Lịch sử ra đời và phát triển

Một phần của tài liệu (LUẬN văn THẠC sĩ) quản trị rủi ro tín dụng khách hàng doanh nghiệp tại ngân hàng thương mại cổ phần đầu tư và phát triển việt nam, chi nhánh thăng long (Trang 56 - 58)

5. Kết cấu của luận văn:

3.1. Khái quát về BIDV Thăng Long

3.1.1 Lịch sử ra đời và phát triển

Ngân hàng TMCP Đầu tƣ và Phát triển Việt Nam, Chi nhánh Thăng Long là một trong số 108 chi nhánh trực thuộc của hệ thống Ngân hàng TMCP Đầu tƣ và Phát triển Việt Nam. Tiền thân của chi nhánh đó là một phòng chuyên quản trực thuộc của hệ thống Ngân hàng Kiến thiết Trung Ƣơng theo Quyết định số 103/TC – QĐ/TCCB ngày 03/04/1974 với nhiệm vụ chính là cấp phát, kiểm tra và thanh toán vốn đầu tƣ xây dựng cơ bản cho việc xây dựng công trình cầu Thăng Long. Phòng này đặt trụ sở tại xã Đông Ngạc – Từ Liêm – Hà Nội và con dấu riêng lấy tên dấu là: “Ngân hàng Kiến thiết Trung Ƣơng – Phòng chuyên quản công trình cầu Thăng Long”.

Từ khi có Quyết định số 75/NH-QĐ ngày 17/07/1981 của Tổng Giám đốc Ngân hàng Nhà Nƣớc Việt Nam, phòng đƣợc mang tên “Chi nhánh Ngân hàng Đầu tƣ xây dựng công trình trọng điểm cầu Thăng Long”, đƣợc giao nhiệm vụ quản lý nguồn vốn dành cho đầu tƣ xây dựng cơ bản cầu Thăng Long, thực hiện hạch toán và tiến hành cho vay, cấp phát và thanh toán quản lý tiền mặt, kiểm soát thu chi quỹ tiền lƣơng trong lĩnh vực đầu tƣ xây dựng cơ bản đối với các doanh nghiệp xây lắp có mở tài khoản tại các chi nhánh thực hiện theo đúng chế độ chính sách, thể lệ và kế hoạch của ngân hàng.

Ngày 27/06/1988 theo quyết định số 52/NH-QĐ của Tổng Giám đốc Ngân hàng Nhà nƣớc Việt Nam về việc đổi tên “Chi nhánh Ngân hàng Đầu tƣ xây dựng công trình trọng điểm cầu Thăng Long” thành “Chi nhánh Ngân hàng Đầu tƣ và xây dựng cầu Thăng Long”. Để phù hợp với tổ chức bộ máy Ngân hàng Đầu tƣ và phát triển Việt Nam, năm 1991 theo Quyết định số 38/NH-QĐ ngày 02/04/1991 của Thống đốc Ngân hàng Nhà nƣớc Việt Nam. Chi nhánh đƣợc đổi tên thành: Chi nhánh Ngân hàng Đầu tƣ và Phát triển Thăng Long trực thuộc Ngân hàng Đầu tƣ và Phát triển Việt Nam và chuyển trụ sở làm việc ra địa điểm tại đƣờng cao tốc Thăng

Long – Nội Bài thuộc xã Cổ Nhuế - Từ Liêm – Hà Nội nay đổi thành đƣờng Phạm Văn Đồng – Từ Liêm – Hà Nội.

Đến năm 1994, Thống đốc Ngân hàng Nhà nƣớc Việt Nam ra Quyết định số 38 NH/QĐ-NH9 ngày 10/11/1994 điều chỉnh chức năng và nhiệm vụ của Ngân hàng Đầu tƣ và Phát triển Thăng Long trực thuộc Ngân hàng Đầu tƣ và Phát triển Việt Nam cho phép Chi nhánh đƣợc chuyển sang hoạt động kinh doanh nhƣ một NHTM.

Là chi nhánh ngân hàng thứ 2 của Ngân hàng Kiến Thiết đƣợc thành lập trên địa bàn Hà Nội. Trải qua hơn 43 năm hoạt động, BIDV Thăng Long đã có đƣợc những bƣớc phát triển mạnh mẽ. Hiện nay, BIDV Thăng Long đã có trụ sở làm việc riêng với cơ sở vật chất đƣợc trang bị đầy đủ. Xác định phát triển nguồn nhân lực là nền tảng cho phát triển bền vững, việc nâng cao chất lƣợng cho đội ngũ cán bộ đƣợc quan tâm ngay từ khâu tuyển dụng. Đây là nguồn lực quý báu, đáp ứng đƣợc những yêu cầu phát triển mới và môi trƣờng kinh doanh ngày càng cạnh tranh trong thời kỳ hội nhập. Với lợi thế về vốn, công nghệ và các sản phẩm dịch vụ mang nhiều tiện ích, chi nhánh đã có một thị phần tƣơng đối ổn định.

Trong hoạt động kinh doanh, BIDV Thăng Long luôn theo sát tình hình kinh tế-xã hội trên địa bàn, đặc biệt là chủ trƣơng định hƣớng phát triển kinh tế-xã hội của Nhà nƣớc để có những giải pháp, chiến lƣợc hoạt động phù hợp cho từng giai đoạn, từng thời kỳ. Nhờ đó, nguồn vốn hoạt động của chi nhánh luôn duy trì đƣợc tốc độ tăng trƣởng cao, tạo tiền đề cho việc mở rộng hoạt động tín dụng, kịp thời cung ứng vốn tín dụng cho các thành phần kinh tế trên địa bàn.

Đặc biệt, chi nhánh đã phát huy rất tốt lợi thế thƣơng hiệu của ngân hàng mẹ trong việc phát triển các dịch vụ ngân hàng hiện đại dựa trên nền tảng công nghệ tiên tiến hƣớng đến đối tƣợng khách hàng cá nhân. Các dịch vụ nhƣ Bank Plus, SMS Banking, Internet Banking, … đã đƣợc đông đảo khách hàng đón nhận, góp phần cải thiện văn minh thanh toán, thúc đẩy hoạt động thanh toán không dùng tiền mặt phát triển.

Một phần của tài liệu (LUẬN văn THẠC sĩ) quản trị rủi ro tín dụng khách hàng doanh nghiệp tại ngân hàng thương mại cổ phần đầu tư và phát triển việt nam, chi nhánh thăng long (Trang 56 - 58)

Tải bản đầy đủ (PDF)

(105 trang)