Đánh giá chung về hiệu quả sản xuất kinh doanh của Côngty Cổ phần Nafoods

Một phần của tài liệu (LUẬN văn THẠC sĩ) nâng cao hiệu quả sản xuất kinh doanh của công ty cổ phần nafoods group (Trang 81)

CHƢƠNG 2 : QUY TRÌNH VÀ PHƢƠNG PHÁP NGHIÊN CỨU

3.3. Đánh giá chung về hiệu quả sản xuất kinh doanh của Côngty Cổ phần Nafoods

cần đặt trong mối tương quan với các doanh nghiệp khác cùng ngành.Có thể kết quả kinh doanh năm 2017 của công ty đã có nhiều khởi sắc so với cùng kỳ năm 2016, tuy nhiên sự tập trung đầu tư mạnh mẽ mở rộng sản xuất chưa thể hiện được sự hấp dẫn trên TTCK.

3.3. Đánh giá chung về hiệu quả sản xuất kinh doanh của Công ty Cổ phần Nafoods Group Nafoods Group

3.3.1. Những kết quả đạt được

Trong những năm gần đây, với sự phát triển có định hướng chiến lược, công ty Cổ phần Nafoods Group đã gặt hái được một số kết quả.

Thứ nhất, Nafoods Group đã có sự tăng trưởng rõ rệt về quy mô tài sản, quy

mô vốn cũng như tăng trưởng về doanh thu và lợi nhuận.

Năm 2014 và 2015, công ty hoàn thành 2 đợt phát hành thêm cổ phiếu cho cổ đông hiện hữu tăng quy mô vốn góp, cùng với đó, tháng 10 năm 2015 hoàn thành niêm yết lên sàn Chứng khoán Thành phố Hồ Chí Minh với mã Chứng khoán NAF. Năm 2016, với sự chuẩn bị cho kế hoạch 5 năm Nafoods lấy chuỗi giá trị

nông nghiệp xanh và khép kín làm trọng tâm để phát triển bền vững, doanh thu và lợi nhuận có sụt giảm đạt lần lượt là 460 tỷ và 59,9 tỷ đồng nhưng năm 2017, doanh thu, lợi nhuận của công ty đã có những sự tăng trưởng tốt trở lại: lần lượt đạt 519 tỷ đồng và 65,5 tỷ đồng; đặc biệt tổng tài sản của công ty đạt gần 872 tỷ đồng.

Động lực tăng trưởng doanh thu của công ty đến từ sự phục hồi của thị trường nội địa, đạt 158,2 tỷ đồng, tương ứng mức tăng 55.5% so với năm 2016. Bên cạnh sự tăng trưởng mạnh của hoạt động bán hàng trong nước, hoạt động xuất khẩu cũng duy trì tốc độ tăng trưởng ổn định gần 3%, đạt 371,7 tỷ đồng.

Cùng với đó biên lợi nhuận gộp của công ty tiếp tục có sự cải thiện tích cực so với năm 2016, năm 2017 đạt 29,4%, gia tăng so với biên lợi nhuận gộp 27,3%

Thứ hai, khả năng sinh lời trên doanh thu duy trì khá ổn định.

Mặc dù sự tăng trưởng quy mô dẫn tới chi phí quản lý chung của công ty tăng lên. ROS năm 2017 có giảm nhẹ tuy nhiên vẫn duy trì lớn hơn 11%. Tổng giá vốn tăng lên nhưng tỷ lệ Giá vốn/Doanh thu giảm rõ rệt qua các năm ghi nhận rằng Nafoods đã cải thiện được chi phí sản xuất: sự đầu tư về ứng dụng công nghệ sản xuất mới cũng như đầu tư về nghiên cứu sản xuất, tạo ra giống cây trồng hiệu quả công ty Cổ phần Nafoods Group đã có một số thành tích.

Công ty đầu tư xây dựng Viện giống với nhiệm vụ nghiên cứu về giống cây trồng để tạo ra các giống cây phù hợp với điều kiện khí hậu Việt Nam cũng như đầu tư mở rộng quy mô các vườn ươm giống. Đặc biệt trong năm 2017, viện giống đã nghiên cứu thành công giống chanh leo mới có năng suất cao, quả lớn hơn. Nafoods tự chủ hoàn toàn từ khâu nghiên cứu, sản xuất giống cây trồng đến chế biến sản phẩm chanh leo cuối cùng trong chuỗi sản xuất. Nhờ đó đã giúp công ty hạn chế được biến động từ giá nguyên liệu đầu vào, tiết giảm được chi phí và đóng góp tích cực vào biên lợi nhuận gộp của hoạt động kinh doanh cốt lõi.Cây giống chanh leo đạt được sự tăng trưởng vững chắc cả về doanh thu và lợi nhuận gộp, doanh thu cây giống chanh leo năm 2017 tăng 13% so với năm 2016, lợi nhuận gộp tăng 20% so với năm 2016.

Mặc dù ROE theo xu hướng giảm nhưng 2 năm gần đây duy trì ổn định (14,44%-14,49%). So với lãi suất huy động tiền gửi trung bình những năm qua, thì mức sinh lời này tốt hơn (5,2-7,2%/), các chủ sở hữu, các nhà đầu tư vẫn có thể kỳ vọng khi nắm giữ cổ phiếu của NAF.

Thứ tư, hiệu quả từ việc đầu tư công nghệ vào chuỗi sản xuất nông nghiệp

khép kín.

Nafoods Group trở thành số ít doanh nghiệp hoàn thiện được chuỗi sản xuất nông nghiệp khép kín, đặc biệt trong sản xuất sản phẩm chanh leo. Việc ổn định được nguồn cung cây giống cũng như tự chủ được chuỗi sản xuất khép kín của mình là yếu tố quan trọng để công ty gia tăng lợi thế cạnh tranh với các doanh nghiệp nội địa khác. Biểu hiện tiêu biểu ở đây là tỷ lệ giá vốn trên doanh thu thuần của công ty được cải thiện rõ rệt. Mặc dù, mở rộng quy mô sản xuất kinh doanh, chi phí quản lý chung tăng lên để đáp ứng các yêu cầu về quy mô, song việc cải tiến công nghệ sản xuất, đầu tư cho trung tâm nghiên cứu giống cây trồng đã có những thành tựu nhất định. Sự hiệu quả từ việc đầu tư vào công nghệ sẽ tăng lợi nhuận từ bán hàng đồng thời tăng năng suất lao động lên. Công ty kỳ vọng khi Tổ hợp sản xuất và chế biến xuất khẩu Long An đi vào hoạt động ổn định, sự hiệu quả của chuỗi nông nghiệp khép kín càng rõ rệt hơn nữa.

3.3.2. Hạn chế và nguyên nhân của những hạn chế

3.3.2.1. Các mặt hạn chế

Bên cạnh những mặt đạt được, hoạt động sản xuất kinh doanh của Nafoods Group trong những năm gần đây còn một số mặt hạn chế.

Thứ nhất, hiệu quả hoạt động SXKD nhìn chung còn thấp hơn so với Trung bình ngành, sức sinh lời không ổn định.

Trong toàn giai đoạn 2014-2017, mặc dù thời điểm cuối năm 2015 đánh dấu mốc tăng trưởng vượt trội so với những năm trước đó, nhưng thời gian sau 2016 – 2017, các chỉ số sinh lời của công ty đều sụt giảm: ROS đạt 12,61%; ROA đạt 8,77%; BEP đạt 11,48%; ROE là 14,44%. So với một số doanh nghiệp cùng ngành

có cùng quy mô, mặc dù các chỉ số sinh lời của Nafood đều tốt hơn nhưng sức sinh lời này vẫn đang thấp hơn trung bình ngành thực phẩm. Trong đó có chỉ số tỷ suất sinh lời kinh tế và tỷ suất sinh lời trên vốn chủ sở hữu từ năm 2016 giảm và chưa có dấu hiệu tăng trưởng.

Thứ hai, hiệu quả sử dụng tài sản chưa cao.

Trước khi thực hiện chiến lược mới mở rộng sản xuất kinh doanh, các hệ số về hiệu quả sử dụng tài sản của Nafoods Group đều tốt hơn hệ số trung bình của ngành sản xuất thực phẩm. Tuy nhiên thực hiện định hướng mở rộng quy mô sản xuất kinh doanh, bắt đầu từ năm 2015 tới nay các hệ số không chỉ giảm xuống mà còn thấp hơn nhiều so với trung bình chung ngành: Vòng quay tổng tài sản năm 2017 chỉ đạt 0,7 vòng so với 1,09 vòng của TBN. Các tài sản được đầu tư đang trong giai đoạn dở dang chưa đưa lại giá trị trong hoạt động sản xuất kinh doanh, trong khi chiếm tỷ trọng lớn trong cơ cấu tài sản, năm 2017 là 11,66%.

Thứ ba, VLĐ có hiệu suất sử dụng chưa cao.

Vốn lưu động của Nafoods luân chuyển khá khó khăn. Mặc dù năm 2017 số ngày kỳ luân chuyển VLĐ được cải thiện nhưng vẫn ở mức cao hơn 185 ngày. Trong đó, HTK và phải thu khách hàng cũng luân chuyển kém đi. Đặc biệt vốn bằng tiền có số vòng quay lớn cho thấy nhu cầu về vốn bằng tiền lớn, tiền liên tục xoay vòng để đáp ứng nhu cầu sản xuất kinh doanh. Song công ty có thể lâm vào tình trạng thiếu hụt thanh toán trong các trường hợp tình hình kinh tế xã hội phức tạp.

3.3.2.2. Nguyên nhân của các hạn chế

Nguyên nhân gây ra những tồn tại về HQSXKD của Công ty Cổ phần Nafoods Group bởi các lý do cơ bản sau:

Thứ nhất, sự thay đổi trong cơ cấu tài sản và nguồn vốn.

Công ty Nafoods Group trước điều kiện kinh tế thị trường đã có những chiến lược kinh doanh mở rộng sản xuất, chế biến, xuất khẩu. Công ty đã đầu tư mở rộng quy mô vườn ươm cây giống cũng như xây dựng thêm nhà máy sản xuất, chế biến. Trước kế hoạch phát triển lớn, công ty đã tăng cường sử dụng thêm nguồn vốn vay để đầu tư tài sản bổ sung cho nguồn vốn chủ tự huy động. Các nguồn vay ngắn hạn

nhằm bổ sung nguồn vốn lưu động để mua sắm nguyên vật liệu, vật tư công cụ dụng cụ. Các nguồn vay dài hạn với mục tiêu đầu tư thêm vào tài sản cố định. Mặc dù trong cơ cấu nguồn vốn, vốn chủ sở hữu vẫn là chủ yếu nhưng hệ số nợ của công ty đang tiến gần đến 1. Trong khi, tài sản cố định mới chưa đi vào hoạt động, việc gia tăng sử dụng nợ chưa đưa lại hiệu quả cho công ty cho đến thời điểm hiện tại.

Sự đầu tư mạnh mẽ mở rộng sản xuất có thể dẫn tới mất cân đối tài sản. Dự án đầu tư xây dựng Tổ hợp sản xuất và chế biến xuất khẩu Long An ở giai đoạn nước rút đã dồn hết nguồn lực để hoàn thiện kịp tiến độ dẫn tới lưu chuyển tiền trong năm 2017 âm, làm giảm một số chỉ tiêu về thanh toán, về lưu chuyển vốn bằng tiền. TTS tăng lên về TSDH nhưng chủ yếu là TS dở dang dài hạn.

Thứ hai, các nhân tố kinh tế xã hội, điều kiện tự nhiên có sự ảnh hưởng đến giá cả đầu vào và giá thành đầu ra của Nafoods Group.

Một là, doanh thu, giá thành sản phẩm chịu ảnh hưởng từ thị trường thế giới.

Trong cơ cấu doanh thu của công ty, phần lớn chủ yếu từ doanh thu xuất khẩu. Mặc dù, Nafoods Group dẫn đầu ViệtNam về thị phần nước chanh leo cô đặc xuất khẩu và đưa nhiều sản phẩm khác tiếp cận thị trường hơn 60 quốc gia nhưng áp lực về chất lượng cũng như các yêu cầu của thị trường quốc tế ảnh hưởng trực tiếp tới việc xuất khẩu sản phẩm. Trong khi sự biến động của tỷ giá hối đoái cũng ảnh hưởng đến doanh thu lợi nhuận của công ty.

Hai là, nguyên vật liệu đầu vào chịu nhiều sự ảnh hưởng từ điều kiện tự nhiên.

Lựa chọn kinh doanh sản xuất sản phẩm thuộc lĩnh vực nông nghiệp công ty chịu nhiều rủi ro về điều kiện tự nhiên, khí hậu, thiên tai. Mặc dù, công ty rất đầu tư về trang thiết bị công nghệ hiện đại, cũng như nghiên cứu để đưa các giống cây trồng phù hợp với thổ nhưỡng, khí hậu Việt Nam, cho năng suất lớn. Nhưng với điều kiện tự nhiên của Việt Nam và sự biến đổi khí hậu đang ngày các diễn biến phức tạp, khó lường trước tới các diễn biến thời tiết hàng năm.

Thứ ba, VLĐ ứ đọng, kỳ dự trữ tiền giảm mạnh.

Biểu hiện của sự ứ đọng VLĐ là sự luân chuyển HTK giảm, và thời gian thu nợ khách hàng tăng lên. Chiếm tỷ trọng lớn trong HTK của công ty hàng năm là Chi

phí SXKD dở dang, cuối năm 2016 là 25 tỷ đồng, chiếm 66 % HTK, cuối năm 2017 là 23 tỷ đồng tương đương 43,74%. Trên thực tế, số thành phẩm và hàng hóa tồn kho vào cuối năm 2017 không lớn, chỉ chiếm 3,93% trên tổng số HTK, bằng gần 40% tổng số thành phẩm và hàng hóa tồn kho năm 2016. Chứng tỏ việc tiêu thụ hàng hóa của công ty khá ổn định, cộng với chính sách nới lỏng thanh toán cho khách hàng đang giúp việc lưu thông sản phẩm của Nafoods tốt hơn. Tuy nhiên, số lượng NVL tồn đọng tăng vọt được ghi nhận vào thời điểm cuối năm khiến giá trị HTK tăng lên. Mặc dù, tỷ trọng HTK trên tổng tài sản không thay đổi, nhưng tỷ trọng NVL cuối năm 2017 đạt hơn 50% tổng HTK tương đương 27 tỷ đồng trong khi năm 2016 chỉ đạt 7,62%. Điều này dẫn tới số vòng lưu chuyển HTK của công ty giảm xuống.

Bên cạnh đó, lưu chuyển tiền của công ty đạt giá trị thuần âm, kỳ dữ trữ tiền giảm mạnh. Năm 2017 tổng dòng tiền thu về tăng lên trong khi tổng dòng tiền chi ra lớn hơn dẫn tới lưu chuyển tiền thuần âm, vòng quay vốn bằng tiền của công ty tăng lên 36,7 vòng tương ứng kỳ hạn dữ trữ tiền là 9,8 ngày. Cùng với đó, cuối năm 2017, các khoản tiền và tương đương tiền giảm mạnh so với năm 2016. Điều này dẫn tới khả năng thanh toán tức thời của công ty giảm thấp và khả năng chi trả bằng tiền âm. Đây là một điều đáng lo ngại nếu tình hình kinh tế xã hội kém đi, các khoản nợ đến hạn cần thanh toán khi hàng tồn kho và tài sản khác mất khả năng thanh khoản.

Tiểu kết Chƣơng 3

Trên cơ sở lý luận đã hệ thống ở chương 1 và sau quá trình nghiên cứu theo quy trình đề ra ở chương 2, tác giả đã tập trung nghiên cứu thực trạng HQSXKD của Công ty CP Nafoods Group trong giai đoạn 2014 – 2017. Những kết quả nghiên cứu chủ yếu đã đạt được như sau:

Thứ nhất, khái quát quá trình hình thành và phát triển cũng như những đặc điểm kinh doanh cơ bản của Công ty CP Nafoods Group.

Thứ hai, khái quát chung về tình hình tài chính, kinh doanh sản xuất của công ty trong giai đoạn 2014-2017.

Thứ ba, phân tích thực trạng HQSXKD của Nafoods Group dựa trên các chỉ tiêu đánh giá đề ra ở chương 1. Đồng thời chỉ ra các mặt thành tựu, hạn chế cũng như các nguyên nhân cơ bản của các vấn đề còn tồn tại.

Trên cơ sở các kết quả thu được ở trên, tác giả có cơ sở để tiếp tục nghiên cứu các giải pháp nâng cao HQSXKD tại công ty CP Nafoods Group tại chương 4.

CHƢƠNG 4: GIẢI PHÁP NÂNG CAO HIỆU QUẢ SẢN XUẤT KINH DOANH CỦA CÔNG TY CỔ PHẦN NAFOODS GROUP

4.1. Bối cảnh kinh tế xã hội trong nƣớc và quốc tế

4.1.1. Bối cảnh kinh tế xã hội trong nước

Trong báo cáo "Tình hình kinh tế - xã hội năm 2018, dự kiến kế hoạch phát triển kinh tế - xã hội năm 2019" của Bộ Kế hoạch và Đầu tư, kinh tế trong nước có những triển vọng lạc quan, kế thừa và tiếp tục phát huy những kết quả đạt được của năm 2017.

Nền kinh tế Việt Nam tiếp tục giữ vững tốc độ và đánh dấu bằng kết quả GDP quý I/2018 tăng 7,38% so với cùng kỳ năm trước; là mức tăng cao nhất của quý I trong 10 năm gần đây. Điểm nổi bật là cả 3 khu vực nông nghiệp, công nghiệp và xây dựng đều tăng cao hơn cùng kỳ. So với cùng kỳ năm ngoái, chỉ số sản xuất ngành công nghiệp tăng 20,9% với chỉ số sản xuất ngành công nghiệp chế biến, chế tạo tăng 23,8%, kim ngạch xuất khẩu tăng 33,1%; trong đó xuất khẩu khu vực kinh tế trong nước tăng xấp xỉ mức tăng của khu vực có vốn đầu tư nước ngoài.

Kinh tế tiếp tục hưởng lợi từ 3 khu vực nông, lâm nghiệp và thủy sản khi phục hồi rõ rệt, tăng 3,99% trong quý II/2018 và 3,93% trong 6 tháng đầu năm 2018.

Cùng với đó, tăng trưởng của khu vực công nghiệp - xây dựng đạt 8,46%, với điểm sáng là tăng trưởng cao của công nghiệp chế biến, chế tạo và giảm sự phụ thuộc vào khu vực khai khoáng; tăng trưởng khu vực dịch vụ đạt 7,3% - mức cao nhất trong cùng thời kỳ kể từ 2010.

Dự kiến, tăng trưởng GDP cả năm khoảng 6,7%. Tăng trưởng khu vực nông, lâm nghiệp và thuỷ sản được phục hồi rõ nét, ước cả năm khoảng 3,3% nhờ tiếp tục thực hiện hiệu quả cơ cấu lại ngành, vùng sản xuất theo 3 trục sản phẩm. Tăng trưởng khu vực công nghiệp – xây dựng khoảng 7,59%; tăng trưởng khu vực dịch vụ tiếp tục ở mức 7,35%.

Tính đến tháng 8 năm 2018, CPI bình quân được kiểm soát ở mức tăng 3,52% so với cùng kỳ năm 2017, lạm phát cơ bản bình quân 8 tháng tăng 1,38% so với cùng kỳ. Tổng vốn đầu tư toàn xã hội (theo giá hiện hành) thực hiện 6 tháng đầu năm ước đạt 747,6 nghìn tỷ đồng, tăng 10,1% so với cùng kỳ năm 2017.Ước cả năm, thực hiện thành công mục tiêu kiểm soát tốc độ tăng chỉ số giá tiêu dùng dưới 4% của Chính phủ, vượt mục tiêu Quốc hội giao.

Đáng chú ý hơn, môi trường kinh doanh ngày càng được cải thiện, đặc biệt là cải cách mạnh mẽ điều kiện kinh doanh, sự thay đổi về thủ tục hành chính. Bên cạnh

Một phần của tài liệu (LUẬN văn THẠC sĩ) nâng cao hiệu quả sản xuất kinh doanh của công ty cổ phần nafoods group (Trang 81)