Áp dụng mô hình 5 áp lực cạnh tranh của M.Porter để phân tích tình hình cạnh tranh trên thị trường dịch vụ điện thoại di động của Viettel với các đối thủ cạnh tranh khác như sau:
2.2.1. Các đối thủ cạnh tranh hiện tại
Trong một thời gian dài, cạnh tranh trên thị trường dịch vụ điện thoại di động vẫn chỉ là cuộc cạnh tranh giữa ba công ty di động lớn là: Viettel, Mobifone và Vinaphone.
2.2.1.1. Công ty thông tin di động VMS
Hiện nay Mobifone là mạng đứng thứ 2 về phát triển thuê bao di động, chiếm 29,11% thị phần di động và là đối thủ cạnh tranh lớn nhất của Viettel Telecom.
Về mạng lưới khai thác
VMS rất tích cực mở rộng mạng lưới bằng cách xây dựng thêm nhiều trạm BTS mới trên khắp toàn quốc. Mặc dù vậy quy mô mạng lưới và lưu lượng truyền dẫn hạn hẹp hơn Viettel. Rõ ràng về mạng lưới khai thác, VMS chưa thể theo kịp Viettel. Hiện tại, VMS đang tích cực đẩy mạnh thực hiện hàng loạt các biện pháp
nhằm đẩy mạnh và phát triển thị phần. Tăng số lượng thuê bao phát triển mới cả về thuê bao trả trước và trả sau. Đến năm 2011
Về cung cấp dịch vụ mới nhiều tiện ích
Viettel và VMS đều không ngừng tăng cường các dịch vụ gia tăng giá trị, các dịch vụ mới. Sự ra đời của nhiều loại hình dịch vụ mới cho thấy rõ sự cạnh tranh: Viettel có dịch vụ mới gì ra đời thì chỉ ngay sau đó, VMS cũng cung cấp dịch vụ tương tự. Tuy vậy, so sánh về các dịch vụ mới thì Viettel vẫn đa dạng hơn rất nhiều so với Vinaphone và Mobifone. Như dịch vụ: EDG/2G/3G, dịch vụ giá trị gia tăng gồm có: Cổng game di động Upro, Kho ứng dụng M- Store, Cổng nội dung Iweb, Dịch vụ ngân hàng di động I Plus, Mobile Maketring AMS, Bản đồ cho di động Imap, Cổng dịch vụ thông tin, giải trí, tiệp ích I Box, Kho nội dung số Vfun...
Về chất lượng dịch vụ
Chất lượng liên lạc của VMS là khá tốt, ít rớt cuộc gọi. Tuy vậy, trong điều kiện hiện nay, yếu tố chất lượng dường như vẫn chưa phải là yếu tố quyết định trong cạnh tranh, nó chỉ có tác dụng giữ vững được thị phần mà việc đầu tư xây dựng các trạm phủ sóng phải được chú trọng. Nó chính là yếu tố quan trọng đối với khách hàng sử dụng dịch vụ điện thoại di động. Thực tế có thời gian nhiều khách hàng của VMS chuyển sang Viettel vì lý do vùng phủ sóng của Viettel rộng hơn rất nhiều.
Về giá cước dịch vụ
Giá cước cũng là một yếu tố cần phải xét tới trong cạnh tranh về dịch vụ. Hiện tại tất cả các mạng di động đều đưa ra các gói cước rất hấp dẫn và xu hướng là giảm cước liên lạc cho người dùng cũng như tăng thời hạn nghe gọi. Về gói cước, Mobifone cũng là nhà cung cấp đưa ra các gói cước thông minh và khá hấp dẫn và mong muốn thu hút được khách hàng như gói cước: 263 là gói cước dành cho thanh niên với những ưu đãi là không giới hạn thời sử dụng, Tặng 60 tin nhắn nội mạng và 60 phút gọi nội mạng/ tháng, Tặng 60 MB Mobile Internet/tháng và rất nhiều ưu đãi
Về mạng lưới tiếp cận khách hàng
VMS mặc dù là đơn vị thành viên của VNPT nhưng hạch toán độc lập, phải tự xây dựng hệ thống các cửa hàng và đại lý riêng để giao dịch, phát triển dịch vụ
cũng như bán và sửa chữa máy đầu cuối, phân phối dịch vụ và tiếp thị. Tuy nhiên VMS là đơn vị phát triển mạng di động đầu tiên và có được kinh nghiệm của đối tác nước ngoài (do trước đây VMS có liên doanh với nước ngoài), nên công tác chăm sóc khách hàng được chú trọng và thực hiện rất tốt.
Về công tác Marketing
Do loại hình dịch vụ và chất lượng dịch vụ gần như tương đồng nhau, nhưng giá cước lại phải tuân thủ theo quy định chung của Bộ thông tin và Truyền thông, do vậy để tạo ra sức hấp dẫn cho khách hàng thì VMS và Viettel đều chủ yếu sử dụng các công cụ quảng cáo và khuyến mại để giành khách hàng. Các hình thức thường là khuyến mại tặng tiền vào tài khoản, tặng tin nhắn nội mạng miễn phí, thêm thời gian sử dụng. Thời điểm thực hiện trước đây chỉ vào các dịp lễ tết hay các mốc lịch sử. Tuy nhiên gần đây, các nhà mạng thường xuyên đưa ra các chương trình khuyến mại nạp tiền hầu hết là các tháng đều có khuyến mại có khi một tháng có đến 2 lần khuyến mại.
Năm TH 2006 2007 2008 2009 2010
Sản lượng 4,7 6,05 13,34 20,00 32,47
2.2.1.2. Công ty dịch vụ viễn thông Vinaphone
Tổng số thuê bao tính đến cuối năm 2009 là 27 triệu thuê bao phát triển thực, đang hoạt động và phát sinh cước và đã khai báo đầy đủ thông tin cá nhân theo quy định của Bộ TT&TT. Năm 2009 đánh dấu một bước phát triển đặc biệt quan trọng của Vinaphone. Doanh thu toàn mạng đạt xấp xỉ 21.000 tỷ đồng, thuê bao phát triển thêm đạt trên 10 triệu thuê bao, đặc biệt số lượng thuê bao trả sau phát triển tương đương tổng số thuê bao của mười năm trước cộng lại. Cùng với việc phát triển lớn về quy mô, năng lực hệ thống và phạm vi phủ sóng, VinaPhone đã trở thành nhà
Bảng 2.3. Kế hoạch phát triển thuê bao điện thoại di động của VMS giai đoạn 2006-2010
Đơn vị tính: 1.000.000 thuê bao
khai thác đầu tiên khai trương mạng 3G tại Việt Nam. Đây là sự kiện số 1 trong 10 sự kiện của ngành CNTT 2009. Hơn nữa, với việc tham gia liên minh di động hàng đầu khu vực CONEXUS, VinaPhone đã xây dựng nên một hình ảnh Vinaphone hiê ̣n đa ̣i, năng đô ̣ng và hô ̣i nhâ ̣p quốc tế trước khách hàng và toàn xã hội . Bằng việc tăng thị phần từ 26% lên trên 30% trong năm 2009, Vinaphone đã khẳng định vị thế là một nhà khai thác di động hàng đầu tại Việt Nam, đồng thời đóng góp lớn vào sự thành công của toàn bộ Tập đoàn Bưu chính Viễn thông.
Quy mô, năng lực hệ thống và phạm vi phủ sóng
Bên cạnh việc mạng vô tuyến được mở rộng dung lượng gần gấp đôi năm 2008, các thiết bị mạng lõi như HLR, IN, tổng đài cũng được đầu tư mở rộng dung lượng với quy mô lớn để kịp thời đáp ứng nhu cầu phát triển thuê bao. Trong năm 2009, quy mô mạng lưới đã phát triển gần như gấp hai lần so với năm 2008. Từ 7.000BTS năm 2008 cho đến nay lên đến hơn 13.000 trạm BTS. Do công tác quản lý bảo dưỡng nâng cao chất lượng mạng được các đơn vị trong Công ty chú ý thực hiện theo kế hoạch, nên trong năm 2009 mặc dù quy mô mạng lưới ngày càng lớn, lưu lượng và sản lượng ngày càng tăng nhưng số lần mất liên lạc đã giảm nhiều, các trường hợp xảy ra sự cố lớn, thời gian mất liên lạc kéo dài giảm đáng kể. VinaPhone đã phải đối mặt với không ít các thách thức để triển khai mạng lưới 3G và triển khai các dịch vụ 3G. Đó là sự phức tạp của công nghệ mới, thiết bị mới, những quy định chặt chẽ trong thủ tục đầu tư, những bất cập trong công tác thiết kế và quy hoạch mạng, những hạn chế về trang thiết bị đo và nguồn nhân lực, sự thiếu đồng bộ trong khi phối hợp với các đơn vị liên quan trong các công tác vận chuyển, giao nhận, chuẩn bị CSHT và truyền dẫn, lắp đặt và hoà mạng…Tuy nhiên, trước vận hội lịch sử này, trong các năm 2007, 2008 và các tháng đầu năm 2009, với hơn 1 tỷ đô la vốn đầu tư, Vinaphone đã tập trung toàn bộ nguồn lực đầu tư mạng 3G. VinaPhone đã chính thức đưa dịch vụ 3G đi vào hoạt động chỉ trong khoảng thời gian 1 tháng sau khi giấy phép do Bộ TT&TT cấp có hiệu lực (khai trương dịch vụ 3G VinaPhone ngày 12/10/2009).
Từng bước khẳng định chất lượng Chăm sóc khách hàng
Để nâng cao chất lượng dịch vụ giải đáp khách hàng. Công ty đã xây dựng và ban hành quy trình giải quyết khiếu nại cho thuê bao trả trước và trả sau, phân cấp mạnh xuống các Đài khai thác VNP khu vực để giải tỏa đáng kể các khiếu nại tồn đọng, làm cho khách hàng thực sự hài lòng; triển khai phân nhóm KTV theo kỹ năng để giải đáp khách hàng, tăng hiệu quả các cuộc gọi vào dịch vụ 18001091. Chất lượng giải đáp 18001091 đã được cải thiện rõ rệt; tỷ lệ cuộc gọi giải đáp thành công đạt 98.82% tăng cao hơn so rất nhiều với năm 2008 (vượt quy định chuẩn của ngành), nội dung giải đáp hỗ trợ chăm sóc khách hàng đượ nâng cao rõ rệt.
Năm 2009, theo kết quả đo kiểm tra của Cục quản lý chất lượng Công nghệ thông tin và Truyền thông: tỷ lệ cuộc gọi được thiết lập thành công, chất lượng thoại và mức độ đáp ứng giải quyết khiếu nại khách hàng về chất lượng dịch vụ của mạng VinaPhone đều cao hơn so với quy định chuẩn của Ngành.
Là nhà mạng tiên phong phát triển các dịch vụ GTGT
Quyết giữ vững danh hiệu “Mạng di động có dịch vụ phi thoại tốt nhất”, cùng với việc triển khai mạng lõi 3G, VinaPhone cung cấp cho khách hàng 6 dịch vụ mới, gồm: dịch vụ Internet di động tốc độ cao như Mobile Internet (truy cập Internet tốc độ cao trực tiếp từ điện thoại), Mobile Broadband (truy cập Internet tốc độ cao từ máy tính thông qua sóng di động), và đặc biệt, bốn dịch vụ có tính đột phá, hấp dẫn là Video Call (đàm thoại nhìn thấy hình ảnh giữa các thuê bao của VinaPhone), Mobile Camera (xem trực tiếp hình ảnh tình trạng các nút giao thông), các dịch vụ giải trí cao cấp như Mobile TV (xem trực tiếp 15 kênh truyền hình trên máy di động), và 3G Portal (thế giới thông tin và giải trí trên điện thoại di động).
Tốc độ đường truyền dữ liệu và truy cập Internet của VinaPhone 3G với tốc độ tối đa lên tới 14,4 Mbps, người dùng có thể sử dụng đa dạng về truyền dữ liệu, truy nhập Internet điện thoại di động với tốc độ cao ở mọi lúc, mọi nơi.
VinaPhone cũng đã đưa ra thị trường bộ hoà mạng ALO- 3G (điện thoại sử dụng dịch vụ 3G của VinaPhone) với giá 1,6 triệu đồng và cung cấp 2 dòng thiết bị 3G- DataCard cho khách hàng sử dụng dịch vụ Mobile Broadband.
VinaPhone đang rất quyết tâm giành lại vị thế số 1 của mình, vạch chiến lược kinh doanh, tiếp tục đầu tư phát triển mạng lưới, nâng cao chất lượng Chăm sóc khách hàng, tiếp tục giữ vị trí tiên phong phát triển dịch vụ, gắn liền Văn hóa Doanh nghiệp với Thương hiệu “ Không ngừng vươn xa”
Năm TH 2006 2007 2008 2009 2010
Sản lượng 5,353 8,136 10,644 12,930 15,617
2.2.1.3. Công ty Sfone
SPT là công ty cổ phần nhà nước được thành lập từ năm 1996, chủ đầu tư chủ yếu là UBND thành phố HCM, trong đó VNPT có 18% tổng cổ phần.
SPT chính thức khai trương mạng thông tin di động công nghệ CDMA lấy thương hiệu là S-Fone vào tháng 7/2003. Cách tính cước của SPT theo block 10 giây. SPT đưa ra cung cấp một số dịch vụ mới như hát karaoke trên máy di động, nghe nhạc lúc chờ Coloring… Tuy nhiên, thời gian qua, do hạn chế về vùng phủ sóng và máy điện thoại đầu cuối chưa thuận tiện, nên thuê bao của SPT phát triển chưa mạnh. Trong 3 tháng cuối năm 2005, SPT có chính sách khuyến mại hấp dẫn nhằm thu hút khách hàng. Tháng 11/2005, SPT cung cấp điện thoại sử dụng SIM và không dùng SIM với nỗ lực nhằm thu hút người sử dụng. Tính đến 12/2005, SPT đạt 450.000 thuê bao; cuối năm 2006 đạt 870.000 thuê bao thực (1.300.000), và hy vọng với những thay đổi trong chiến lược phát triển mới, SPT sẽ đạt 4-5 triệu thuê bao vào năm 2010. Với những ưu điểm của công nghệ CDMA mà SPT sử dụng, trong tương lai, Viettel có thể bị SPT cạnh tranh mạnh, do tâm lý khách hàng bao giờ cũng muốn được sử dụng dịch vụ có chất lượng cao hơn. Tuy nhiên, trong giai đoạn đầu cung cấp, SPT vẫn chưa có nhiều ưu thế hơn Viettel vì nhiều lý do như:
- Mạng CDMA phủ sóng chưa rộng.
Bảng 2.4 Kế hoạch phát triển thuê bao điện thoại di động của Vinaphone giai đoạn 2006-2010
Đơn vị tính: 1.000.000 thuê bao
Tốc độ tăng bình quân: 30,72%
- Khách hàng phải mua thiết bị cầm tay công nghệ CDMA tại thị trường Việt Nam còn ít chủng loại, chưa phong phú. Trong khi đó mạng GSM của Viettel thị trường máy cầm tay vô cùng phong phú với nhiều mẫu mã, chủng loại của các nhà sản xuất hàng đầu thế giới, chưa kể đến một thị trường thiết bị cầm tay cũ đã và đang hoạt động rất sôi động.
- Người tiêu dùng còn đang trong giai đoạn thăm dò chất lượng cũng như giá cước của dịch vụ mới. Mặc dù, SPT có đột phá trong lĩnh vực tính cước theo block nhưng giá cước vẫn chưa thật sự khác biệt nhiều so với giá cước mạng GSM của Viettel và thậm chí có dịch vụ cước còn cao hơn.
Tuy nhiên, SPT ra đời với nhiều sự lựa chọn khác nhau sẽ thu hút được nhiều đối tượng khách hàng có thu nhập thấp và có nhu cầu về dịch vụ mới lạ như dịch vụ FRIEND rất mới mẻ. Sự xuất hiện của SPT đã buộc các doanh nghiệp viễn thông lao vào cuộc chạy đua về cước và đưa ra cách tính cước xuống còn 1 vùng, thậm chí theo block thay vì tính phút như trước đây. Với quyết định đầu tư thêm trong năm 2005 khoảng 30 triệu USD, SPT nâng cấp dung lượng hệ thống để đảm bảo nhu cầu tăng trưởng thuê bao, đồng thời cung cấp các dịch vụ gia tăng giá trị đa dạng theo kế hoạch. Với kế hoạch bổ sung này, SPT hướng tới mục tiêu phủ sóng trên toàn quốc vào năm 2006 thay vì dừng lại ở 40 tỉnh, thành phố như kế hoạch trước. Nhưng đến nay vẫn chưa thực hiện được. Ngoài kế hoạch tăng vốn đầu tư, SPT còn nâng cấp tốc độ thông tin trên mạng, xây dựng hệ thống WAP 2.0 nhằm cung cấp các dịch vụ gia tăng giá trị nổi bật như kết nối Internet qua điện thoại di động, dịch vụ tải nội dung và video theo yêu cầu, dịch vụ tin nhắn thoại và dịch vụ chuyển vùng quốc tế…
Bảng 2.5- Kế hoạch phát triển thuê bao điện thoại di động của SPT giai đoạn 2006-2010
Năm 2006 2007 2008 2009 2010
Sản lượng 0,87 1,505 2,18 3,16 4,58
Đơn vị tính: 1.000.000 thuê bao
Tuy nhiên đến hết năm 2010, số lượng thuê bao di động của Sfone giảm đáng kể. Theo con số thống kê của Bộ Thông tin và Truyền thông thì con số tính đến hết năm 2010 là 1.860.793 thuê bao.
2.2.1.4. Công ty Viễn thông Điện lực (EVN telecom)
EVN telecom là doanh nghiệp 100% vốn nhà nước và là đơn vị thành viên hạch toán độc lập, trực thuộc Tổng công ty Điện lực Việt Nam, EVN telecom được thành lập năm 2002. Chức năng của EVN telecom là quản lý, vận hành, khai thác, bảo dưỡng, cải tạo và nâng cấp mạng và các hệ thống thiết bị thông tin viễn thông điện lực, đảm bảo phục vụ công tác điều hành chỉ đạo sản xuất kinh doanh của ngành điện lực Việt Nam. Ngày 19/1/2001, EVN telecom đã được cấp phép kinh doanh các dịch vụ viễn thông công cộng trong nước và quốc tế. EVN telecom lựa chọn công ty Lucent Technologies là nhà cung cấp để phát triển mạng CDMA tại miền Bắc. EVN telecom vừa chính thức công bố thử nghiệm thành công ứng dụng công nghệ CDMA 2000 1x, dự kiến sẽ cung cấp các dịch vụ mới như e-mail có văn bản đính kèm, nhắn tin đa phương tiện, chat…. Tháng 2/2006, EVN telecom chính thức cung cấp dịch vụ điện thoại di động. EVN telecom đang tiến hành lắp đặt hệ thống truyền dẫn cáp quang tại 60 tỉnh thành phố, hiện có 570 trạm BTS để triển khai dịch vụ vô tuyến cố định và di động mặt đất. Do mới tham gia thị trường nên