Nhóm biện pháp nâng cao sức mạnh nội lực của Doanh nghiệp

Một phần của tài liệu (LUẬN VĂN THẠC SĨ) Nâng cao năng lực cạnh tranh của Công ty Viễn Thông Viettel trong cung cấp dịch vụ điện thoại di động (Trang 81 - 89)

3.2. Giải pháp nâng cao năng lực canh tranh Dịch vụ ĐTDĐ của Viettel

3.2.1. Nhóm biện pháp nâng cao sức mạnh nội lực của Doanh nghiệp

Để có thể nâng cao năng lực cạnh tranh dịch vụ điện thoại di động trước hết phải có đầy đủ các thế mạnh về tài chính, công nghệ, năng lực sản xuất kinh doanh. Dịch vụ điện thoại di động của Viettel không thể có chất lượng cao, đa dạng về loại hình để cạnh tranh thắng lợi mà tài chính của Viettel eo hẹp, không đủ khả năng để đổi mới hiện đại hoá công nghệ, mặt khác kinh doanh dịch vụ điện thoại di động khó có thể sử dụng lao động phổ thông, tổ chức sản xuất giản đơn để tham gia chuỗi giá trị xuyên quốc gia và kết nối mạng toàn cầu.

3.2.1.1. Nâng cao sức mạnh nội lực trên cơ sở nâng cao năng lực tài chính và sử dụng vốn hiệu quả

Qua kết quả kinh doanh qua các năm, Viettel Telecom có lợi thế hơn rất nhiều so với đối thủ cạnh tranh về năng lực tài chính xét cả về tốc độ tăng trưởng doanh thu, lợi nhuận. Để nâng cao sức mạnh nội lực trên cơ sở nguồn tài chính dồi dào, phát huy thế mạnh về năng lực tài chính, Viettel cần thực hiện các biện pháp sau:

Một là, nâng cao năng lực tài chính

- Nguồn vốn giai đoạn 2011 – 2020 cần được cân đối chủ yếu từ nguồn vốn tái đầu tư của Tập đoàn Viettel và được huy động từ nguồn vốn tín dụng

Triệt để sử dụng hiệu quả nguồn vốn của Viettel Telecom như: cân đối sử dụng vốn cho hoạt động SXKD và đầu tư XDCB đảm bảo chủ động hiệu quả; rà soát lại toàn bộ các dự án đầu tư trong giai đoạn 2006-2010 trở về trước, đánh giá hiệu quả và tính khả thi các dự án để có các biện pháp thúc đẩy nhanh việc hoàn thành các dự án quan trọng và thu hồi vốn đầu tư ở các dự án kém hiệu quả hoặc công nghệ lạc hậu trên quy mô tổng thể cũng như các ĐVTV; chuyển vốn vay sang nguồn vốn tái đầu tư hiệu quả nhất; tăng vòng quay của vốn; lựa chọn lĩnh vực cần đầu tư ưu tiên hợp lý; tăng cường công tác quản lý và sử dụng vốn góp vào các công ty cổ phần, công ty liên doanh; lựa chọn nhà cung cấp thiết bị có kinh nghiệm, chi phí thấp và chất lượng đảm bảo để nguồn vốn đầu tư thực hiện có hiệu quả cao hơn. Tăng cường thu hút nguồn vốn đầu tư: Để vững vàng trong cạnh tranh hội nhập, đặc biệt trong bối cảnh kinh doanh bước sang một giai đoạn mới - “giai đoạn cất cánh” của ngành BCVT, Viettel Telecom cần một lượng vốn rất lớn để đầu tư vào cơ sở hạ tầng, phát triển mạng lưới, sản phẩm và thị trường, trong đó cần tập trung đầu tư vào các công nghệ hiện đại để có thể cung cấp các sản phẩm, dịch vụ có chất lượng cao hơn. Vì vậy, Viettel Telecom cần tận dụng các lợi thế của một Tập đoàn lớn, có uy tín hàng đầu tại Việt Nam để thu hút nguồn vốn đầu tư từ việc đa dạng hóa các hình thức huy động vốn như tín dụng thương mại, cổ phần hóa, liên doanh, liên kết; phát hành trái phiếu, cổ phiếu trong và ngoài nước; thuê mua tài chính; thu hút các nguồn vốn nhàn rỗi từ các doanh nghiệp, các địa phương, các thành phần kinh tế, các tầng lớp dân cư, vốn ODA...

Thường xuyên thực hiện cân đối sử dụng vốn cho hoạt động sản xuất kinh doanh và đầu tư xây dựng cơ bản đảm bảo chủ động hiệu quả. Bên cạnh việc huy động và sử dụng các nguồn vốn nêu trên, Viettel Telecom với tư cách là một nhà cung cấp DVVT lớn nhất Việt Nam có thể huy động được nguồn vốn vay ưu đãi với lãi suất thấp, các điều kiện vay vốn không phức tạp để đầu tư phát triển mạng lưới, hạ tầng tại các vùng sâu, vùng xa, vùng đặc biệt khó khăn, kinh doanh kém hiệu quả thuộc đối tượng được hỗ trợ ngân hàng.

- Tăng cường công tác quản lý thu nợ và xử lý nợ khó đòi; quản lý vật tư, thiết bị tồn kho; quản lý dòng tiền tại các Viettel Tỉnh thành: Tăng cường giám sát, quản lý chặt chẽ các khoản nợ đọng, nợ khó đòi, tận thu cước ghi nợ góp phần lành mạnh hóa tài chính của Công ty; các khoản công nợ tồn đọng giữa các ĐVTV, đối chiếu và thanh toán nhanh gọn; kết hợp đồng bộ nhiều biện pháp tích cực, sát sao, tháo gỡ các khó khăn, đẩy nhanh tiến độ quyết toán vốn đầu tư, sử lý dứt điểm các công trình tồn đọng giai đoạn trước.

- Tổ chức quản lý hiệu quả đầu tư tài chính và nghiên cứu thị trường tài chính, tìm hiểu cơ hội tăng cường đầu tư tài chính dài hạn: Khi thực hiện góp vốn đầu tư tại các doanh nghiệp khác Viettel Telecom cần quan tâm đến việc kinh doanh có hiệu quả hay không. Ngoài ra, Viettel Telecom cần thường xuyên đánh giá kết quả đầu tư tài chính tại các đơn vị có vốn góp để có biện pháp đầu tư có hiệu quả: tăng vốn đầu tư tại các doanh nghiệp góp vốn có hiệu quả cao thông qua mua thêm cổ phần, tăng vốn góp và thu hồi vốn tại các đơn vị kém hiệu quả, có nguy cơ phá sản. Bên cạnh đó, Viettel Telecom nên hướng tới tăng cường các cơ hội đầu tư tài chính trên thị trường nước ngoài.

- Đổi mới cơ chế quản lý và bộ máy quản lý tài chính, bảo đảm việc mở rộng phân cấp đi liền với trách nhiệm của doanh nghiệp, phát huy tính năng động, sáng tạo và hiệu quả kinh doanh: Để thực hiện được giải pháp này thì Viettel Telecom cần sửa đổi các qui định, qui chế quản lý tài chính của Viettel Telecom; giảm thiểu quản lý theo hành chính, mệnh lệnh, tăng cường quản lý theo hiệu quả kinh doanh, hiệu quả sử dụng nguồn lực (vốn kinh doanh được giao); hoàn thiện các quy định về tài chính để quản lý và sử dụng vốn, tài sản có hiệu quả, tiết kiệm chi phí sử dụng vốn, nâng cao hiệu quả sử dụng vốn; tăng cường quản lý tài chính thông qua việc xây dựng các quy định về kiểm tra, giám sát quá trình sử dụng vốn; tăng cường quản lý chất lượng báo cáo thống kê, thực hiện phân tích và dự báo thống kê phục vụ công tác quản lý, quản trị doanh nghiệp

Việc nâng cao hiệu quả sử dụng vốn đầu tư là một yêu cầu hết sức cần thiết để nâng cao năng lực cạnh tranh hiện nay, tránh việc ứ đọng hoặc sử dụng vốn một cách lãng phí. Các giải pháp có thể nâng cao hiệu quả sử dụng vốn bao gồm:

- Nâng cao hiệu quả hoạt động dự báo sự phát triển của thị trường, công nghệ và dịch vụ.

- Các kế hoạch triển khai đầu tư xây dựng mạng lưới cần dựa trên cơ sở chiến lược cạnh tranh đã được xây dựng với các kết quả điều tra đầy đủ về thị trường, về khách hàng và một số yếu tố có liên quan như, khí hậu, thời tiết, địa hình...

- Lựa chọn lĩnh vực cần đầu tư ưu tiên hợp lý.

- Lựa chọn nhà cung cấp các thiết bị đầu cuối (máy điện thoại di động cầm tay), dựa trên kinh nghiệm hợp tác lâu dài để tìm ra một nhà cung cấp có kinh nghiệm, chi phí thấp và chất lượng đảm bảo.

3.2.1.2. Nâng cao sức mạnh nội lực trên cơ sở đổi mới trang thiết bị, lựa chọn công nghệ phù hợp.

Hiện nay, do việc cạnh tranh về giá còn hạn chế, nên sự cạnh tranh chủ yếu tập trung vào chất lượng dịch vụ, sự đa dạng hoá loại hình dịch vụ và công tác chăm sóc khách hàng. Chất lượng dịch vụ và sự đa dạng hoá loại hình dịch vụ phụ thuộc rất nhiều vào công nghệ sử dụng. Thực chất cạnh tranh giữa các dịch vụ cũng bao gồm cạnh tranh về công nghệ sử dụng để khai thác. Do vậy sự lựa chọn công nghệ đóng vai trò vô cùng quan trọng.

Mạng thông tin di động của Viettel đang sử dụng công nghệ GSM là công nghệ thế hệ thứ hai (2G), công nghệ này cho phép cung cấp dịch vụ điện thoại di động với chất lượng, loại hình dịch vụ đa dạng và độ bảo mật cao. Tuy nhiên, tốc độ truyền dữ liệu thấp, hiệu quả đường truyền chưa cao. Trong số các doanh nghiệp kinh doanh dịch vụ điện thoại di động ở Việt Nam có VNPT (VMS, Vinaphone) - đối thủ cạnh tranh lớn nhất của Viettel đang sử dụng công nghệ GSM và đang triển khai 3G. EVN telecom và SPT đang sử dụng công nghệ CDMA có nhiều điểm hạn chế hơn nhiều so công nghệ GSM mà Viettel, VMS, Vinaphone sử dụng.

Hiện nay theo xu hướng phát triển chủ yếu là tiến tới thế hệ thứ ba (3G) tất cả các doanh nghiệp kinh doanh Viễn thông hiện nay đều đang phát triển công nghệ mạng 3G với những tính năng và ưu điểm nổi trội.

Để thay đổi hoàn toàn công nghệ không phải là điều đơn giản đối với mọi doanh nghiệp kinh doanh dịch vụ điện thoại di động trên thế giới cũng như đối với Viettel. Để có thể sử dụng hạ tầng thông tin GSM sẵn có thì Viettel cần phải chọn hƣớng đổi mới công nghệ tiến lên 3G, 4G. Tuy nhiên, việc chuyển trực tiếp từ thông tin di động GSM thế hệ thứ hai lên 3G, 4G thế hệ thứ ba rất tốn kém, đòi hỏi chi phí đầu tư lớn. Trong khi đó mạng lưới Viettel đang sử dụng mới được đầu tư chưa thu hồi vốn, chưa khấu hao hết, nên trong tương lai gần, để tiết kiệm chỉ có thể cải tiến dần dần, từng bước tiến lên thế hệ thứ ba. Phương pháp khả thi hơn đó là sử dụng các bước đệm trong quá trình chuyển từ thông tin di động thế hệ hai sang thế hệ thứ ba. Các công nghệ sử dụng trong các bước đệm này là công nghệ HSCSD (số liệu chuyển mạch kênh tốc độ cao) và GPRS (Dịch vụ vô tuyến gói chung). Hiện nay Viettel đã thực hiện công nghệ GPRS, HSPA, UTM, EDGE ngày 16/9/2003 đã ra mắt các dịch vụ trên nền công nghệ 2,5G, để tiến hành cạnh tranh và thực hiện lộ trình lên 3G : GSM – GPRS - EDGE- WCDMA.

Về lâu dài, với sự phát triển không ngừng của khoa học công nghệ, Viettel có thể thực hiện các bước đi tắt đón đầu (Ví dụ như có thể bỏ qua thế hệ 3G tiến thẳng lên 4G), khắc phục những nhược điểm của công nghệ đang sử dụng, nghiên cứu cân nhắc phương án thay đổi công nghệ, do mỗi công nghệ đều có những rủi ro khi áp dụng. Các nhà khai thác nói chung Viettel nói riêng phải quan tâm đến những rủi ro có thể có, khi chọn công nghệ WCDMA. Giữa công nghệ WCDMA và CDMA2000 có thể so sánh như sau:

Về thương mại: Hiện nay việc triển khai thương mại các mạng thế hệ thứ ba theo tiêu chuẩn WCDMA với quy mô rộng rãi bị trì hoãn, theo thống kê thì trong hơn 43 triệu thuê bao di động của Viettel thì thuê bao 3G là hơn 10 triệu vì vậy, để có thể đem đến cho khách hàng có thể chủ động sử dụng dịch vụ và tiếp cận với

những dịch vụ mới, tiện ích đòi hỏi Viettel phải có những kế hoạch kinh doanh cũng như chiến lược thương mại hóa hợp lý trong giai đoạn tới.

Về công nghệ : Với xu hướng thuê bao 3G đang phát triển mạnh mẽ, trong khi đó nhu cầu sử dụng dịch vụ đi dộng băng rộng đang bắt đầu phát triển. Thời điểm cuối năm 2011 hoặc đầu năm 2012 sẽ là thời điểm của 3G và tiếp đó là 4G. Vì vậy, chiến lược đầu tư 3G, 4G rộng khắp của Viettel sẽ đáp ứng tốt nhu cầu băng thông rộng của khách hàng

3.2.1.3. Nâng cao sức mạnh nội lực trên cơ sở tổ chức sản xuất hợp lý

Để cạnh tranh thắng lợi, buộc các dịch vụ điện thoại di động do Viettel cung cấp phải đa dạng, đảm bảo chất lượng một cách ổn định, trên cơ sở không ngừng tăng năng suất lao động và tổ chức hoạt động kinh doanh hợp lý, hiệu quả bằng các biện pháp sau.

Một là cần tăng cường hiệu qủa hoạt động của các Viettel chi nhánh tỉnh và

thành phố. Mỗi chi nhánh, tỉnh phải đảm nhận nhiệm vụ triển khai mạng lưới dịch vụ sao cho đảm bảo các chiến lược phát triển của Viettel đến với khách hàng nhanh chóng và đồng bộ. Cần phải xác định rõ quyền hạn và trách nhiệm cung cấp dịch vụ của từng chi nhánh, Viettel tỉnh trong kế hoạch, chiến lược phát triển chung của Viettel Telecom.

Hai là việc cung ứng cùng một lúc nhiều dịch vụ viễn thông cho khách hàng

đòi hỏi một số lượng thiết bị, máy móc rất lớn. Do đó để đảm bảo sử dụng có hiệu quả cần tổ chức tốt công tác bảo quản, bảo dưỡng thiết bị, theo dõi tình hình tăng giảm, chất lượng của từng thiết bị, giao trách nhiệm quản lý tới từng bộ phận sử dụng. Cần xét đến kết cấu giữa các loại tài sản cho từng địa bàn, từng dịch vụ, xem xét đến hiệu quả đầu tư cho công nghệ và lợi nhuận mà dịch vụ sử dụng công nghệ này đem lại.

Ngoài ra, cần tích cực thực hiện tốt các nội dung như:

- Các chiến lược kinh doanh cần được nghiên cứu triển khai trên toàn bộ mạng lưới và nhanh chóng được truyền xuống và kết hợp các Viettel chi nhánh cũng như Viettel tỉnh để có kế hoạch thực hiện.

- Cần tăng cường hoạt động kiểm tra, giám sát hoạt động cung cấp dịch vụ tại từng Viettel tỉnh, thành phố.

- Thực hiện tổng kết tình hình cung cấp dịch điện thoại vụ theo từng thời kỳ thích hợp (ví dụ cuối năm hoặc sau một đợt triển khai dịch vụ mới), rút kinh nghiệm cho các kỳ tiếp theo.

- Cần sử dụng mạnh mẽ hơn nữa các ứng dụng tin học vào toàn bộ mạng lưới quản lý kinh doanh, thực hiện quản lý thống nhất nguồn dữ liệu.

3.2.1.4. Nâng cao sức mạnh nội lực trên cơ sở phát triển nguồn nhân lực

Nguồn nhân lực đóng một vai trò quan trọng trong mỗi doanh nghiệp, đối với doanh nghiệp cung cấp dịch vụ điện thoại lại càng quan trọng. Yếu tố con người ảnh hưởng trực tiếp đến chất lượng dịch vụ: Hành vi, cử chỉ, lời nói, trang phục của họ… đều ảnh hưởng lớn đến tâm lý khách hàng. Kiến thức, kỹ năng, thái độ của họ ảnh hưởng đến chất lượng dịch vụ. Do đó cần phải chú trọng phát triển nguồn nhân lực để nâng cao năng lực cạnh tranh dịch vụ điện thoại di động.

Trong thời đại chuyển giao công nghệ nhanh chóng, nhiều doanh nghiệp cạnh tranh với nhau cùng sử dụng một loại công nghệ, máy móc thì lợi thế cạnh tranh phụ thuộc lớn vào nhân tố con người và kỹ năng quản lý. Những đòi hỏi của môi trường kinh doanh hiện nay đối với quản lý nguồn nhân lực bao gồm:

- Hiểu được định hướng cũng như triết lý kinh doanh của công ty

- Cần quản lý nguồn nhân lực sao cho các thành viên trong đơn vị có thể phản ứng nhanh với môi trường cạnh tranh - điều này đòi hỏi phải đào tạo và huấn luyện tốt cho người lao động .

- Người lao động cần nắm chắc và tham gia vào các kế hoạch và chiến lược cạnh tranh. Muốn vậy, hệ thống thông tin trong nội bộ doanh nghiệp phải thông suốt và an toàn bí mật.

- Cần lôi kéo được tất cả các cán bộ quản lý tham gia và cùng chịu trách nhiệm quản lý nguồn nhân lực

- Tạo được sự đồng lòng, nhất trí của toàn thể người lao động trong việc tập trung vào chất lượng dịch vụ, vào khách hàng, nâng cao năng suất lao động – do vậy cần quan tâm đến các biện pháp tạo động lực cho người lao động.

Xuất phát từ những vấn đề trên, để nâng cao năng lực cạnh tranh Viettel cần chú trọng một số giải pháp nâng cao hiệu quả sản xuất kinh doanh của lực lượng lao động như sau:

-Tuyển dụng nguồn nhân lực căn cứ vào thực tế hoạt động kinh doanh, chiến lược phát triển kinh doanh. Trong thời gian tới có thể thị phần bị giảm sút, do đó việc tinh giản lao động là hết sức cần thiết. Có thể thực hiện một số biện pháp tinh

Một phần của tài liệu (LUẬN VĂN THẠC SĨ) Nâng cao năng lực cạnh tranh của Công ty Viễn Thông Viettel trong cung cấp dịch vụ điện thoại di động (Trang 81 - 89)

Tải bản đầy đủ (PDF)

(110 trang)