Đặc điểm chung về Thủ đô Hà Nội

Một phần của tài liệu (LUẬN văn THẠC sĩ) môi trường đầu tư nước ngoài tại hà nội thực trạng và giải pháp (Trang 45 - 47)

2.2. Thực trạng về môi trƣờng đầu tƣ nƣớc ngoài tại Hà Nội

2.2.1. Đặc điểm chung về Thủ đô Hà Nội

Từ khi Lý Công Uẩn chọn vùng đất “địa linh nhân kiệt" này định đô đến nay, Hà Nội đã có bề dày lịch sử gần 1000 năm văn hiến với không ít thăng trầm. Vị thế thủ đô, trái tim cả nước, nơi hội tụ và giao thoa những giá trị văn hoá truyền thống dân tộc, nơi đầu mối tiếp cận nhanh chóng với văn minh, tri thức và tinh hoa văn hoá thế giới đã tạo những điều kiện thuận lợi cho Hà Nội phát triển toàn diện về kinh tế- xã hội.

Hà Nội là thủ đô của nước Cộng hoà Xã hội Chủ nghĩa Việt Nam, là trung tâm của vùng Bắc Bộ; phía bắc giáp với các tỉnh Thái Nguyên và Vĩnh Phúc, phía đông giáp với các tỉnh Bắc Giang, Bắc Ninh và Hưng Yên, phía nam giáp với các tỉnh Hà Nam và Hoà Bình và phía tây giáp với các tỉnh Hoà Bình và Phú Thọ.

Hà Nội là thủ đô lớn thứ 17 thế giới, thành phố hiện có 29 đơn vị hành chính, gồm 10 quận, 1 thị xã và 18 huyện. Đó là: các quận Ba Đình, Hoàn

Kiếm, Hai Bà Trưng, Đống Đa, Tây Hồ, Thanh Xuân, Cầu Giấy, Long Biên, Hoàng Mai, Hà Đông, Thị xã Sơn Tây và các huyện Đông Anh, Gia Lâm, Sóc Sơn, Thanh Trì, Từ Liêm, Ba Vì, Phúc Thọ, Đan Phượng, Hoài Đức, Thạch Thất, Quốc Oai, Phú Xuyên, Thường Tín, Chương Mỹ, Mỹ Đức, Ứng Hoà, Thanh Oai, Mê Linh. Tổng diện tích là 3.348,5 km2; dân số 6.448.837 người, mật độ dân số trung bình 1.926/km2 (theo kết quả điều tra dân số ngày 01/04/2009); Trong đó dân số thành thị hơn 2,6 triệu người (chiếm 40,67% tổng số), dân số nông thôn hơn 3,8 triệu người (chiếm 58,33% tổng số). Hà Nội có 322.700 cơ sở kinh tế và hành chính sự nghiệp, trong đó riêng ngành công nghiệp hiện có 98.000 cơ sở, sử dụng hơn 1,9 triệu lao động. So với cả nước, Hà Nội chiếm 78% về số cơ sở kinh tế, hành chính sự nghiệp và 17,9% về số lao động [24]. Năm 2010, GDP của Hà Nội tăng 11% so với năm 2009, cao hơn chỉ tiêu HĐND đề ra và gấp 1,64 lần mức tăng chung của cả nước. Bình quân GDP đầu người đạt 1.950 USD gấp 1,7 lần so với cả nước [27].

Hà Nội là đầu mối giao thông quan trọng cả đường bộ, đường thủy, đường sắt, đường hàng không với các tỉnh, vùng trong cả nước và cả nước ngoài. Hà Nội còn là một trong những tỉnh thành nằm trong vùng kinh tế trọng điểm Bắc Bộ. Vị trí của Hà Nội có nhiều điều kiện thuận lợi để phát triển toàn diện kinh tế- xã hội, trở thành đầu tầu của cả nước

Qua hàng nghìn năm phát triển, Hà Nội luôn là trung tâm văn hóa lớn có sức hấp dẫn của cả nước. Hệ thống tài sản văn hóa đặc sắc như Chùa một cột, Văn miếu Quốc tử giám, lăng Chủ tịch Hồ Chí Minh, Hương Sơn, Ba Vì... Các lễ hội ở Hà Nội phong phú, đa dạng, đặc sắc và mang đậm bản sắc dân tộc.

Dân cư và phong tục tập quán mang đậm nét người Tràng An với truyền thống thanh lịch, mến khách và những nét độc đáo trong văn hoá ẩm thực. Xen lẫn những kiến trúc hiện đại, Hà Nội vẫn giữ được thành cổ, nhiều khu

phố cổ, làng cổ với những nét kiến trúc đặc sắc và đa dạng của một thủ đô ngàn năm văn hiến. Hà Nội còn nổi tiếng với những làng nghề thủ công tinh xảo. Riêng khu vực Hà Tây cũ có trên 200 làng nghề với những sản phẩm đặc sắc và được nhiều người ưa chuộng như lụa Vạn Phúc, sơn mài Duyên Thái, hàng mây tre Phú Vinh, khảm trai Chương Mỹ, tượng gỗ Sơn Đồng...

Hà Nội không chỉ là trung tâm chính trị, kinh tế, văn hoá, xã hội của cả nước là mà còn là một thành phố có tiềm năng để phát triển du lịch. Nhìn chung các di tích ở Hà Nội đều được bảo vệ tốt và đang được đầu tư tôn tạo trong mục tiêu giữ gìn những truyền thống nhằm phục vụ hiệu quả cho sự nghiệp phát triển của thành phố. Hà Nội đang trở thành một địa điểm hấp dẫn du khách quốc tế và nhà đầu tư nước ngoài.

Một phần của tài liệu (LUẬN văn THẠC sĩ) môi trường đầu tư nước ngoài tại hà nội thực trạng và giải pháp (Trang 45 - 47)

Tải bản đầy đủ (PDF)

(134 trang)