Nguồn nhân lực và khả năng tiếp thu khoa học và công nghệ

Một phần của tài liệu (LUẬN văn THẠC sĩ) môi trường đầu tư nước ngoài tại hà nội thực trạng và giải pháp (Trang 69 - 71)

2.2. Thực trạng về môi trƣờng đầu tƣ nƣớc ngoài tại Hà Nội

2.2.6. Nguồn nhân lực và khả năng tiếp thu khoa học và công nghệ

Thủ đô Hà Nội có vị thế đặc biệt khi có một đội ngũ nhà khoa học đông đảo nhất cả nước. Bên cạnh đó, Hà Nội còn là trung tâm đào tạo lớn với hàng trăm cơ sở đào tạo ở mọi trình độ. Hiện nay, trên địa bàn Hà Nội có 50 trường đại học, 29 trường cao đẳng và 113 cơ quan nghiên cứu khoa học (chiếm 85% tổng số các Viện nghiên cứu trong cả nước) [24]. Với nguồn nhân lực khoa học đông đảo và đầy đủ lĩnh vực chuyên môn nhất; là địa bàn thường xuyên của hơn 70% cán bộ khoa học thuộc các cơ quan Trung ương và của Hà Nội, trong đó cán bộ khoa học trình độ cao chiếm 90% của cả nước, Hà Nội không chỉ đảm nhận thực hiện các nhiệm vụ khoa học và công nghệ của đất nước mà còn có vai trò chỉ đạo chuyên môn trong toàn bộ hệ thống khoa học của cả nước và là đầu mối quan trọng nhất để khoa học và công nghệ trong nước giao tiếp với khoa học công nghệ của thế giới cũng như tiếp nhận các thành tựu khoa học và công nghệ tiên tiến của thế giới vào ứng dụng trong nước. Đây là lợi thế lớn nhất của Hà Nội so với các tỉnh thành trong nước. Tận dụng thế mạnh này, Hà Nội đã định hướng các lĩnh vực ưu tiên kêu gọi đầu tư FDI chủ yếu là các ngành công nghiệp sử dụng công nghệ hiện đại, kỹ thuật tiên tiến, có hàm lượng chất xám cao; các lĩnh vực dịch vụ trình độ cao, chất lượng cao hoặc các dự án sản xuất nông nghiệp kỹ thuật cao..

Bên cạnh những thế mạnh về trình độ tiếp thu khoa học kỹ thuật, Hà Nội cũng còn một số hạn chế như:

Mặc dù là trung tâm đào tạo lớn của cả nước nhưng nguồn nhân lực Hà Nội chưa qua đào tạo rất cao. Nhìn vào bảng 2.8, tỷ trọng lao động chưa qua đào tạo trình độ chuyên môn kỹ thuật trong toàn thành phố Hà Nội chiếm đến

68,87%, trong khi đó tỷ lệ lao động có tay nghề ở trình độ trung cấp và trung cấp nghề chỉ chiếm 7,99% và trình độ cao đẳng nghề và cao đẳng chiếm 2,94%. Lao động có tay nghề và trình độ chuyên môn kỹ thuật tập trung chủ yếu các quận nội thành. Các huyện ngoại thành, đặc biệt là các huyện mới hợp nhất về Hà Nội tỷ lệ lao động chưa qua đào tạo chiếm trên 80%, huyện Mỹ Đức không có lao động có trình độ thạc sĩ trở lên nhưng lao động chưa qua đào tạo chiếm đến 90,15% [6]. Với nguồn nhân lực thiếu tay nghề sẽ là rào cản trong việc thu hút nguồn vốn FDI chất lượng cao vào Hà Nội trong thòi gian tới.

Bảng 2.8: Cơ cấu nguồn nhân lực chia theo trình độ chuyên môn kỹ thuật (tính tỷ lệ dân số 15 tuổi trở lên).

TT Trình độ CMKT Số lƣợng (ngƣời) Tỷ lệ %

1 Chưa đào tạo CMKT 2.339.190 68,87

2 Sơ cấp nghề 146.390 4,31

3 Trung cấp nghề 148.089 4,36

4 Trung cấp chuyên nghiệp 123.294 3.63

5 Cao đẳng nghề 22.077 0,65 6 Cao đẳng 77.781 2,29 7 Đại học 483.326 14,23 8 Thạc sỹ 43.815 1,29 9 Tiến sỹ 12.228 0,36 10 Không xác định 340 0,01 11 Tổng cộng 3.396.529 100

Nguồn: Niên giám thống kê Hà Nội 2009

Bên cạnh đó, với vị thế là Thủ đô của cả nước, Hà Nội thu hút một lượng rất lớn lao động từ các tỉnh thành khác. Đó cũng là một thế mạnh riêng của Hà Nội trong việc thu hút nhân tài và bổ sung nguồn nhân lực cho Thủ đô

nhưng nếu công tác quản lý không khoa học sẽ gây nên khó khăn về nhà ở, tình trạng ô nhiễm môi trường và kéo theo nhiều tệ nạn xã hội khác. Ngoài ra, công tác tổ chức và quản lý các hoạt động khoa học – công nghệ còn nhiều hạn chế; các điều kiện cho áp dụng và triển khai kết quả của hoạt động khoa học- công nghệ chưa đầy đủ và thiếu đồng bộ cũng làm ảnh hưởng đến việc thu hút nguồn vốn FDI vào Hà Nội.

Một phần của tài liệu (LUẬN văn THẠC sĩ) môi trường đầu tư nước ngoài tại hà nội thực trạng và giải pháp (Trang 69 - 71)

Tải bản đầy đủ (PDF)

(134 trang)