Phân tích nhân tố tác động tới hiệu quả sản xuất kinh doanh của Côngty Cổ

Một phần của tài liệu (LUẬN văn THẠC sĩ) nâng cao hiệu quả sản xuất kinh doanh của công ty cổ phần nafoods group (Trang 71 - 81)

CHƢƠNG 2 : QUY TRÌNH VÀ PHƢƠNG PHÁP NGHIÊN CỨU

3.2. Phân tích thực trạng hiệu quả sản xuất kinh doanh của Côngty Cổ phần

3.2.2. Phân tích nhân tố tác động tới hiệu quả sản xuất kinh doanh của Côngty Cổ

Trong những năm gần đây, các nghiên cứu và ứng dụng mới đã phần nào đưa sản phẩm của công ty đến với người tiêu dùng trong nước và quốc tế nhiều hơn. Cùng với đó, công ty đang đầu tư mở rộng sản xuất kinh doanh mạnh mẽ để đáp ứng yêu cầu khắt khe của thị trường.

a) Thực trạng hiệu suất sử dụng tài sản

Với quy mô tăng trưởng của tài sản, tốc độ tăng trưởng của doanh thu thuần thấp hơn dẫn tới giảm các chỉ số vòng quay tài sản (vòng quay toàn bộ vốn), vòng quay TSNH. Vòng quay VCSH cũng giảm và tăng nhẹ vào cuối năm 2017 so với 2016.

Bảng 3.9. Hiệu suất sử dụng tài sản của Nafoods Group

ĐVT: lần

Chỉ tiêu Năm 2014 Năm 2015 Năm 2016 Năm 2017

Vòng quay tổng tài sản 2,26 1,46 0,79 0,70

Vòng quay Vốn chủ sở

hữu 3,86 2,05 1,11 1,15

Vòng quay TSNH 3,24 1,81 1,06 1,04

Nguồn: Tính toán từ báo cáo tài chính của công ty qua các năm

Năm 2014, các hệ số này của Nafoods Group đều tốt hơn hệ số trung bình của ngành sản xuất thực phẩm. Tuy nhiên từ năm 2015 tới nay các hệ số không chỉ giảm xuống mà còn thấp hơn nhiều so với trung bình chung ngành. Khi vận động chung toàn ngành tăng lên, thì số vòng quay tổng tài sản của công ty giảm xuống dưới 1, số vòng quay TSNH đạt 1,04 vào năm 2017 nhưng thấp hơn TBN rất nhiều (2,65 lần), vòng quay VCSH chỉ đạt 1,15 lần trong khi toàn ngành số vòng quay VCSH là 2,08 lần. Điều này cho thấy, Nafoods Group đang bị ứ đọng vốn khá nhiều, các tài sản đã đầu tư chưa tạo ra công suất hoạt động cao chưa tạo ra hiệu quả trong sản xuất kinh doanh.

Bảng 3.10. Hiệu suất sử dụng tài sản một số DN cùng ngành ĐVT: lần Năm 2014 2015 2016 2017 TBN Thực phẩm Vòng quay tài sản 0,94 0,98 1,03 1,09 Vòng quay Vốn chủ sở hữu 1,87 1,88 1,95 2,08 Vòng quay TSNH 2,10 2,19 2,24 2,65 Nguồn: cophieu68.vn

Trong khi đó, ông lớn Vinamilk có nhóm chỉ số luôn tốt hơn TBN ngành, Công ty Thực phẩm Hữu Nghị cũng có nhóm chỉ số Hiệu suất sử dụng tài sản tốt hơn TBN và cả Nafoods. Nếu so với NAF, HNF có quy mô vốn tương đương, nhưng có thể nhận thấy tài sản của HNF có hiệu suất hoạt động tốt hơn hẳn.

Bảng 3.11. Hiệu suất sử dụng tài sản một số DN cùng ngành ĐVT: lần

Năm 2014 2015 2016 2017

Công ty CP Sữa Việt Nam Vinamilk (VNM)

Vòng quay tài sản 1,44 1,51 1,65 1,59 Vòng quay Vốn chủ sở hữu 1,88 1,97 2,16 2,21 Vòng quay TSNH 2,46 2,49 2,64 2,62 Công ty CP Thực phẩm Hữu Nghị (HNF) Vòng quay tài sản 2,04 1,80 1,96 1,75 Vòng quay Vốn chủ sở hữu 5,57 4,49 4,89 4,78 Vòng quay TSNH 2,72 2,44 2,74 2,62 Nguồn: cophieu68.vn

b) Thực trạng hiệu suất sử dụng tài sản cố định và vốn lưu động

Có thể nhận thấy từ năm 2014 đến 2017, hiệu suất sử dụng TSCĐ hay hiệu suất sử dụng vốn lưu động của công ty có sự giảm sút, nhất là chỉ số phản ánh hiệu suất sử dụng TSCĐ. Năm 2014, 2015, số vòng quay TSCĐ của Nafoods Group giảm nhưng đều đạt trên 21 lần, năm 2016 hệ số này còn 7,8 lần và năm 2017 chỉ gần 5 lần. Tốc độ đầu tư vào TSCĐ của công ty lớn hơn sự tăng trưởng về doanh thu dẫn tới hệ số này giảm sút. Cùng với đó, vốn lưu động bình quân các năm cùng tăng nhanh hơn sự tăng trưởng về doanh thu, làm vốn lưu động luân chuyển khó khăn hơn. Mặc dù năm 2017 số ngày kỳ luân chuyển VLĐ được cải thiện nhưng vẫn ở mức cao hơn 185 ngày. Từ đây thấy rằng TSCĐ và VLĐ của Nafoods có hiệu suất sử dụng chưa cao, kết quả đối với sản xuất có xu hướng giảm đi, điều này có thể sẽ ảnh hưởng đến việc đánh giá năng lực kinh doanh của các nhà đầu tư đối với công ty.

Bảng 3.12. Hiệu suất sử dụng TSCĐ và vốn lưu động

Chỉ tiêu 2014 2015 2016 2017

Số vòng quay TSCĐ (lần) 26,96 21,43 7,86 4,95 Số vòng quay Vốn lưu động (lần) 7,72 2,74 1,71 1,94 Kỳ luân chuyển VLĐ (ngày) 46,65 131,59 211,11 185,66

Nguồn: Tính toán từ báo cáo tài chính của công ty qua các năm

Sự tăng trưởng mạnh của tài sản cố định đến từ việc nhiều dự án đầu tư xây dựng như hệ thống nhà vườn ươm, dự án trồng dược liệu, dự án trồng gấc Hà Tĩnh… đã hoàn thành và đi vào hoạt động trong năm qua. Hoạt động đầu tư tài sản cố định, mở rộng quy mô sản xuất kinh doanh đã được công ty đẩy mạnh trong các năm qua nhằm phục vụ cho nhu cầu mở rộng đầu tư đồng loạt sau khi định hình hoàn chỉnh chiến lược kinh doanh trung và dài hạn. Kể từ đầu năm 2015, tài sản cố định của NAF đã đạt mức tăng trưởng kép hơn 77%. Trong đó, tài sản cố định hữu hình tăng gấp 2.1 lần chỉ trong vòng 1 năm qua. Tài sản cố định vô hình đạt hơn 61 tỷ đồng và chiếm gần 7% tổng tài sản của Nafoods.

Với tốc độ luân chuyển vốn lưu động như những năm qua cho thấy Nafoods có dấu hiệu ứ đọng trong mua sắm, dự trữ sản xuất, tiêu thụ của doanh nghiệp hoặc có các khoản phí tổn phát sinh trong quá trình sản xuất – kinh doanh khá cao.

So với một số doanh nghiệp cùng ngành thực phẩm khác, ta thấy các chỉ số của Nafoods đang kém hơn những doanh nghiệp này.

Bảng 3.13. Hiệu suất sử dụng vốn một số doanh nghiệp cùng ngành ĐVT: lần Chỉ tiêu 2014 2015 2016 2017 VNM Số vòng quay TSCĐ 4,12 4,92 5,66 5,39 Số vòng quay VLĐ 3,88 3,87 4,08 4,57 HNF Số vòng quay TSCĐ 20,37 12,93 11,69 9,78 Số vòng quay VLĐ 12,68 10,47 13,67 25,71

Vinamilk có nhóm hệ số hiệu suất sử dụng TSCĐ và VLĐ không phải là mức cao nhưng biên độ dao động giữa các năm không quá lớn, trong đó số vòng quay VLĐ càng ngày được cải thiện. Cùng quy mô tài sản nhưng Công ty thực phẩm Hữu Nghị có các chỉ số hiệu suất sử dụng TSCĐ và VLĐ tốt hơn hẳn khi số vòng quay TSCĐ qua các năm xấp xỉ lớn hơn 10, tốc độ quay vòng VLĐ từ 2015 đến nay tăng, thậm chí năm 2017 đạt 25,7 lần.

c) Thực trạng luân chuyển Hàng tồn kho và phải thu khách hàng

Dựa vào bảng phân tích hiệu suất hoạt động sản xuất kinh doanh của công ty từ năm 2014 đến 2017, có thể thấy các chỉ số này biến động theo chiều hướng kém đi.

Ta có thể thấy, số vòng quay HTK, vòng quay nợ phải thu đều giảm qua các năm. Năm 2014, số vòng quay HTK của công ty đạt gần 30 lần, từ qua năm 2015 giảm xuống còn 18,6 lần, năm 2016 giảm 50% còn 9,34 lần và năm 2017 còn 8,06 lần. Số ngày 1 vòng quay HTK đang từ 12 ngày năm 2014 đến 2017 tăng lên gần 45 ngày. Trên thực tế nghiên cứu cho thấy, tỷ trọng trong HTK của công ty chủ yếu là chi phí sản xuất kinh doanh dở dang, tỷ lệ thành phẩm tồn kho là không đáng kể. Bên cạnh đó, cuối năm 2017, công ty tồn một lượng lớn NVL. Điều này cũng khá phù hợp với loại hình doanh nghiệp sản xuất như Nafoods. Khối lượng NVL lớn cho thấy công ty đang sẵn sàng sản xuất cho những đơn hàng mới vào đầu năm 2018.

Bảng 3.14. Hiệu suất hoạt động sản xuất kinh doanh

Chỉ tiêu Năm 2014 Năm 2015 Năm 2016 Năm 2017

Số vòng quay HTK (lần) 29,78 18,62 9,34 8,06

Số ngày 1 vòng quay HTK (ngày) 12,09 19,34 38,56 44,66 Số vòng quay nợ phải thu (lần) 5,26 2,44 1,43 1,30 Kỳ thu hồi nợ bình quân (ngày) 68,44 147,73 252,36 276,04

Nguồn: Tính toán từ báo cáo tài chính của công ty qua các năm

Số vòng quay nợ phải thu năm 2017 đạt 1,3 lần giảm 0,13 lần so với năm 2016. Có thể thấy năm 2014, khả năng thu hồi nợ của công ty khá nhanh chỉ khoảng 75 ngày 1 vòng thu hồi nợ thì đến năm 2016, cần 252 ngày mới được 1 kỳ thu hồi nợ, năm 2017 tăng lên 276 ngày. Hệ số vòng quay các khoản phải thu của Công ty

qua các năm chứng tỏ tốc độ thu hồi nợ của doanh nghiệp càng ngày càng chậm đi, khả năng chuyển đổi các khoản nợ phải thu sang tiền mặt không cao, điều này cũng cho thấy công ty chưa nâng cao được luồng tiền mặt trong việc tài trợ nguồn vốn lưu động trong sản xuất. Trong hai năm gần đây, chính sách thu hồi nợ của công ty có những thay đổi để khuyến khích sản xuất và tiêu thụ hàng hóa. Ngoài nới lỏng chính sách thanh toán cho các khách hàng lớn trong và ngoài nước, công ty còn tạo điều kiện cho các nông dân mua cây giống nhằm khuyến khích mở rộng diện tích trồng trọt.Một điểm khác là các khoản phải thu về cho vay ngắn hạn cũng đạt mức tăng hơn 52% so với cuối năm 2016. Kể từ khi chuyển đổi mô hình kinh doanh kể từ năm 2013, Nafoods Group đã liên tục thực hiện các khoản cho vay đối với các công ty con, công ty liên kết và cũng đã thường xuyên cho vay ngắn hạn với nhiều cá nhân khác.

Số vòng quay HTK của Nafoods so với công ty CP sữa Việt Nam có các số tuyệt đối tốt hơn tuy nhiên chiều hướng chưa được cải thiện. Số vòng quay nợ phải thu của Nafoods có sự chênh lệch rất lớn so với ông lớn đầu ngành khi năm 2017, mặc dù hệ số này của VNM giảm từ 16,7 vòng xuống còn 13,55 vòng thì hệ số này của Nafoods chỉ đạt số tuyệt đối là 1,3. Trong khi đó, công ty CP thực phẩm Hữu Nghị qua các năm đang dần cải thiện các hệ số vòng quay HTK và số vòng quay phải thu khách hàng: các năm 2014-2016 các hệ số có giảm nhưng chênh lệch không lớn, sang cuối năm 2017 các hệ số này đã được cải thiện khi số vòng quay HTK tăng 2,5 vòng, số vòng quay phải thu tăng gần 2 vòng.

Hình 3.10. Hiệu suất hoạt động SXKD một số DN ngành thực phẩm

Nguồn: Tính toán từ báo cáo tài chính của các công ty qua các năm d) Thực trạng luân chuyển vốn bằng tiền

Tổng dòng tiền thu của Nafoods không cùng xu hướng tăng giảm qua các năm. Năm 2015, dòng tiền thu tăng hơn 300 tỷ đồng trong đó chủ yếu do công ty nhận thêm vốn góp từ chủ sở hữu. Năm 2016, dòng tiền thu về từ hoạt động kinh doanh và hoạt động đầu tư giảm nhiều so với năm 2015, dòng tiền thu về từ hoạt động tài chính không đủ bù đắp dẫn tới tổng dòng tiền thu năm 2016 giảm xuống. Năm 2017 vừa qua, tổng dòng tiền thu về đạt gần 710 tỷ đồng, tăng gần 120 tỷ so với năm 2016, do sự tăng trưởng từ dòng tiền thu từ hoạt động kinh doanh và dòng tiền thu từ hoạt động tài chính.

Bảng 3.15. Phân tích lưu chuyển vốn bằng tiền Chỉ tiêu Năm 2014 Năm 2015 Năm 2016 Năm 2017

1. Tổng dòng tiền thu về (triệu đồng) 339.650 663.897 589.913 708.191 2. Số dư tiền bình quân (triệu đồng) 12.703 25.705 32.694 19.274 3. Số vòng quay vốn bằng tiền (lần)

= (1)/(2) 26,74 25,83 18,04 36,74

4. Kỳ hạn dự trữ tiền bình quân

(ngày) 360/(3) 13,46 13,94 19,95 9,80

Nguồn: Tính toán từ báo cáo tài chính của công ty qua các năm

Từ năm 2015 đến nay, với chiến lược tăng cường đầu tư mở rộng quy mô sản xuất kinh doanh, Nafoods Group cần sử dụng thêm nhiều nguồn vốn vay nợ, dòng tiền từ hoạt động tài chính tăng qua các năm chủ yếu từ tiền từ đi vay. Ta thấy số vòng quay vốn bằng tiền của công ty giảm dần qua các năm từ 2014-2017. Số dư tiền bình quân từ năm 2014-2016 đều tăng, tuy nhiên tốc độ tăng số dư tiền bình quân lớn hơn tốc độ tăng của tổng dòng tiền thu về dẫn tới sự giảm xuống của số vòng quay vốn bằng tiền. Năm 2017, vòng quay vốn bằng tiền của công ty tăng lên 36,7 vòng tương ứng kỳ hạn dữ trữ tiền là 9,8 ngày. Tổng dòng tiền trong năm thu về tăng lên trong khi tổng dòng tiền chi ra lớn hơn dẫn tới lưu chuyển tiền thuần âm, cuối năm giảm lượng tiền và tương đương tiền công ty năm giữ. Nguyên nhân chính là do trong năm 2017, công ty tăng vay nợ bổ sung nguồn vốn lưu động mua nguyên vật liệu. Công ty đã hoàn trả được phần lớn lượng tiền đi vay nhưng cũng thực hiện chi đầu tư mua sắm lớn cho dự án Tổ hợp sản xuất và chế biến xuất nhập khẩu tại Long An dự kiến hoàn thiện vào đầu năm 2018, dẫn tới dư tiền của công ty giảm xuống. Công ty cần cải thiện vấn đề này, tránh để kéo dài dẫn tới các dấu hiệu xấu về thanh toán, ấn tượng không tốt trước các chủ nợ, nhà đầu tư.

e) Phân tích các nhân tố ảnh hưởng tới hiệu quả SXKD qua phương trình Dupont

Việc phân tích các nhân tố tác động tới ROE thông qua phương trình Dupont sẽ giúp đánh giá tốt hơn về HQSXKD của Nafoods Group. Tác giả tập trung phân tích khả năng sinh lời trên VCSH theo 3 nhân tố ảnh hưởng: Tỷ suất LNST trên

doanh thu (ROS), vòng quay TTS (vòng quay toàn bộ vốn) và mức độ sử dụng đòn bẩy tài chính (Hệ số nợ).

Bảng 3.16. Mối quan hệ giữa HQSXKD với cấu trúc tài chính và sức sinh lời của vốn

Năm 2014 Năm 2015 Năm 2016 Năm 2017

ROE = 1 x 2 x 3 (%) 24,58 25,27 14,49 14,44 ROS (1) (%) 6,37 12,33 13,02 12,61 Vòng quay TTS (2) (vòng) 2,26 1,46 0,79 0,70 Mức sử dụng đòn bẩy tài chính bình quân (3) (lần) 1,71 1,40 1,42 1,65 Hệ số nợ bình quân (%) 41,38 28,72 29,47 39,29

Nguồn: Tính toán từ Báo cáo tài chính qua các năm

Việc tăng sử dụng nợ cộng với những khó khăn về việc luân chuyển vốn kinh doanh phần nào ảnh hưởng tới sức sinh lời của VCSH. Năm 2015 so với 2014, ROE của công ty tăng 0,7% chủ yếu do ROS tăng gần 7% trong khi hiệu suất sử dụng tài sản giảm đi 0,8 và mức sử dụng đòn bẩy tài chính bình quân giảm 0,3 lần. Năm 2016, mặc dù ROS tăng 0,7%, hệ số vốn trên vốn chủ tăng 0,02, tuy nhiên số vòng quay TTS tiếp tục giảm còn 0,79 lần, kéo theo sự giảm sút ROE. Việc sử dụng vốn vay trong năm chưa có sự biến động lớn tuy nhiên tốc độ luân chuyển vốn chậm ảnh hưởng tới tăng trưởng ROE. Năm 2017 so với 2016, ROE giảm 0,05% là do ROS giảm 0,4%, hiệu suất sử dụng tài sản giảm 0,09 lần trong khi mức độ sử dụng đòn bẩy tài chính bình quân tăng 0,23 lần. Điều này cho thấy, sự tăng trưởng sử dụng nợ chưa đủ sức mạnh để gia tăng ROE của doanh nghiệp trong điều kiện luân chuyển vốn kinh doanh của công ty đang tồn tại một số khó khăn. Mặc dù tỷ suất sinh lời LNST trên doanh thu thuần chưa thực sự tăng trưởng ổn định nhưng biến động tăng giảm không quá lớn. Công ty có sự tăng trưởng nhất định về doanh thu và lợi nhuận, tuy nhiên cần có các chính sách kiểm soát chi phí để có kết quả tốt cũng như cần cải thiện tốc độ luân chuyển toàn bộ vốn, nâng cao hiệu suất sinh lời của tài sản để nâng cao HQSXKD trong giai đoạn tới.

f) Phân tích HQSXKD gắn với TTCK thông qua Hệ số giá trên thu nhập – P/E

Hệ số P/E thể hiện mối quan hệ giữa giá trị thị trường của cổ phiếu với kết quả kinh doanh của doanh nghiệp (EPS). P/E không phản ánh trực tiếp HQSXKD

của doanh nghiệp nhưng thể hiện sự quan tâm của các nhà đầu tư trước tình hình sản xuất kinh doanh. Mục tiêu của các nhà quản trị doanh nghiệp hướng tới ngoài lợi nhuận thực tế còn nâng cao giá trị doanh nghiệp, thu hút quan tâm của nhà đầu tư trên thị trường.

Nhìn vào kết quả tính toán và tình hình thị trường chứng khoán có thể nhận thấy, P/E của cổ phiếu NAF đang theo chiều hướng sụt giảm. Tại thời điểm cuối năm 2015, khi cổ phiếu NAF vừa được niêm yết, các nhà đầu tư đang kỳ vọng vào sự phát triển vượt lên của công ty, P/E đạt 19,83 lần. Hệ số này giảm nhẹ vào cuối năm 2016, còn 19,41 lần song với sự gia tăng quy mô về tài sản và mở rộng sản

Một phần của tài liệu (LUẬN văn THẠC sĩ) nâng cao hiệu quả sản xuất kinh doanh của công ty cổ phần nafoods group (Trang 71 - 81)