1.1 .Tổng quan tình hình nghiên cứu
1.5. Kinh nghiệmcủa một số doanh nghiệp quốc tế trong việctriển kha
khai các ứng dụng di động
Qua nghiên cứu thực tiễn ứng dụng di động của một số nƣớc trên thế giới có thể rút ra một số nhận xét chủ yếu sau:
Thứ nhất,thƣơng mại di động đã trở thành một yếu tố rất quan trọng trong phát triển thƣơng mại. Thƣơng mại di động toàn cầu đang có những bƣớc phát triển thần kỳ với sức bật vƣợt xa thƣơng mại điện tử trong giai đoạn 2013 - 2016và cả ở tƣơng lai. Theo Infographic, thƣơng mại di động toàn cầu đƣợc dự đoán tăng trƣởng 42% hàng năm cả về khối lƣợng giao dịch và giá trị hàng hóa từ năm 2013-2016, trong khi đó thƣơng mại điện tử chỉ tăng trƣởng 13%. Kết quả này cho thấy tốc độ phát triển nhanh hơn 300% so với Thƣơng mại điện tử. Và theo dự báo, năm 2018, Thƣơng mại điện tử trên nền tảng di động sẽ chiếm tới gần 50% của TMĐT trên toàn cầu. Một số quốc gia phát triển có ứng dụng cao về công nghệ, doanh thu từ thƣơng mại di động có những nƣớc chiếm gần 50% nhƣ Hàn Quốc, Nhật Bản.
Thƣơng mại di động đã nhanh chóng phát triển trong khu vực Châu Á, trong đó hai thị trƣờng năng động là Thái Lan và Trung Quốc. Là đất nƣớc đông dân nhất thế giới với 1,3 tỷ dân, Trung Quốc có 618 ngƣời sử dụng internet và hơn 80% trong số đó sử dụng internet bằng di động, tức khoảng 500 triệu ngƣời. Theo dự đoán, trong năm 2014, M-Commerce tại thị trƣờng Trung Quốc sẽ đạt mức tăng trƣởng 91,1%, gần đạt 52 tỷ USD doanh thu.
Thƣơng mại di động là xu thế toàn cầu, có đƣợc sự tham gia sâu rộng của mọi tầng lớp ngƣời dân, ngƣời tiêu dùng, các doanh nghiệp kinh doanh, các công ty, doanh nghiệp ứng dụng công nghệ. Xu thế triển khai ứng dụng di động ngày càng phổ biến trong các doanh nghiệp, đặc biệt là các doanh
nghiệp viễn thông khi mà nhu cầu sử dụng các dịch vụ truyền thống nhƣ thoại, nhắn tin ngày càng giảm dần. Để tồn tại và phát triển, các doanh nghiệp Viễn thông phải triển khai kinh doanh các dịch vụ mới, ứng dụng mới, tạo ra các nguồn thu mới từ phí sử dụng dịch vụ hoặc phí thuê bao dịch vụ di động.
Thứ hai, sự trải nghiệm trên thiết bị di động hoàn toàn khác hẳn so với máy tính hay máy tính xách tay. Do ngón tay di chuyển trên điện thoại bị giới hạn, số lƣợng thao tác khi dùng ứng dụng thƣơng mại di động cũng phải đƣợc tối giản. Khoảng cách giữa các nút bấm trên ứng dụng phải tính toán rất kỹ cho phù hợp với ngón tay. Vì vậy, khi phát triển sản phẩm thƣơng mại di động, doanh nghiệp nên nghĩ theo hƣớng di động trƣớc tiên (mobile first). Viber, một ứng dụng nhắn tin trên điện thoại, phát triển mạnh mẽ cũng nhờ tƣ duy mobile first. Ứng dụng Instagram sẵn sàng bỏ hẳn phiên bản website để tối ƣu hóa trải nghiệm chia sẻ ảnh mọi nơi qua điện thoại. Flappy Bird của Nguyễn Hà Đông là đỉnh điểm của sự đơn giản, thu hút cả thế giới vì chỉ yêu cầu họ dùng một ngón tay để chơi game.
Các lợi thế từ thƣơng mại di động đƣợc các doanh nghiệp nhanh chóng nắm bắt đó chính là khả năng “định vị địa điểm”, “định danh ngƣời dùng”, “tính tức thời”. Do vậy các doanh nghiệp có thể thu thập thông tin ngƣời dùng một cách chuẩn xác nhất, và ngƣời dùng có thể thu thập thông tin về các dịch vụ, sản phẩm ngay địa điểm mình đang có mặt thông qua ứng dụng mua bán theo mô hình B2C (Business to Customer), điển hình nhƣ các ứng dụng đặt nhà hàng, khách sạn, đặt món ăn…
Công ty Amazon là một ví dụ, trong khi website amazon. com đƣa ra nhiều lựa chọn hàng hóa, thì ứng dụng di động chỉ tập trung giới thiệu những sản phẩm mà hệ thống nghĩ là phù hợp nhất; và đẩy nút mua hàng màu cam nổi bật để “kích thích” ngƣời xem bấm vào.
của thƣơng mại di động đòi hỏi các doanh nghiệp khi phát triển sản phẩm phải có cáchtƣ duy sản phẩm mới phù hợp nhất.
Thứ ba, để triển khai và phát triển các ứng dụng thƣơng mại di động. Các doanh nghiệp phải đảm bảo các yếu tố sau: cơ sở vật chất kỹ thuật, dung lƣợng băng thông, nghiên cứu hành vi khách hàng, sự tích hợp với các ứng dụng đƣợc phát triển theo nền tảng khác nhau, và các công cụ, bảo mật an toàn thông tin cũng nhƣ việc xây dựng các mô hình, tỷ lệ phân chia hợp lý cho các bên tham gia (các nhà cung cấp dịch vụ điện thoại di động, nhà cung cấp nội dung, Ngân hàng… để tạo nên một hệ sinh thái trong đó các nhà viễn thông đóng vai trò là trung tâm, là trung gian thanh toán giữa ngƣời mua, ngƣời bán và các bên tham gia là những tác động quan trọng tới sự thành công của thƣơng mại di động.
Một ví dụ rất thành công trong việc triển khai ứng dụng di động là ở Nhật Bản, nơi mà Tập đoàn NTT DoCoMo tung ra i-mode với khoảng 43 triệu ngƣời sử dụng ở Nhật Bản. Thành công này đƣợc dựa trên nhiều yếu tố: cơ sở hạ tầng viễn thông, tốc độ truy cập dữ liệu, chính sách giá hấp dẫn, mô hình kinh doanh để khuyến khích các nhà cung cấp nội dung (CPs) và các nhà cung cấp dịch vụ (SP) tham gia. Lựa chọn phát triển ứng dụng một cách cẩn thận và môi trƣờng hội nhập, dịch vụ phù hợp và các ứng dụng, chiến lƣợc tiếp thị và khuyến mãi, vv. Những yếu tố phổ quát đó có thể đƣợc sử dụng nhƣ là tài liệu tham khảo tốt cho việc thực hiện chiến lƣợc thƣơng mại di động cho bất kỳ nhà điều hành, tuy nhiên có nhiều đặc điểm riêng biệt cho mỗi quốc gia và nền văn hóa, mà làm cho các yếu tố để phát triển ứng dụng di động phải điều chỉnh phù hợp với văn hóa và tình hình kinh tế. Ví dụ, kinh nghiệmcủa ngƣời sử dụng điện thoại di động tại Trung Quốc rất khác so với tại Nhật Bản. Do đó, các dịch vụ cung cấp, giá cả tƣơng ứng phải phù hợp với thực tế mới có thể thu hút thuê bao mới và giữ lòng trung thành.
Do vậy, việc triển khai các ứng dụng thƣơng mại di động ở mỗi nƣớc sẽ đƣợc thực hiện trên cơ sở phân tích sự phù hợp với điều kiện của mỗi nƣớc, tạo sự thu hút,tham gia của đông đảo các doanh nghiệp ở các lĩnh vực của đời sống xã hội.
Tiểu kết chƣơng 1
Sự thay đổi của khoa học công nghệ dẫn đến sự xuất hiện một phƣơng thức kinh doanh hoàn toàn mới, đó là Thƣơng mại di động. Trong chƣơng 1 của luận văn đã tìm hiểu các khái niệm liên quan đến thƣơng mại di động, các ứng dụng thƣơng mại di động trong các lĩnh vực phổbiến và các ảnh hƣởng đến phát triển ứng dụng thƣơng mại di động. Làm rõ các nội dung phát triển ứng dụng thƣơng mại di động nhƣ các công cụ, các bƣớc triển khai kiểm soát trong việc phát triển kinh doanh dịch vụ ứng dụng thƣơng mại di động, yêu cầu của hệ thống cũng nhƣ mô hình kinh doanh dịch vụ ứng dụng thƣơng mại di động. Đây là những cơ sở lý luận quan trọng để xem xét thực trạng ứng dụng thƣơng mại di động tại Tổng Công ty Viễn thông Quân độitrong chƣơng 3.