CHƢƠNG 2 : PHƢƠNG PHÁP NGHIÊN CỨU
4.2.5. Nhóm giải pháp về nhân sự
Trong công tác thẩm định các DAĐT thì yếu tố đầu tiên và quan trọng nhất là chất lượng đội ngũ cán bộ làm công tác thẩm định. CBTĐ cần phải có phẩm chất tốt, năng động và sáng tạo, có kiến thức và năng lực chuyên môn về phân tích và lập báo cáo thẩm định, hiểu biết sâu về lĩnh vực đầu tư nói chung và lĩnh vực đặc thù ngành nói riêng. Để đạt được những yêu cầu đó, Vietinbank Hoàn Kiếm cần tập trung vào chiến lược phát triển nhân lực với những giải pháp cụ thể như sau:
Công tác tuyển dụng cần phải chủ động hơn nữa, tìm kiếm những nhân tài, nhân sự có khả năng trình độ chuyên môn tốt để đảm đương công việc. Thực hiện cơ chế đãi ngộ xứng đáng, đưa ra lộ trình thăng tiến một cách rõ ràng để cán bộ có đường lối phấn đấu. Một trong những hạn chế lớn của Vietinbank Hoàn Kiếm là hiện nay là đội ngũ CBTĐ không được đào tạo chuyên ngành sâu về lĩnh vực kỹ thuật, đa số cán bộ được tuyển dụng đều có trình độ chuyên môn về tài chính, ngân hàng hoặc chuyên ngành kinh tế nên trong quá trình thẩm định sẽ không thể nắm bắt và thẩm định chính xác được các khía cạnh kỹ thuật của DAĐT. Do đó, để khắc phục hạn chế này thì ngay trong chính sách tuyển dụng của Vietinbank Hoàn Kiếm cần thay đổi chính sách tuyển dụng CBTĐ, tuyển dụng các CBTĐ có trình độ chuyên môn được đào tạo từ các ngành kỹ thuật cùng với đội ngũ CBTĐ được đào tạo chuyên ngành kinh tế.
4.2.5.2 Tiến hành đào tạo lại CBTĐ một cách liên tục
Để xây dựng và nâng cao chất lượng đội ngũ cán bộ làm công tác thẩm định thì việc tuyển dụng được cán bộ đầu vào có chất lượng chỉ là điều kiện cần, còn điều kiện đủ chính là khâu đào tạo, bồi dưỡng chuyên môn, nghiệp vụ cho đội ngũ này. Việc đào tạo cho CBTĐ, đặc biệt cán bộ mới tuyển dụng là rất cần thiết và cần theo hướng sau:
- Chi nhánh kết hợp với Trường đào tạo và phát triển nguồn nhân lực Vietinbank tổ chức các lớp chuyên sâu về thẩm định DAĐT rồi cử cán bộ đi học nâng cao nghiệp vụ. Quán triệt cán bộ cần nắm vững lý thuyết về thẩm định DAĐT, hiểu được tầm quan trọng của khóa học. Ngoài ra có thể trực tiếp tổ chức hoặc cử cán bộ tham gia các cuộc thi liên quan đến nghiệp vụ thẩm định.
- Cũng cần cho các cán bộ đi học các khoá ngắn hạn về luật doanh nghiệp, luật đất đai, luật dân sự, … các khoá học nâng cao trình độ ngoại ngữ, tin học.
- Đẩy mạnh công tác tự đào tạo trong quá trình làm việc và đào tạo tại nơi làm việc. Phối hợp với đoàn thanh niên tổ chức các buổi tọa đàm trao đổi về nghiệp vụ thẩm định DAĐT. Nâng cao tính thực tiễn bằng các tài liệu thực từ trong công việc hàng ngày, các DAĐT đã được thẩm định.
- Nâng cao ý thức đạo đức và tâm huyết của các bộ thẩm định trong quá trình thẩm định các DAĐT. Trong nội dung đào tạo có lồng ghép các tình huống, các quy tắc nghề nghiệp, nguyên tắc bắt buộc phải tuân theo. Khi thẩm định đòi hỏi CBTĐ có trách nhiệm, trung thực và tôn trọng nghề nghiệp của mình.
4.2.5.3 Đổi mới chính sách nhân sự đối với các CBTĐ
Để giúp nhân viên có động lực hơn trong công việc, Vietinbank Hoàn Kiếm có thể thực hiện một số các chính sách nhằm động viên tinh thần và tạo động lực làm việc cho đội ngũ cán bộ nói chung và CBTĐ nói riêng. Chính sách tiền lương là một trong những chính sách đóng vai trò quan trọng trong việc động viên người lao động nói chung và CBTĐ nói riêng. Tiền lương ở mức phù hợp, không quá thấp sẽ dễ tạo sự gắn bó giữa cán bộ và công việc, đưa chỉ tiêu đánh giá công tác thẩm định vào hệ thống tính lương KPI. Bên cạnh chế độ thưởng, chế độ xử phạt nghiêm minh khi có vi phạm cũng là một vấn đề quan trọng. Để động viên tinh thần làm việc, phát huy đạo đức trong sáng và đạo đức nghề nghiệp trung thực, Vietinbank Hoàn Kiếm cần thực hiện các chính sách như bố trí, sử dụng đội ngũ cán bộ một cách hợp lý, phù hợp với trình độ chuyên môn, nhiệm vụ, tâm lý của người cán bộ để họ có điều kiện phát huy lợi thế bản thân nhằm cống hiến hết mình cho công việc. Cũng cần kiểm soát tốt mọi hoạt động của đội ngũ cán bộ để phát hiện những vi phạm, sai lầm để kịp thời sửa chữa, uốn nắn.
4.2.5.4 Thành lập tổ thẩm định chuyên môn hóa tại PKHDN
Về quy trình thẩm định, như đã phân tích trong phần đánh giá thực trạng hoạt động thẩm định tại Vietinbank Hoàn Kiếm thì hiện nay cán bộ tham gia thẩm địch chưa có cán bộ chuyên nghiệp mà chủ yếu do CBTD làm việc kiêm nhiệm nên chưa tập trung sâu vào chuyên môn thẩm định, sức ép và khối lượng công việc cũng rất lớn, dẫn đến thời gian dành cho công tác thẩm định bị hạn chế. Điều này đã tạo nên những khó khăn nhất định cho người ra quyết định cho vay. Bên cạnh đó việc phân chia Khách hàng, nhiệm vụ thực hiện của từng phòng ban của Vietinbank Hoàn Kiếm còn hạn chế dẫn đến tình trạng kéo dài thời gian trong việc ra quyết định cho vay. Để giải quyết tình trạng trên Vietinbank cần đổi mới quy trình thẩm
định theo hướng, trên cơ sở chọn lọc những cán bộ có trình độ chuyên môn nghiệp vụ cao, có kinh nghiệm trong lĩnh vực thẩm định và phẩm chất đạo đức tốt để thành lập tổ thẩm định các DAĐT chuyên biệt trực thuộc P. KHDN để thẩm định toàn diện các nội dung của DAĐT. Cần tuyển dụng, lựa chọn các cán bộ ưu tú có kiến thức sâu rộng trên nhiều lĩnh vực, đặc biệt cần phải có cán bộ am hiểu hoặc tốt nghiệp ngành kĩ thuật, xây dựng, xây lắp, điện để bổ trợ các kiến thức liên quan đến kỹ thuật của các DAĐT đặc thù. Từ 1-2 năm có sự luân chuyển cán bộ, đưa CBQHKH vào tổ thẩm định nhằm đào tạo, rèn luyện kỹ năng và kinh nghiệm thẩm định chuyên sâu. Tổ thẩm định có chức năng, đặc điểm sau:
- Phối hợp với CBQHKH của P. KHDN, PGD để thẩm định và tái thẩm định các DAĐT của các khách hàng thuộc chi nhánh.
- Tổng hợp số liệu, thông tin các DAĐT chi nhánh cho vay để xây dựng cơ sở dữ liệu DAĐT tại chi nhánh.
- Cập nhật thông tin về đơn giá xây dựng, suất đầu tư các loại DAĐT, các chính sách về đầu tư của các Bộ ban ngành.
- Kiểm tra kiểm soát trước, trong và sau DAĐT, theo dõi dòng tiền DAĐT và chỉ tiêu độ lệch và thông báo cho CBQHKH kịp thời đưa ra các giải pháp ứng phó với các sự kiện bất lợi xảy ra.
- Tổ chức đào tạo, tập huấn cho các CBQHKH kỹ năng, kinh nghiệm thẩm định.
- Tham gia tư vấn giúp khách hàng trong quá trình thực hiện DAĐT.
4.2.5.5 Tiếp tục kiện toàn, tái cơ cấu mạng lưới, nhân sự
Tiếp tục tái cơ cấu nhân sự mạnh mẽ, có chính sách hỗ trợ với các cán bộ có tuổi cao, không đủ sức khỏe được xin nghỉ trước tuổi, ưu tiên tuyển dụng cán bộ có tuổi đời trẻ trình độ cao, trẻ hóa đội ngũ. Bên cạnh đó, Chi nhánh cũng tăng cường thực hiện kiện toàn lại mang lưới, rà soát, sắp xếp lại các phòng, quỹ tiết kiệm hoạt động không hiệu quả, thực hiện luân chuyển cán bộ luân phiên để đào tạo.