2.4. Đánh giá chung về môi trƣờng đầu tƣ nƣớc ngoài tại Hà Nội
2.4.1. Mức độ và các khía cạnh cải thiện về môi trường đầu tư nước ngoà
2.4.1. Mức độ và các khía cạnh cải thiện về môi trường đầu tư nước ngoài tại Hà Nội. ngoài tại Hà Nội.
Giai đoạn 2000-2010, Hà Nội luôn là một trong những tỉnh thành dẫn đầu về thu hút FDI. Có được kết quả đó là do chính quyền đã nỗ lực cải thiện môi trường đầu tư, tạo mọi điều kiện thuận lợi cho nhà đầu tư yên tâm sản xuất kinh doanh. Những yếu tố về môi trường có sự cải thiện rất rõ nét trong những năm vừa qua đó là:
Về thủ tục hành chính: Một trong những điểm được coi là đạt nhất của cải cách hành chính TP Hà Nội trong suốt 10 năm qua đó là việc ban hành các văn bản quy phạm pháp luật được thực hiện khá bài bản. Công tác rà soát, hệ thống hóa, xây dựng mới, sửa đổi, bổ sung... những văn bản quy phạm pháp luật được thực hiện thường xuyên, kịp thời và đi vào nề nếp.
Về cải cách thủ tục hành chính, thành phố đã tiến hành rà soát, loại bỏ những thủ tục không cần thiết. Thành phố đã công bố công khai bộ TTHC mới với 1.816 TTHC trên Cổng Giao tiếp điện tử và tại trụ sở các cơ quan, đơn vị. Trong đó, 1.292/1.816 TTHC đã được sửa đổi, bổ sung, thay thế, bãi bỏ, đạt tỷ lệ đơn giản hóa 71,2%, vượt hơn 2 lần so với chỉ tiêu của Chính phủ[47].
Thành phố cũng chỉ đạo thực hiện cơ chế "một cửa" đồng bộ tại các ngành, các cấp kết hợp với tin học hóa quá trình tiếp nhận, giải quyết và công khai toàn bộ TTHC tại bộ phận một cửa. Ngoài ra, cơ chế "một cửa liên thông" cũng đang được triển khai để giải quyết một số thủ tục về đầu tư, xây
dựng, thuế... Nhờ đó, thời gian giải quyết thủ tục thành lập doanh nghiệp giảm từ 22 ngày xuống còn 10 ngày, số lần đi lại để giải quyết TTHC giảm từ 8 lần xuống còn 4 lần kể từ ngày nộp hồ sơ. Hay như thời gian giải quyết thủ tục đăng ký kinh doanh cho doanh nghiệp đã giảm từ 10 ngày xuống còn 5 ngày…[47]
Đối với việc cải cách bộ máy hành chính, trong thời gian từ năm 2001 đến 2008, Thành phố đã 4 lần sắp xếp lại tổ chức bộ máy. Chất lượng đội ngũ cán bộ từng bước chuẩn hóa để đảm bảo tiêu chuẩn nghiệp vụ của ngạch công chức, đã có sự chuyển biến về tư duy, phong cách làm việc, trách nhiệm và chất lượng phục vụ nhân dân. Xây dựng lề lối, tác phong làm việc là tiêu chí quan trọng hàng đầu để đánh giá mức độ hoàn thành nhiệm vụ công tác của cán bộ, công chức.
Công tác ứng dụng CNTT được thành phố quan tâm và triển khai đồng bộ. Cổng Giao tiếp điện tử thành phố và website của các cơ quan, đơn vị đã công khai toàn bộ TTHC thuộc thẩm quyền. Đồng thời cung cấp đầy đủ các thông tin chỉ đạo, điều hành của UBND thành phố, các thông tin hướng dẫn giải quyết TTHC và bước đầu triển khai dịch vụ hỗ trợ doanh nghiệp đăng ký và tra cứu trạng thái giải quyết hồ sơ TTHC qua mạng…
Bên cạnh đó, Hà Nội đã luôn chủ động thể chế hóa các văn bản chỉ đạo của TW thành các chỉ thị, nghị quyết, quyết định của HĐND và UBND để thống nhất triển khai. Công tác thống nhất các văn bản chỉ đạo, điều hành sau khi hợp nhất địa giới hành chính cũng được TP thực hiện nhanh chóng.
Việc cải cách hành chính của thành phố Hà Nội sẽ làm tăng tính công khai, minh bạch trong giải quyết TTHC, giảm thời gian, chi phí cho các nhà đầu tư khi đến giao dịch với cơ quan nhà nước, nâng cao sức cạnh tranh của môi trường đầu tư tại Hà Nội.
Về cơ sở hạ tầng: Thành phố đã phối hợp chặt chẽ với các bộ, ngành
Trung ương trong việc xây dựng quy hoạch thủ đô. Đã làm tốt việc rà soát các đồ án quy hoạch, các dự án đầu tư trên địa bàn. Thành phố đã triển khai thành công dự án thí điểm xây dựng nhà ở cho công nhân khu công nghiệp Bắc Thăng Long; tiếp tục đẩy mạnh mô hình xây dựng nhà ở cho công nhân, xây dựng cơ chế thu hút các doanh nghiệp sử dụng lao động tham gia đầu tư vào lĩnh vực này nhằm thu hút nguồn nhân lực cho các khu công nghiệp. Thành phố cũng đã hoàn thành nhiều công trình giao thông như Đại lộ Thăng Long, cầu Thanh Trì, đường vành đai I, II và III, đường 32 vào khu công nghiệp Nam Thăng Long, đường nối quốc lộ 5 vào khu công nghiệp Hapro... để giải quyết vấn đề ùn tắc giao thông đang ngày càng trầm trọng trên đại bàn nội đô thành phố. Ngoài ra, thành phố cũng đã đầu tư 2.800 tỷ đồng cho chương trình giao thông nông thôn [27] để tạo tiền đề cho phát triển kinh tế.
Thành phố đang triển khai các dự án lớn để phát triển giao thông nội đô như tuyến tàu điện ngầm, đường sắt nội đô và các đường vành đai nhằm hạn chế tắc nghẽn giao thông và thuận tiện cho lưu thông hàng hoá. Công bố việc quy hoạch công khai để các nhà đầu tư chọn lựa các phương án cũng như địa điểm đầu tư phù hợp. Đầu tư xây dựng các khu công nghiệp, cụm công nghiệp để thu hút đầu tư. Kêu gọi các nhà đầu tư đầu tư vào xây dựng các khu đô thị, khu văn phòng cao cấp để thu hút nguồn vốn trong lĩnh vực dịch vụ chất lượng cao.
Về nguồn nhân lực: Thành phố đã đầu tư một số trường dạy nghề chất
lượng cao, xây dựng đề án dạy nghề cho khu vực nông thôn mất đất; triển khai thành công dự án xây dựng nhà ở cho công nhân khu công nghiệp Bắc Thăng Long…
Về môi trường: Xây dựng đề án đưa các doanh nghiệp hoạt động sản
xuất gây ô nhiễm ra vùng ngoại thành, tổ chức nạo vét hồ, nâng cấp hệ thống thoát nước để hạn chế việc ngập úng.
Về công tác quản lý đất đai: Đẩy nhanh tiến độ giải phóng mặt bằng, lập
quy hoạch sử dụng đất đến năm 2020 và công bố giá đất từng quận huyện một năm một lần. Các doanh nghiệp cũng đánh giá cao chính quyền Hà Nội về sự cải thiện môi trường đầu tư qua một số chỉ số thành phần trong bảng đánh giá môi trường cạnh tranh cấp tỉnh
Nhìn vào bảng 2.14, điểm chỉ số thành phần về đánh giá năng lực cạnh tranh cấp tỉnh của Hà Nội thể hiện rằng môi trường đầu tư của Hà Nội được cải thiện qua các năm. Các khía cạnh cải thiện rõ nét nhất đó là thủ tục tục hành chính, cơ sở hạ tầng và sự hỗ trợ của chính quyền đối với doanh nghiệp. Các doanh nghiệp mất ít thời gian hơn cho các thủ tục hành chính, thời gian cấp phép, kiểm tra…đã được giảm xuống. Còn chỉ số tính năng động của chính quyền địa phương giảm xuống cũng phản ánh những khó khăn về điều hành, quản lý khi Hà Nội được mở rộng.
Bảng 2.14: Điểm chỉ số PCI thành phần của Hà Nội qua các năm Năm Minh bạch Gia nhập thị trƣờng Chi phí thời gian Chi phí không chính thức Tính năng động Thiết chế pháp lý Tiếp cận đất đai Đào tạo lao động DV hỗtrợ DN 2005 4,12 7,28 6,78 3,97 6,23 6,05 2006 5,60 5,73 5,25 5,21 4,23 3,39 4,19 5,24 6,12 2007 6,47 6,3 5,83 5,36 5,19 3,66 4,32 5,65 7,12 2008 6,60 8,08 5,27 6,37 4,70 2,79 4,73 4,79 5,62 2009 6,10 8,35 5,88 5,29 3,45 5,26 5.20 5,60 7,43
So sánh với điểm cao nhất , thấp nhất và điểm trung vị năm 2009 Điểm cao nhất 8,68 9,52 8,93 8,15 9,39 6,21 8,84 7,69 8,55 Điểm trung vị 5,90 8,36 6,49 6,02 4,91 4,24 6,46 4,83 5,18 Điểm thấp nhất 3,01 6,53 3,68 4,63 1,87 2,87 4,28 2,82 2,84 Nguồn : VCCI
Tuy nhiên điểm chỉ số thành phần của Hà Nội chỉ gần với các tỉnh trung vị, hay thuộc nhóm khá hoặc trung bình khá. Như vậy, nếu so sánh giữa các năm thì Hà Nội có sự cải thiện đáng kể về môi trường đầu tư nhưng nếu so sánh với các tỉnh thành khác thì sự cải thiện chưa thực sự rõ nét. Đây là thách thức lớn đặt ra cho chính quyền các cấp của Hà Nội. Theo điều tra của Phòng Công nghiệp và Thương mại Việt Nam năm 2010, các doanh nghiệp có vốn FDI đánh giá 10 yếu tố có tác động nhiều nhất đến quyết định lựa chọn quốc gia đầu tư, yếu tố về chi phí lao động được đánh giá là quan trọng nhất và yếu tố ổn định kinh vĩ mô có tác động ít hơn đến quyết định lựa chọn địa điểm đầu tư của các nhà đầu tư.
Bảng 2.15: Các yếu tố tác động nhiều nhất đến quyết định lựa chọn đầu tƣ vào Việt Nam của các doanh nghiệp FDI
Nguồn: Kết quả điều tra PCI - Doanh nghiệp đầu tư trực tiếp nước ngoài năm 2010
TT Yếu tố Thứ
nhất Thứ 2 Thứ 3
Tính theo trọng số
1 Chi phí lao động 126 99 68 644
2 Ưu đãi về thuế, đất đai đầu tư 80 82 76 480
3 Ổn định chính trị 76 64 77 433
4 Chất lượng lao động 31 58 42 251
5 Chi phí của nguồn nguyên liệu, dịch vụ trung gian
23 36 26 167
6 Sức mua của người tiêu dùng 26 21 28 148
7 Sự sẵn có của nguồn nguyên liệu, dịch vụ trung gian
32 18 14 146
8 Quy mô thị trường nội địa 25 24 19 142
9 Sự sẵn có các khu công nghiệp 20 17 25 119
Các yếu tố trên quyết định sức cạnh tranh về thu hút đầu tư giữa các quốc gia, còn giữa các địa phương, theo tác giả, các yếu tố về chi phí lao động; chất lượng lao động; chi phí của nguồn nguyên liệu, dịch vụ trung gian; sức mua của người tiêu dùng; quy mô thị trường nội địa; sự sẵn có các khu công nghiệp và cơ sợ hạ tầng phát triển là các yếu tố tạo nên sự khác biệt về môi trường thu hút nguồn vốn FDI địa phương này với địa phương khác.
Về bản chất, Hà Nội là một thị trường tiềm năng nhưng điều đó không có nghĩa là nó đã, đang và sẽ còn rất hấp dẫn với các nhà đầu tư. Khoảng cách từ Hà Nội đi các tỉnh lân cận đang ngày một gần theo nghĩa tương đối. Do đó, khi các địa phương khác luôn trải thảm đỏ chào đón các nhà đầu tư thì Hà Nội khó có thể ngồi yên mà vẫn tồn tại và phát triển.