Sự cần thiết phải quản lý RRTD

Một phần của tài liệu (LUẬN VĂN THẠC SĨ) Quản trị rủi ro tín dụng tại Argribank Hải Dương (Trang 29 - 30)

1.2. Quản lý rủi ro tín dụng của Ngân hàng thƣơng mại

1.2.2. Sự cần thiết phải quản lý RRTD

Hoạt động tín dụng là một trong những hoạt động chính của NHTM. Phần lớn lợi nhuận của ngân hàng cũng đƣợc tạo ra từ chính nghiệp vụ này. Tuy nhiên, trong hoạt động tín dụng yếu tố rủi ro luôn thƣờng trực do đó việc kiểm soát cũng nhƣ các biện pháp phát hiện, phòng ngừa, hạn chế RRTD đƣợc đặc biệt chú ý. Mặt khác, trong nền kinh tế thị trƣờng, ngân hàng luôn là một tổ chức kinh tế hạch toán độc lập và tự chịu trách nhiệm về kết quả kinh doanh của mình. Vì vậy, để đảm bảo sự tồn tại và phát triển của mình quản lý rủi ro tín dụng là một đòi hỏi cấp thiết với Ngân hàng thƣơng mại của các cá nhân doanh nghiệp và của toàn bộ nền kinh tế.

+ Đối với ngân hàng:

- Quản lý RRTD giúp Ngân hàng dự báo, phát hiện rủi ro tiềm ẩn, phát hiện những biến cố không có lợi, ngăn chặn các tình huống không có lợi đã và đang xảy ra và có thể lan ra phạm vi rộng.

- Quản lý RRTD giúp NH phòng ngừa và hạn chế đƣợc các khoản nợ khó đòi, giảm các khoản chi phí quản lý, giám sát, thu nợ ... tăng lợi nhuận.

- Quản lý RRTD giúp các món vay đƣợc thanh toán đầy đủ, đúng hạn ... giúp ngân hàng tăng khả năng thanh toán.

- Tăng uy tín của NH trong nền kinh tế thị trƣờng vì quản lý RRTD đảm bảo khả năng chi trả cho NH. Quản lý rủi ro tín dụng tốt sẽ làm gia tăng lợi nhuận của ngân hàng, khả năng tài chính của ngân hàng tăng ... sẽ nâng cao đƣợc vị thế của ngân hàng trên thị trƣờng trong và ngoài nƣớc.

- Quản lý RRTD tốt giúp ngân hàng giảm nguy cơ phá sản. + Đối với khách hàng:

Quản lý rủi ro tín dụng giúp khách hàng tránh đƣợc việc phải trả lãi quán hạn với lãi suất lớn hơn (150%). Trong tình trạng khách hàng gặp rủi ro, việc trả lãi quá hạn đối với họ là một khó khăn trong tình trạng khách hàng đang suy yếu. Ngoài ra, việc để phát sinh lãi quá hạn còn khiến khách hàng mất uy tín đối với ngân hàng.

+ Đối với nền kinh tế:

Quản lý RRTD tốt giúp cho hoạt động của ngân hàng trôi chảy, từ đó giúp cho luồng tiền trong nền kinh tế không bị gián đoạn, hoạt động của nền kinh tế không bị ngừng trệ.

Một phần của tài liệu (LUẬN VĂN THẠC SĨ) Quản trị rủi ro tín dụng tại Argribank Hải Dương (Trang 29 - 30)

Tải bản đầy đủ (PDF)

(113 trang)