia Hà Nội

13. Phạm Minh Hạc (1996), Vấn đề con người trong công cuộc đổi mới,

Chương trình Khoa học - Công nghệ cấp Nhà nước KX - 07, Hà Nội. 14. Phạm Minh Hạc (1995), Xã hội hoá giáo dục, Nxb giáo dục, Hà Nội

15. Đặng Thị Thanh Huyền (1999), Mối quan hệ Cung – Cầu và Lợi ích – Chi phí trong giáo dục ở các nước phát triển, Nghiên cứu giáo dục, số chuyên đề, tr. 32.

16. Bùi Ngọc Lan (2006), Nguồn lực trí tuệ trong sự nghiệp đổi mới ở Việt Nam.

17. Hồ Chí Minh (1990), Về vấn đề giáo dục, Nxb Giáo dục, Hà Nội

18. (Nhiều tác giả) (2007), Những vấn đề Giáo dục hiện đại hiện nay: Quan điểm và giải pháp, Nxb Tri thức.

19. Nguyễn Duy Phong (2003), Hoàn thiện cơ chế quản lý tài chính đối với giáo dục phổ thông ở Hà Nội, Luận án tiến sỹ kinh tế.

20. Quốc hội Việt Nam (2002), Luật ngân sách nhà nướccộng hoà xã hội chủ nghĩa Việt Nam , NXB Chính trị Quốc gia Hà Nội

21. Quốc hội Việt Nam (2005), Luật Giáo dục, NXB Chính trị Quốc gia Hà Nội

22. Sở Tài Chính Hà Tĩnh (2010,2011,2012), Báo cáo quyết toán (2010, 2011, 2012) về tình hình chi ngân sách cho giáo dục tỉnh Hà Tĩnh.

23. Võ Trí Thành (2013), Nguồn lực cho giáo dục: Đầu tư chưa tương xứng với quy mô.

24. Uỷ ban nhân dân tỉnh Hà Tĩnh (2011), Đề án phát triển GD – ĐT đến năm 2015 và những năm tiếp theo

giáo dục – đào tạo ở Việt Nam, Luận văn thạc sỹ.

26. Viện nghiên cứu phát triển giáo dục (2009), Cơ sở lý luận và thực tiễn xây dựng xây dựng chiến lược phát triển giáo dục – đào tạo, Nxb Giáo dục, Hà Nội

27. Viện nghiên cứu phát triển giáo dục (2009), Số liệu Kinh tế - Giáo dục – đào tạo ở Việt Nam phân theo vùng, Nxb Giáo dục, Hà Nội

Website: 28. http://dantri.com.vn. 29. www.moet.gov.vn 30. www.edu.net.vn 31. hatinh.edu.vn 32. www.gdtđ.vn 33. qppl.hatinh.gov.vn

Một phần của tài liệu (LUẬN VĂN THẠC SĨ) Quản lý chi ngân sách nhà nước cho giáo dục – đào tạo ở Hà Tĩnh (Trang 80 - 88)

Tải bản đầy đủ (PDF)

(88 trang)