Nhóm giải pháp nângcao năng lực quản lý doanh nghiệp

Một phần của tài liệu (LUẬN văn THẠC sĩ) nâng cao hiệu quả sản xuất kinh doanh của công ty cổ phần nafoods group (Trang 102 - 104)

CHƢƠNG 2 : QUY TRÌNH VÀ PHƢƠNG PHÁP NGHIÊN CỨU

4.3. Các giải pháp nângcao hiệu quả sản xuất kinh doanh của Côngty Cổ phần

4.3.3. Nhóm giải pháp nângcao năng lực quản lý doanh nghiệp

4.3.3.1. Tái cấu trúc bộ máy quản lý theo hướng tinh gọn, chuyên nghiệp, hiệu quả

Công ty đang hoạt động dưới mô hình cổ phần tập đoàn, bên canh các phòng ban đầu tư, kế hoạch, viện nghiên cứu, là 5 công ty con và 7 công ty liên kết được chia làm bốn nhóm: Công ty sản xuất giống cây trồng, công ty trồng nguyên liệu, công ty sản xuất chế biến và công ty bán hàng. Với mô hình như vậy, việc xây dựng bộ máy quản lý tinh gọn, chuyên nghiệp thực sự cần thiết.

Các công ty con và công ty liên kết đã được phân nhóm, bộ máy các công ty này không cần thiết xây dựng quá rườm rà, cần tập trung xây dựng các phòng ban có chuyên môn sâu, hướng tới mục tiêu cuối cùng là sự hiệu quả của chuỗi nông nghiệp khép kín. Hiệu quả sản xuất kinh doanh sẽ được đánh giá dựa trên sự phối hợp nhịp nhàng trong chuỗi sản xuất – kinh doanh khép kín ấy. Nafoods Group cần hoàn thiện chính sách hoạt động sao cho nhất quán, thống nhất, tránh sự chồng chéo giữa các bộ phận chuyên môn, hay các công ty trong chuỗi.

4.3.3.2. Tăng cường hoạt động kiểm soát nội bộ

Ban Tổng giám đốc cần đánh giá lại vai trò quan trọng của công tác kiểm soát nội bộ (KSNB) trong hệ thống. Đây là một công vụ hữu hiệu để xác định sự an toàn của nguồn vốn đầu tư, xác định hiệu quả điều hành và kịp thời nắm bắt tình hình hoạt động của doanh nghiệp. Việc thực hiện kiếm soát nội bộ không đơn thuần là sắp xếp thời gian tiến hành kiểm tra, mà Ban Tổng giám đốc cần xây dựng được nội dung mà hệ thống KSNB giám sát, thực hiện. Một hệ thống KSNB vững chắc phụ thuộc vào việc đánh giá thường xuyên, toàn diện tính chất, mức độ của các rủi ro mà doanh nghiệp có thể gặp phải.

Ban lãnh đạo công ty cần xây dựng một hệ thống KSNB dựa trên các đặc điểm: - Rủi ro kinh doanh

- Sự đảm bảo độc lập, thường xuyên - Hội đồng quản trị thường xuyên kiểm tra

Ban lãnh đạo Nafoods Group không chỉ cần thêm thời gian để thực hiện công tác KSNB mà còn có một đội ngũ nhân sự năng lực để đảm bảo có sự đánh giá thường xuyên về các hoạt động sản xuất, kinh doanh, cũng như tính khả thi của các dự án đầu tư. Công tác này sẽ giúp Ban Tổng giám đốc, Hội đồng quản trị có sự đánh giá khách quan hơn trước các hoạt động của công ty, giảm thiểu rủi ro. Đặc biệt trong thời điểm, Nafoods Group đang vươn mình ra thế giới, thu hút rất nhiều các nhà đầu tư nước ngoài.

4.3.3.3. Nâng cao năng lực cán bộ quản lý, chú trọng đào tạo, phát triển nguồn nhân lực

Hiện nay, Nafoods Group đã xây dựng được chính sách nhân sự đảm bảo phúc lợi cho cán bộ nhân viên cũng như các lao động thời vụ và cả các hộ nông dân. Công ty xác định việc đào tạo nhân lực là gốc rễ của sự phát triển, sự gắn kết, và đã liên tục có các hoạt động đào tạo nội bộ.

Song với tầm nhìn phát triển như hiện tại, Nafoods Group cần xây dựng các nguồn nhân sự có chất lượng, đặc biệt là quản lý cao cấp và đội ngũ nhân sự kế cận. Quy mô hoạt động của công ty ngày càng mở rộng, bên cạnh đó, quy mô vốn đang tăng lên cũng như sự đa dạng trong sở hữu cổ phần của công ty đòi hỏi một sự chuyên nghiệp trong quản lý. Nafoods Group cần trẻ hóa bộ máy lãnh đạo, tận dụng sự sáng tạo của thế hệ trẻ, đồng thời đào tạo đội ngũ kế cận tiếp tục phát triển doanh nghiệp. Đội ngũ nhân sự này cần được tuyển chọn dựa trên chuyên môn và khả năng tương trợ, ưu tiên sự chuyên môn hóa, chuyên nghiệp.

Việc đào tạo chuyên môn không chỉ áp dụng cho các lao động có hợp đồng với công ty, mà cần xây dựng các chương trình đào tạo cho các hộ nông dân liên kết với mục đích giúp các hộ nông dân có thể có kỹ thuật trồng trọt tốt nhất, mang lại năng suất cao nhất. Công tác này không chỉ giúp Nafoods mang tới sự tin cậy cho người nông dân, mà còn mang lại hiệu quả kinh tế cho công ty cũng như người trồng trọt.

Mặt khác, công ty cũng cần song song tăng cường quản lý lực lượng lao động, chủ động trong việc xây dựng các cơ chế chính sách trong lao động tiền lương. Hoàn thành và ban hành quy chế phân phối thu nhập của toàn tập đoàn, giữa công ty mẹ và các công ty con là một công tác cần thiết. Đồng thời điều chỉnh và hoàn thiện các cơ chế, chính sách cho người lao động cập nhật theo các quy đinh của Nhà nước, các quy định nội bộ về sử dụng lao động đảm bảo khuyến khích người lao động. Trong chuỗi nông nghiệp khép kín của Nafoods Group có những đặc thù về sử dụng lao động, ngoài các các lao động được đào tạo và biên chế theo doanh nghiệp, công ty còn có nguồn lao động lớn là các nông dân trồng trọt. Các chính sách phúc lợi là một yếu tố quan trọng cần cập nhật phù hợp với giai đoạn phát triển của công ty nhằm thu hút nhân tài, và duy trì nguồn lao động hiện tại.

4.3.3.4. Đẩy mạnh công tác quản lý tài chính

Công tác quản lý Tài chính kế toán cần được hoàn thiện các quy chế, quy định nội bộ của công ty mẹ cũng như các công ty con, bao gồm các quy chế quản lý rủi ro, quy chế quản lý, sử dụng tài sản cố định; hoàn thiện bài toán giá thành sản phẩm. Ứng dụng công nghệ thông tin trong quản lý tài chính kế toán.

Các công ty cần xây dựng các giải pháp quản lý sử dụng vốn phù hợp để chủ động cân đối nguồn vốn, điều hành dòng tiền an toàn hiệu quả. Nafoods Group cần tăng cường các công tác giám sát công nợ bao gồm công nợ nội bộ và công nợ khách hàng, các công tác giám sát thu chi, thực hiện tiết kiệm chi phí, đảm bảo an toàn vốn cho quá trình sản xuất kinh doanh.

Một phần của tài liệu (LUẬN văn THẠC sĩ) nâng cao hiệu quả sản xuất kinh doanh của công ty cổ phần nafoods group (Trang 102 - 104)