Nội trong thời gian qua.
2.3.1. Quy hoạch tổng thể
Trong thời gian vừa qua, chính quyền Hà Nội đã rất cố gắng trong việc xây dựng quy hoạch tổng thể thành phố Hà Nội đến năm 2050. Hà Nội đã công bố Quy hoạch chung xây dựng Thủ đô, Chiến lược phát triển tổng thể Thủ đô đến năm 2030 và tầm nhìn đến 2050, Quy hoạch phát triển kinh tế - xã hội đến năm 2020 tầm nhìn đến năm 2030, Quy hoạch phát triển hệ thống giao thông đến năm 2030 và tầm nhìn đến 2050; các quy hoạch phát triển ngành của Thành phố và Đề án phát triển nhà ở xã hô ̣i cho các đối tượng chính sách và cho học sinh , sinh viên, công nhân lao động tại các khu công nghiệp tập trung , người có thu nhập thấp tại khu vực đô thị đang được triển khai; Phê duyệt quy hoạch chung xây dựng các quận huyện của Hà Nội với tỷ lệ 1/5000; Đề án quy hoạch được thông báo rộng rãi và xin ý kiến của các nhà khoa học, các nhà nghiên cứu tâm huyết với Hà Nội trước khi trình Thủ tướng phê duyệt. Ngoài ra, thành phố cũng đang tích cực thực hiện đề án “Di dời các cơ sở sản xuất gây ô nhiễm môi trường hoặc không phù hợp quy hoạch ra khỏi khu vực dân cư trên địa bàn Thành phố”[47]. Dự kiến lộ trình thực hiện di dời xong cơ bản vào năm 2015. Xây dựng kế hoạch và trình chính phủ đề án di chuyển một số trường Đại học, Cao đẳng ra ngoại ô thành phố… Việc xây dựng đề án quy hoạch tổng thể với tầm nhìn dài hạn sẽ tạo cho Hà Nội có được môi trường đầu tư ổn định để thu hút nhiều hơn nữa các đối tác đầu tư lớn trong thời gian tới.
2.3.2. Cải cách thủ tục hành chính.
Cải cách hành chính đang được tăn g cường, môi trường kinh doanh và đầu tư của Thủ đô từng bước được cải thiện cho thông thoáng , hấp dẫn hơn. Trong những năm vừa qua, chính quyền Hà Nội xác định rõ cải cách hành
chính là trọng tâm trong tổng thể cải cách bộ máy nhà nước, trong đó cải cách thủ tục hành chính là khâu đột phá. Vì thế, Hà Nội là một trong những tỉnh thành thực hiện triệt để cơ chế “một cửa” và “một cửa liên thông”. Phân cấp quản lý và giao trách nhiệm cụ thể đến các sở ban ngành. Thành lập phòng cải cách hành chính thuộc Sở Nội Vụ để xây dựng chương trình cải các hành chính cũng như kiển tra giám sát việc thực hiện cải cách hành chính của các cấp, các ngành. Riêng đối với Sở Kế hoạch và Đầu tư, đơn vị chịu trách nhiệm về cấp giấy phép cũng như giám sát các hoạt động đầu tư trực tiếp nước ngoài đã có nhiều nỗ lực trong việc cải cách hành chính. Cụ thể là:
Xây dựng bộ văn bản mẫu về xin cấp phép đầu tư và các văn bản hướng dẫn quy trình thực hiện thủ tục đầu tư, quy định rõ ràng về số lượng hồ sơ, thời gian giải quyết và lệ phí phải nộp khi các nhà đầu tư xin cấp giấy phép đầu tư hoặc chuyển đổi hình thức đầu tư… tại bộ phận một cửa hoặc trên trang web của Sở Kế hoạch và Đầu tư Hà Nội.
Cập nhật kịp thời các thông tư, nghị định của chính phủ về đầu tư nước ngoài để hướng dẫn kịp thời cho các nhà đầu tư.
Phân công nhiệm vụ cụ thể đến từng cán bộ của phòng đầu tư nước ngoài trong việc theo dõi quản lý hoạt động của các dự án đầu tư đã được cấp phép.
Thí điểm việc đăng ký kinh doanh qua mạng và hướng tới sẽ triển khai rộng việc đăng ký kinh doanh trực tuyến để giảm tải thời gian và chi phí cho doanh nghiệp.
Chính quyền thành phố ban hành đề án cải cách hành chính giai đoạn 2006-2010; đề án nâng cao năng lực cạnh tranh của Hà Nội giai đoạn 2009- 2010; gần đây nhất, UBND thành phố vừa ban hành Quyết định 58/2010/QĐ- UBNDngày 17 tháng 12 năm 2010 về việc các cơ quan hành chính trực thuộc phải làm thêm vào sáng thứ bảy để giải quyết kịp thời các thủ tục hành chính[47].
2.3.3. Đầu tư cho cơ sở hạ tầng.
Trong những năm gần đây chính sách đầu tư cho xây dựng phát triển hệ thống cơ sở hạ tầng ở Hà Nội được đặc biệt quan tâm. Nếu năm 2000 số vốn đầu tư cho phát triển cơ sở hạ tầng chỉ là 766,4 tỷ VNĐ đến năm 2005 đã là 3.275 tỷ VNĐ và vốn đầu tư được tăng liên tục hàng năm [6]. Giai đoạn 2008-2009, chuẩn bị cho đại lễ 1000 Thăng Long, Hà Nội đã đầu tư bằng nguồn vốn ngân sách cao hơn so với những năm trước để cải thiện cơ sở hạ tầng.
Bảng 2.13: Vốn đầu tƣ xây dựng cơ bản của Hà Nội (vốn nhà nƣớc) giai đoạn 2005-2009 Đơn vị tính: tỷ đồng TT Ngành 2005 2006 2007 2008 2009 1 Xây lắp 3.474 4.396 4.376 5.392 6.600 2 Thiết bị 303 312 316 990 1212 3 Xây dựng cơ bản khác 2.530 2.866 2.982 2.234 2.735 4 Tổng cộng 6.307 7.574 7.674 8.616 10.547
Nguồn: Niên giám thống kê Hà Nội 2009
Năm 2010, Hà Nội đẩy nhanh tiến độ các công trình và dự án kỷ niệm Đại lễ 1000 Thăng Long. Trong đó, các công trình, dự án thuộc nhiệm chi của Thành phố được Thủ tướng phê duyệt với số vốn khoảng 8.000 tỷ đồng. Riêng 34 công trình, dự án hoàn thành trong năm 2010 là 2.400 tỷ đồng [46]. Với 102 công trình được gắn biển công trình kỷ niệm 1000 Thăng Long, trong đó có các công trình đã tạo cho Hà Nội một cơ sở hạ tầng hiện đại như: Đại lộ Thăng Long, Cầu Vĩnh Tuy, vành đai 3 đoạn Mai Dịch- Pháp Vân, con đường gốm sứ, Bảo tàng Hà Nội, Công viên Hoà Bình, Trung tâm Đào tạo vận động viên Hà Nội, Trường THPT chuyên Hà Nội, Trường Cao đẳng nghệ Việt Nam – Hàn Quốc, Trường Cao đẳng nghề Công nghệ cao, đường vào
khu di tích Cổ Loa, đường 5 kéo dài, đường Văn Cao - Hồ Tây, đường La Thành- Thài Hà – Láng và nâng cấp quốc lộ 32...Các công trình chỉnh trang đô thị được triển khai rộng khắp. Đã hoàn thành 27 dự án ngầm, 16 dự án cải tạo, chỉnh trang công viên, 22 dự án cải tạo, nâng cấp hệ thống chiếu sáng; triển khai chương trình giao thông nông thôn, xây dựng, nâng cấp các tuyến đường liên thôn, liên xã với tổng mức đầu tư trên 2.800 tỷ đồng [27]. Các dự án hoàn thành đã góp phần giải quyết vấn nạn tắc nghẽn giao thông trong nội đô Thành phố, phát triển cơ sở hạ tầng ở các huyện ngoại thành và đặc biệt là đầu tư cho các trường nghề để giải quyết vấn đề phát triển và nâng cao chất lượng nguồn nhân lực cho Thủ đô.
Hà Nội cũng đã được chính phủ phê duyệt quy hoạch giao thông vùng Thủ đô đến 2020 và tầm nhìn 2050. Hà Nội hiện có 152 dự án khu đô thị mới có quy mô trên 20 ha, trong đó có 10 khu đã hình thành , 50 khu đang được triển khai, các dự án xây dựng nhà ở xã hội , cải tạo chung cư cũ , xuống cấp được chú trọng và đạt kết quả bước đầu. Thành phố hỗ trợ 100% kinh phí xây dựng các dự án cấp nước sạch hợp vệ sinh, công trình phúc lợi, hệ thống điện chiếu sáng; cải tạo đường giao thông nông thôn , kênh mương nội đồng phục vụ sản xuất nông nghiệp , lâm nghiệp, thủy sản...; và hỗ trợ tới 80% tổng chi phí dự án đầu tư xây dựng hạ tầng kỹ thuật các làng nghề, cụm công nghiệp, chợ, trung tâm thương mại, đào tạo hỗ trợ giải quyết việc làm, khôi phục phát triển nghề truyền thống [47]. Hà Nội đang đẩy nhanh tiến độ giải phóng mặt bằng để xây dựng các khu công nghiệp, công nghệ cao đã được chính phủ phê duyệt. Hà Nội đã trình chính phủ và được phê duyệt dự án khu công nghiệp hỗ trợ-đô thị dịch vụ Nam Hà Nội trên cơ sở mở rộng và chuyển đổi cụ công nghiệp Đại Xuyên với quy mô diện tích 487,7 ha [48]. Với dự án này sẽ tạo quỹ đất dành cho các nhà máy gây ô nhiễm phải di dời ra khỏi nội đô và ưu tiên cho phát triển công nghiệp hỗ trợ làm tăng giá trị trong sản xuất công
nghiệp của thành phố, tạo nhiều việc làm, nâng cao tay nghề cho người lao động góp phần thúc đẩy cho sự phát triển kinh tế của thủ đô cũng như nâng cao năng lực cạnh tranh để nhằm thu hút hơn nữa nguồn vốn đầu tư trực tiếp nước ngoài.