2.2. Thực trạng rủi ro tín dụng và quản trị rủi ro tín dụng tại Agribank Hả
2.2.3. Thực trạng quản lý rủi ro tín dụng tại Ngân hàng nông nghiệp và phát
phát triển nông thôn Hải Dƣơng.
2.2.3.1. Chính sách quản trị rủi ro tín dụng
Nhận thức đƣợc những rủi ro gặp phải trong hoạt động tín dụng. Chi nhánh đã chủ trƣơng tăng trƣởng tín dụng trên cơ sở nâng cao chất lƣợng tín dụng. Theo đó, Chi nhánh yêu cầu toàn thể cán bộ tín dụng phải tập trung đôn đốc thu hồi nợ bên cạnh việc cho vay. Định kỳ 3 tháng một lần với những món vay ngắn hạn và 6 tháng với món vay trung hạn, cán bộ tín dụng phải kiểm tra thực tế tình hình sử dụng vốn vay và những món vay mới giải ngân thì chậm nhất 16 ngày sau khi phát tiền vay cán bộ tín dụng phải đi kiểm tra sử dụng vốn vay.
Việc cho vay ở các chi nhánh trong toàn tỉnh phải đảm bảo cân đối với nguồn vốn và hạn mức tín dụng đã đƣợc cấp. Tập trung cho vay với những dự án kinh doanh sản xuất thực sự hiệu quả và khả thi. Hạn chế cho vay kinh doanh bất động sản, không cho vay kinh doanh chứng khoán.
Chú trọng đầu tƣ cho lĩnh vực nông nghiệp nông thôn và nông dân trọng tâm là các đối tƣợng hộ sản xuất kinh doanh giỏi, hộ kinh tế trang trại, thành viên Hiệp hội các doanh nghiệp trang trại nông dân nông thôn, các doanh nghiệp nhỏ và vừa sản xuất kinh doanh có hiệu quả, vòng quay vốn nhanh.
Công tác thu lãi cho vay thực hiện nghiêm túc theo đúng quy định. Với những món vay thông qua tổ vay vốn, định kỳ 3 tháng thu lãi ở cơ sở một lần. Thông qua việc chấp hành thu lãi của khách hàng làm cơ sở để đánh giá khả năng thu hồi nợ của khoản vay đó. Hầu nhƣ các món vay mới trong năm 2013, các đơn vị trong chi nhánh đều thỏa thuận với khách hàng trả lãi theo tháng.
Tuân thủ quy định về phân cấp uỷ quyền phán quyết với Giám đốc Agribank Hải Dƣơng và từng chi nhánh loại 3, phòng giao dịch. Các món vay vƣợt thẩm quyền của chi nhánh loại 3 phải đƣợc cấp có thẩm quyền cao hơn trên Hội sở tỉnh cùng đi thẩm định, hoặc vƣợt thẩm quyền của Hội sở tỉnh thì phải trình Agribank Việt Nam phê duyệt, có sự chấp thuận mới đƣợc cho vay.
2.2.3.2. Phòng ngừa và hạn chế rủi ro tín dụng
Để hạn chế rủi ro tín dụng xảy ra với các dự án đầu tƣ, Ngân hàng đã yêu cầu khách hàng phải mua 100% bảo hiểm vật chất với đối tƣợng đầu tƣ là các loại xe cơ giới, phƣơng tiện vận tải ... Từ đầu năm 2012, Ngân hàng đã phối hợp với công ty bảo hiểm ABIC để triển khai chƣơng trình bảo hiểm Bảo An tín dụng. Ngân hàng đã quán triệt tới toàn thể cán bộ tín dụng trong việc đƣa sản phẩm bảo hiểm của ABIC đến với khách hàng nhằm giảm thiểu rủi ro, khơi tăng nguồn thu dịch vụ ngoài tín dụng trên cơ sở đó củng cố và nâng cao năng lực tài chính đồng thời cung ứng dịch vụ trọn gói cho khách hàng. Sang năm 2013 Ngân hàng cũng phối hợp cùng ABIC để cung cấp thêm sản phẩm bảo an tín dụng tới các khách hàng cá nhân.
Công tác kiểm tra kiểm soát trƣớc, trong và sau khi cho vay cũng đƣợc chi nhánh chú trọng. Chi nhánh quy định hàng quý, tại các chi nhánh loại 3 phải chủ
động thành lập đoàn kiểm tra các hồ sơ tín dụng tại các phòng giao dịch và phòng kinh doanh. Các cán bộ tín dụng thuộc phòng tín dụng tại Hội sở, phòng Kế hoạch & Kinh doanh ở chi nhánh loại 3, các phòng giao dịch định kỳ hàng quý kiểm tra chéo hồ sơ tín dụng của nhau để kịp thời phát hiện các sai sót và chỉnh sửa.
2.2.3.3 Phân loại nợ và trích lập dự phòng
Chi nhánh thực hiện phân loại nợ và trích lập dự phòng rủi ro theo đúng quy định tại thông tƣ 02/2013/TT-NHNN ngày 21/01/2013 và thông tƣ 09 ngày 18/03/2013 v.v sửa đổi, bổ sung một số điều của thông tƣ 02/2013/TT- NHNN và Quyết định 450/QĐ-HĐTV-XLRR ngày 30/5/2014 của Agribank Việt Nam.
Bảng 2.6 Tổng hợp kết quả phân loại nợ của Agribank Hải Dƣơng
( Đơn vị: tỷ đồng ) Chỉ tiêu Giá trị khoản nợ năm 2012 Số tiền trích lập Giá trị khoản nợ năm 2013 Số tiền trích lập Giá trị khoản nợ năm 2014 Số tiền trích lập Dự phòng chung 13.2 16.3 2.1 Dự phòng cụ thể 63.5 26.3 8.6 Nhóm 1 3.763 4.164 5.426,1 Nhóm 2 143,3 7,2 514 25,7 235,6 3,3 Nhóm 3 32,2 6,4 20,5 4,1 40,8 2,7 Nhóm 4 35,1 17,5 27,3 13,6 15,6 1,9 Nhóm 5 86,7 86,7 79,5 79,5 34,9 34,9 Tổng 4.060,3 117,8 4.805 122,9 5.753 42,8
( Nguồn: Báo cáo phân loại nợ và trích lập DPRR năm 2012, 2013, 2014 của Agribank Hải Dương)
Từ kết quả phân loại nợ của chi nhánh ta nhận thấy chất lƣợng tín dụng của chi nhánh từ năm 2012 -2014 đƣợc nâng cao. Nhóm nợ xấu (nhóm 3, 4, 5) có xu hƣớng giảm. Lý do đã đƣợc phân tích ở phần 2.2.2.1 nêu trên. Tuy nhiên kết quả phân loại nợ nhƣ trên một phần là do các món vay gia hạn nợ đều bị chuyển sang nhóm nợ xấu (gia hạn lần đầu đƣa vào nhóm 3, gia hạn lần thứ hai đƣa vào nhóm 4, gia hạn lần thứ ba đƣa vào nhóm 5) theo đúng quy đinh tai Thông tƣ 02/2013/TT-NHNN ngày 21/01/2013 và thông tƣ 09 ngày 18/03/2013 v.v sửa đổi, bổ sung một số điều của thông tƣ 02/2013/TT-NHNN. Thực tế là không phải gia hạn cũng là nợ xấu vì có những khoản nợ gia hạn một thời gian ngắn kéo theo những khoản nợ khác của cùng một khách hàng đó bị chuyển nhóm theo dù sau đó chúng vẫn đƣợc hoàn trả đầy đủ gốc và lãi đúng hạn. Ngân hàng phải trích dự phòng rủi ro cho cả những khoản nợ bị nhảy nhóm kéo theo, điều này ảnh hƣởng tới tình hình tài chính của ngân hàng.
Thực hiện công tác trích lập dự phòng rủi ro giúp cho ngân hàng luôn chủ động trƣớc những rủi ro có thể để lại hậu quả nghiêm trọng. Trong năm 2012- 2014 Ngân hàng luôn thực hiện tốt việc trích lập dự phòng rủi ro, số tiền trích lập rủi ro ngày càng tăng, một mặt giúp cho ngân hàng chủ động hơn trong công tác quản trị rủi ro, mặt khác cũng tác động tới hoạt động kinh doanh của ngân hàng, làm cho quỹ thu nhập của ngân hàng giảm.
2.2.3.4 Xử lý nợ
Trong thời gian qua, Chi nhánh đã có những cố gắng trong công tác xử lý nợ. Định kỳ vào mồng 5 tháng đầu quý, tất cả các chi nhánh loại 3 đều lập hội đồng họp về việc phân loại nợ, trích lập dự phòng, xử lý rủi ro, sau đó sẽ tổng hợp về Hội sở Agribank Hải Dƣơng để lập hội đồng xét duyệt. Những món vay trong thẩm quyền của Agribank Hải Dƣơng đƣợc quyết định xử lý rủi ro: Khách hàng là tổ chức đến 5 tỷ đồng, khách hàng còn lại đến 2 tỷ đồng. Còn lại nếu món vay vƣợt thẩm quyền của Chi nhánh thì phải trình Trung tâm phòng ngừa
xử lý rủi ro của Agribank Việt Nam quyết định. Theo đúng chỉ đạo của Agribank Việt Nam, các món vay Chi nhánh quyết định xử lý rủi ro phải theo đúng mức độ rủi ro của khoản vay, sau khi đã có mọi biện pháp thu hồi và phát mại tài sản (nếu món vay có đảm bảo bằng tài sản) nhƣng vẫn không thể thu đƣợc nợ. Năm 2012 là 47.4 tỷ đồng, giảm 39% so với năm 2011, và sang năm 2013 số tiền xử lý rủi ro giảm xuống còn: 19.3 tỷ đồng, giảm 59 % so với năm 2012. Năm 2014 số tiền xử lý rủi ro là 46.7 tỷ đồng tăng 142% so với năm 2013
Công tác thu nợ xử lý rủi ro đƣợc Chi nhánh hết sức chú trọng, đặc biệt Giám đốc Agribank Hải Dƣơng đã ra các văn bản nêu rõ trách nhiệm của từng cán bộ tín dụng cho vay và quản lý món vay đã xử lý rủi ro phải nỗ lực trong việc thu hồi nợ. Hàng quý, đoàn kiểm tra của Phòng kiểm tra kiểm soát nội bộ cũng thƣờng xuyên đi kiểm tra các món vay đã xử lý rủi ro của các chi nhánh loại 3 để thúc đẩy việc thu hồi nợ.