Cơ cấu tổ chức

Một phần của tài liệu (LUẬN văn THẠC sĩ) quản trị rủi ro tín dụng khách hàng doanh nghiệp tại ngân hàng thương mại cổ phần đầu tư và phát triển việt nam, chi nhánh thăng long (Trang 58 - 62)

5. Kết cấu của luận văn:

3.1. Khái quát về BIDV Thăng Long

3.1.2 Cơ cấu tổ chức

Năm 1991, Chi nhánh gồm 22 ngƣời đƣợc chia làm 3 phòng, đó là phòng tín dụng cấp phát và kinh doanh, phòng kế toán thƣờng vụ, phòng tổ chức hành chính – ngân quỹ.

Tĩnh đến thời điểm 31/12/2016, Chi nhánh có 17 phòng, bao gồm 130 cán bộ công nhân viên, số cán bộ chủ chốt là 32 ngƣời, trong đó Ban Giám đốc gồm 4 ngƣời (1 Giám đốc và 3 Phó giám đốc)

Quy định cụ thể về chức năng và nhiệm vụ riêng của mỗi phòng:

Giám đốc

Giám đốc có vai trò phụ trách chung, điều hành mọi công việc, các vấn đề liên quan đến các hoạt động kinh doanh của ngân hàng theo đúng pháp luật, chịu trách nhiệm về kết quả hoạt động kinh doanh của chi nhánh, trực tiếp phụ trách phòng Tổ chức hành chính, Quản lý Rủi ro.

Phó giám đốc

Phó giám đốc là ngƣời giúp giám đốc chỉ đạo điều hành một số nhiệm vụ do giám đốc phân công phụ trách và chịu trách nhiệm trƣớc giám đốc về quyết định của mình.

Một phó giám đốc phụ trách mảng phát triển KHDN, phụ trách 2 phòng KHDN1 và KHDN2 và một số phòng giao dịch; phòng Tài chính tổng hợp;

Một phó giám đốc phụ trách công tác xử lý nợ xấu và một số phòng giao dịch; Một phó giám đốc phụ trách phát triển KHCN (bán lẻ) và mảng tác nghiệp, phụ trách các phòng: KHCN, Quản trị tín dụng, giao dịch KHCN, giao dịch KHDN, phòng quản lý và dịch vụ kho quỹ và một số phòng giao dịch;

Các phó giám đốc đƣợc thay mặt giám đốc trực tiếp điều hành một số công việc khi giám đốc đi vắng (Theo văn bản ủy quyền cụ thể)và báo cáo lại công việc khi giám đốc có mặt tại đơn vị. Phó giám đốc không đƣợc phép ủy quyền lại các công việc giám đốc đã ủy quyền.

Các phòng khách hàng doanh nghiệp: Có 3 phòng gồm các phòng KHDN1,

cung cấp các sản phẩm tín dụng, đồng thời quảng cáo, tiếp thị giới thiệu và bán các sản phẩm dịch vụ ngân hàng.

Phòng khách hàng cá nhân: là phòng nghiệp vụ giao dịch với khách hàng cá

nhân để cung cấp các sản phẩm tín dụng tiêu dùng, đồng thời quảng cáo, tiếp thị giới thiệu và bán sản phẩm dịch vụ ngân hàng.

Phòng tổ chức hành chính: có nhiệm vụ xây dựng và triển khai chƣơng trình

giao ban nội bộ chi nhánh. Trực tiếp làm thƣ ký tổng hợp cho giám đốc, thực thi pháp luật có liên quan đến an ninh trật tự, phòng chống cháy nổ tại cơ quan; Lƣu trữ các văn bản pháp luật có liên quan đến ngân hàng và văn bản định chế ngân hàng; là đầu mối giao tiếp với khách đến làm việc, công tác tại chi nhánh; Trực tiếp quản lý con dấu của chi nhánh; thực hiện công tác hành chính, văn thƣ, lễ tân, phƣơng tiện giao thông của chi nhánh; Thực hiện công tác xây dựng cơ bản, sửa chữa tài sản cố định, mua sắm công cụ lao động, quản lý nhà tập thể, nhà khách, nhà nghỉ cơ quan; Thực hiện công tác thông tin, tuyên truyền, quảng cáo, tiếp thị theo chỉ đạo của ban lãnh đạo chi nhánh.

Phòng Tài chính-Tổng hợp: Là phòng thực hiện xây dựng chỉ tiêu kế hoạch

tài chính, thực hiện thu chi nội bộ ngân hàng, xử lý hạch toán các giao dịch nội bộ; tổng hợp lƣu giữ hồ sơ tài liệu về hạch toán, kế toán, quyết toán và các báo cáo theo quy định; Thực hiện các khoản nộp ngân sách theo quy định.

Phòng quản lý và dịch vụ kho quỹ: có nhiệm vụ quản lý an toàn kho quỹ, dự

trữ tiền mặt theo quy định của pháp luật. Chấp hành các quy định an toàn về kho quỹ và định mức tồn theo quy định.

Phòng giao dịch KHCN và giao dịch KHDN: Có nhiệm vụ giao dịch trực tiếp với khách hàng, đáp ứng nhu cầu phi tín dụng của khách hàng, phát triển mạng lƣới thẻ, cung cấp các dịch vụ liên quan đến thẻ, quản lý các máy ATM…

Phòng Quản lý rủi ro tín dụng: thực hiện chức năng quản lý rủi ro chung.

Trên cơ sở các báo cáo đề xuất tín dụng của phòng Quan hệ khách hàng, phòng Quản lý rủi ro thực hiện báo cáo đánh giá rủi ro độc lập, báo cáo phản biện và trình cấp có thẩm quyền (Giám Đốc hoặc Hội đồng tín dụng) phê duyệt

Phòng Quản trị tín dụng: Là phòng đầu mối lƣu trữ toàn bộ hồ sơ tín dụng của chi nhánh, tạo tài khoản vay, theo dõi và điều chỉnh lãi suất vay định kỳ theo hợp đồng tín dụng đã ký với khách hàng.

Phòng kinh doanh thẻ: Có nhiệm vụ chính là phát triển mạng lƣới thẻ, thiết

bị chấp nhận thẻ của ngân hàng.

Các phòng giao dịch trực thuộc: Chi nhánh có 7 phòng giao dịch trực thuộc: PGD Lê Văn Lƣơng, PGD Làng quốc tế Thăng Long, PGD Yên Hòa, PGD Trung Kính, PGD Mễ TRì, PGD Nguyễn Khánh Toàn, PGD Phạm Văn Đồng.

Với việc phân công nhiệm vụ các thành viên Ban giám đốc nhƣ trên, các phòng chuyên môn nghiệp vụ, các PGD trực thuộc đều nhận đƣợc chỉ đạo trực tiếp từ Ban giám đốc, đồng thời mỗi thành viên Ban giám đốc căn cứ nhiệm vụ đƣợc giao trực tiếp chỉ đạo và chịu trách nhiệm về hiệu quả kinh doanh đối với từng lĩnh vực, đơn vị mình phụ trách, qua đó vừa nâng cao đƣợc tính chủ động, tự chịu trách nhiệm của từng thành viên Ban giám đốc, và nâng cao hiệu quả hoạt động kinh doanh.

Về thực hiện chức năng nhiệm vụ và mối quan hệ công tác giữa các đơn vị, chi nhánh đã ban hành Quy định chức năng nhiệm vụ của các phòng chuyên môn nghiệp vụ, các PGD trực thuộc và mối quan hệ công tác giữa các phòng ban trong đơn vị, qua đó các đơn vị chủ động triển khai công việc theo chức năng nhiệm vụ đƣợc giao, đồng thời thực hiện việc phối hợp công tác với nhau theo quy định đó, từ đó nâng hiệu quả công việc.

Hình 3.1 Mô hình tổ chức của Chi nhánh BIDV Thăng Long GIÁM ĐỐC CHI NHÁNH PHÒNG QUAN HỆ KHÁCH HÀNG CÁ NHÂN PHÒNG QUẢN TRỊ TÍN DỤNG PHÒNG QUẢN LÝ RỦI RO PHÒNG TỔ CHỨC – HÀNH CHÍNH PHÒNG TÀI CHÍNH – TỔNG HỢP PHÒNG/TỔ QUẢN LÝ VÀ DỊCH VỤ KHO QUỸ PHÒNG GIAO DỊCH KHDN PHÒNG GIAO DỊCH KHCN CÁC PGD TRỰC THUỘC PHÒNG QUAN HỆ KHÁCH HÀNG DOANH NGHIỆP 1-2 PHÓ GIÁM ĐỐC 1 PHÓ GIÁM ĐỐC 3 PHÓ GIÁM ĐỐC 2

Một phần của tài liệu (LUẬN văn THẠC sĩ) quản trị rủi ro tín dụng khách hàng doanh nghiệp tại ngân hàng thương mại cổ phần đầu tư và phát triển việt nam, chi nhánh thăng long (Trang 58 - 62)

Tải bản đầy đủ (PDF)

(105 trang)