3.3. Các giải pháp nhằm cải thiện môi trƣờng đầu tƣ nƣớc ngoài tại Hà Nội
3.3.3. Căn cứ để đề xuất giải pháp
Quyết định số: 1878/QĐ-TTg phê duyệt Quy hoạch chung xây dựng Thủ đô Hà Nội đến năm 2030 và tầm nhìn đến năm 2050. Quan điểm và mục tiêu của Quy hoạch là xây dựng Thủ đô Hà Nội trở thành một đô thị hoạt động có hiệu quả, bền vững, có tính cạnh tranh cao và là Thủ đô có lịch sử, văn hóa truyền thống, cảnh quan, kiến trúc đặc trưng phát triển và bảo tồn được sự riêng biệt. Qua đó, nâng cao vị thế, tính cạnh tranh của Hà Nội, xứng đáng là Thủ đô của một nước có trên 100 triệu dân ở đầu thế kỷ 21.
Nghị quyết Đại hội đại biểu Đảng bộ thành phố lần thứ XV đã chỉ rõ phương hướng, nhiệm vụ phát triển Thủ đô giai đoạn 2010 – 2015: Vận dụng
sáng tạo đường lối đổi mới, giữ vững định hướng xã hội chủ nghĩa, phát huy tốt vai trò là trung tâm chính trị - hành chính quốc gia, huy động sức mạnh tổng hợp để xây dựng và phát triển Thủ đô Hà Nội ngày càng giàu đẹp, văn minh, hiện đại. Đi đầu trong phát triển kinh tế tri thức và nâng cao chất lượng chuyển dịch cơ cấu kinh tế. Phát triển kinh tế tăng trưởng nhanh và bền vững, hài hòa với phát triển các lĩnh vực văn hóa - xã hội, nâng cao chất lượng đời sống nhân dân, làm động lực thúc đẩy phát triển Vùng Thủ đô, Vùng đồng bằng sông Hồng, Vùng kinh tế trọng điểm Bắc bộ và cả nước. Phấn đấu thực hiện hoàn thành trước từ 1-2 năm những mục tiêu, nhiệm vụ cơ bản về công nghiệp hóa, hiện đại hóa Thủ đô, góp phần cùng cả nước để đến năm 2020 nước ta cơ bản trở thành nước công nghiệp theo hướng hiện đại [21].
Căn cứ vào cam kết về mở cửa thị trường đầu tư cho các nhà đầu tư nước ngoài sau khi Việt Nam chính thức là thành viên của Tổ chức Thương mại Thế giới – WTO
Căn cứ điểm mạnh, điểm yếu, cơ hội, thách thức để có thể nhận rõ cơ hội - thế mạnh cũng như điểm yếu và thách thức về môi trường đầu tư của Hà Nội để đưa ra các giải pháp sau đây.