5. Kết cấu của luận văn:
2.1 Phƣơng pháp nghiên cứu
2.1.1Phương pháp thu thập số liệu, dữ liệu
Để thực hiện bài luận văn này, tác giả đã sử dụng các phƣơng pháp thu thập dữ liệu, số liệu sau để nghiên cứu nội dung quản trị rủi ro tín dụng KHDN tại BIDV Thăng Long:
- Nguồn dữ liệu thứ cấp: Tài liệu sử dụng cho luận văn chủ yếu là từ các dữ liệu thứ cấp, nguồn thu thập là từ nguồn nội bộ nhƣ: thu thập từ các báo cáo thƣờng niên, báo cáo tổng hợp, báo cáo tài chính, báo cáo hoạt động kinh doanh, … giai đoạn 2014-2016 của BIDV Thăng Long. Ngoài ra, luận văn thu thập nguồn dữ liệu từ bên ngoài, cụ thể là các giáo trình về tài tài chính, ngân hàng; các bài báo, bào viết đăng trên các tạp chí nghiên cứu về kinh tế, tài chính, ngân hàng; các bài viết tại các hội thảo, hội nghị; các luận văn tiến sỹ, thạc sỹ nghiên cứu về các nội dung liên quan đến đề tài luận văn, các văn bản quy phạm pháp luật có liên quan; các quy chế, quy định của chính phủ, ngân hàng nhà nƣớc, Ngân hàng thƣơng mại; các báo cáo, các website: bidv.com.vn; cafef.vn; sbv.gov.vn; …
Dữ liệu thứ cấp có đặc điểm chỉ cung cấp các thông tin mô tả tình hình, chỉ rõ quy mô của vấn đề đề cập chứ chƣa thể hiện đƣợc bản chất hoặc các mối liên hệ bên trong của vấn đề. Dữ liệu thứ cấp dù thu thập bên trong hay bên ngoài doanh nghiệp thì nó cũng là những thông tin đã đƣợc công bố nên thiếu tính cập nhật, đôi khi thiếu chính xác và chƣa đầy đủ. Tuy nhiên dữ liệu thứ cấp cũng đóng một vai trò quan trọng trong bài luận văn này, góp phần làm tăng thêm giá trị của những dữ liệu sơ cấp hiện hữu. Việc thu thập dữ liệu thứ cấp ban đầu giúp cho việc định hƣớng và xác định rõ mục tiêu thu thập dữ liệu sơ cấp của tác giả.
- Nguồn dữ liệu sơ cấp: bao gồm những thông tin, số liệu thập thông qua khảo sát thực tế tại BIDV Thăng Long và các phòng giao dịch thực thuộc.
Số liệu sơ cấp đƣợc thu thập bằng phƣơng pháp phỏng vấn trực tiếp cán bộ tín dụng, cán bộ quản lý nợ tại chi nhánh. Trƣớc khi phỏng vấn, tác giả đã chuẩn bị sẵn bảng chỉ dẫn hỏi với những câu hỏi cố định. Ngoài ra, trong quá trình hỏi tuỳ tình hình thực tế, tác giả sẽ đặt thêm các câu hỏi nhằm làm rõ nội dung hỏi và khai thác đƣợc nhiều nhất các thông tin phục vụ quá trình nghiên cứu.
Nội dung phỏng vấn nhằm thu thập các thông tin chủ yếu sau:
(1)Cơ cấu tổ chức và mô hình tổ chức hoạt độn tín dụng tại chi nhánh đã phù hợp chƣa
(2)Chính sách tín dụng và quy trình tín dụng do BIDV ban hành đã đầy đủ chƣa (3)Việc thực hiện chính sách và quy trình tín dụng tại BIDV Thăng Long đã đƣợc thực hiện đầy đủ và đúng quy định chƣa
(4)Thực trạng chất lƣợng cán bộ làm tín dụng và chất lƣợng tín dụng tại chi nhánh hiện nay nhƣ thế nào
(5)Đề xuất và kiến nghị nhằm phát triển và nâng cao chất lƣợng công tác quản trị rủi ro tín dụng KHDN tại BIDV Thăng Long
Phạm vi điều tra: Phát phiếu điều tra, bảng hỏi tới 60 cán bộ QLKH (100% CB QLKH đƣợc điều tra) làm việc tại các địa điểm: Hội sở chi nhánh BIDV Thăng Long, các phòng giao dịch trực thuộc chi nhánh: PGD Lê Văn Lƣơng, PGD Làng quốc tế Thăng Long, PGD Yên Hòa, PGD TRung Kính, PGD Mễ Trì, PGD Nguyễn Khánh Toàn và PGD Phạm Văn Đồng.
Từ các số liệu, dữ liệu thu thập đƣợc, tác giả tiến hành các phƣơng pháp phân tích, tổng hợp, so sánh để đánh giá thực trạng quản trị rủi ro tín dụng và đề xuất các giải pháp nhằm hạn chế rủi ro tín dụng tại BIDV Thăng Long.
2.1.2 Phương pháp phân tích-tổng hợp số liệu, dữ liệu
Phân tích là phƣơng pháp phân chia lý thuyết thành những mặt, những bộ phận, những mối quan hệ theo lịch sử thời gian để nhận thức, phát hiện và khai thác
các khía cạnh khác nhau của lý thuyết từ đó chọn lọc những thông tin cần thiết phục vụ cho đề tài nghiên cứu.
Tổng hợp là phƣơng pháp xác định những thuộc tính, những mối liên hệ chung, cũng nhƣ những quy luật tác động qua lại giữa các yếu tố cấu thành sự vật. Tổng hợp có đƣợc nhờ những kết quả nghiên cứu, phân tích, sau đó kết hợp chúng lại với nhau thành một chỉnh thể hoàn chỉnh, thống nhất.
Trong quá trình nghiên cứu, phƣơng pháp phân tích - tổng hợp tài liệu đƣợc sử dụng trƣớc hết để đánh giá các nghiên cứu hiện có trong và ngoài nƣớc, các tài liệu tham khảo về quản trị rủi ro tín dụng để tác giả xác định khung lý thuyết cho luận văn của mình.
Phƣơng pháp phân tích-tổng hợp tài liệu còn đƣợc tác giả sử dụng trong quá trình tham khảo các sản phẩm khoa học-luận văn thạc sỹ, luận văn tiến sỹ của một số trƣờng Đại học nổi tiếng nhƣ Đại học Ngoại Thƣơng, Đại học Kinh tế Quốc Dân, Đại học Quốc gia. Qua đó, tác giả xác định đƣợc những vấn đề nghiên cứu đã đƣợc giải quyết trong các luận văn trƣớc đó, những điểm mạnh điểm yếu của từng luận văn và tìm ra khoảng trống nghiên cứu cho luận văn của mình.
Sau khi thu thập đƣợc những số liệu cụ thể về mặt định tính và định lƣợng phản ánh kết quả kinh doanh của chi nhánh trong các năm 2014 đến 2016, tác giả tiến hành phân tích để thấy sự biến động về số lƣợng tuyệt đối, biến động về tỷ trọng trong tổng danh mục của từng chỉ tiêu để thấy sự vận động của hoạt động kinh doanh của chi nhánh, đặc biệt là hoạt động tín dụng đối với KHDN
Tổng hợp số liệu từ khảo sát thực tế, phân tích và đánh giá để tìm ra các vấn đề bất cập cần khắc phục trong quy trình quản trị rủi ro tín dụng tại BIDV Thăng Long.
Phân tích các nhân tố ảnh hƣởng đến chất lƣợng quản trị RRTD để tìm ra nguyên nhân của hiện tƣợng chất lƣợng quản trị RRTD chƣa cao tại chi nhánh, từ đó đề ra các giải pháp khắc phục, tăng cƣờng chất lƣợng công tác quản trị RRTD tại BIDV Thăng Long.
Phân tích quy trình quản trị RRTD, các hoạt động quản trị RRTD để nhận thấy những khiếm khuyết, thiếu sót trong quy trình quản trị RRTD tại chi nhánh từ đó có cơ sở đƣa ra giải pháp hoàn thiện quy trình, khắc phục lỗ hổng để nâng cao hơn nữa chất lƣợng quản trị RRTD.
2.1.3 Phương pháp so sánh
Là phƣơng pháp sử dụng số liệu cụ thể về một vấn đề đang nghiên cứu để phân tích từng khía cạnh của vấn đề và từ đó so sánh với các nhân tố liên quan, tƣơng đồng ở các dối tƣợng khác nhau. Cụ thể:
- So sánh giữa số thực hiện kỳ này với số thực hiện kỳ trƣớc để thấy rõ xu hƣớng thay đổi về các chỉ tiêu đƣợc cải thiện hay xấu đi nhƣ thế nào.
- So sánh giữa số thực hiện kỳ này của BIDV Thăng Long với số trung bình của ngành trên địa bàn để thấy tình hình kinh doanh, mức độ rủi ro của chi nhánh ở mức thấp hay cao, đƣợc hay chƣa đƣợc so với các chi nhánh ngân hàng trên cùng địa bàn.
- So sánh theo chiều dọc để thấy đƣợc tỷ trọng của từng khoản mục trên tổng số chiếm cao hay thấp để thấy mức độ rủi ro trong danh mục cho vay.
- So sánh theo chiều ngang để thấy đƣợc sự biến động cả về số tuyệt đối và số tƣơng đối của một khoản mục nào đó qua các năm kế tiếp
Dựa trên số liệu thu thập đƣợc, tiến hành so sánh tƣơng đối, tuyệt đối qua các năm, so sánh với số liệu các chi nhánh BIDV cùng quy mô (BIDV Cầu giấy, BIDV Tây Hà Nội) và so sánh với mức bình quân ngành Ngân hàng trên địa bàn Hà Nội để xác định xu hƣớng tăng, giảm, biến động các chỉ tiêu phân tích và mức độ cao hay thấp so với ngân hàng khác (Vietcombank, Vietinbank). Từ đó đánh giá thực trạng rủi ro tín dụng của Ngân hàng và kiến nghị các biện pháp phù hợp.