Hoàn thiện hệ thống chấm điểm khách hàng:

Một phần của tài liệu (LUẬN VĂN THẠC SĨ) Quản trị rủi ro tín dụng tại Argribank Hải Dương (Trang 95)

3.2. Một số giải pháp hoàn thiện quản lý rủi ro tín dụng tại Agribank Hả

3.2.4 Hoàn thiện hệ thống chấm điểm khách hàng:

Chi nhánh cần có biện pháp khắc phục các tồn tại đã nêu khi nhập dữ liệu đầu vào cho hệ thống chấm điểm khách hàng. Với bản thân ngân hàng cần quy định rõ trách nhiệm của cán bộ tín dụng nhập sai thông tin khách hàng, dẫn đến kết quả chấm điểm sai lệch. Bộ phận kiểm soát khi phê duyệt các khách hàng đƣợc chấm điểm phải kiểm tra lại thông tin khách hàng do cán bộ tín dụng nhập, nếu chính xác mới đƣợc phê duyệt.

Việc thu thập thông tin chính xác từ khách hàng cũng là vấn đề đƣợc đặt ra, nó đòi hỏi sự nỗ lực từ phía ngân hàng, sự hợp tác của khách hàng, và việc giám sát, chuẩn hoá của Nhà nƣớc đối với các báo cáo tài chính của doanh nghiệp , kiểm tra quy trách nhiệm.

3.2.5 Sử dụng các nghiệp vụ phái sinh tín dụng nhằm nâng cao chất lượng công tác quản lý rủi ro tín dụng:

Một công cụ hiệu quả trong quản lý rủi ro tín dụng là các phái sinh tín dụng trong các nghiệp vụ tự phòng vệ. Phái sinh tín dụng là các công cụ phát sinh đƣợc sử dụng để quản lý rủi ro tín dụng. Chúng cho phép tách rủi ro tín dụng với các loại hình rủi ro khác vốn có trong mỗi công cụ cụ thể và chuyển rủi ro này từ ngƣời bán rủi ro (ngƣời mua sự bảo vệ tín dụng) đến ngƣời mua rủi ro (ngƣời

bán sự bảo vệ tín dụng). Các phái sinh tín dụng chủ yếu có thể nêu lên là “total return swap”, “credit default swaps”, các giấy tờ phái sinh gắn với rủi ro tín dụng (credit linked notes). Khả năng tách rủi ro tín dụng khỏi các tài sản Có và tài sản Nợ làm cho phái sinh tín dụng trở nên hấp dẫn trong sử dụng. Nhờ các công cụ này, Ngân hàng có thể tự bảo vệ mình khỏi các rủi ro tín dụng, đảm bảo đa dạng hoá các rủi ro này. Tuy các tên các công cụ phái sinh còn chƣa phát triển ở Việt Nam nhƣng trong những năm gần đây nhiều ngân hàng trên thế giới đã áp dụng công cụ tài chính mới này để hạn chế rủi ro, đồng thời tạo thêm thu nhập cho ngân hàng từ lệ phí thu đƣợc. Các công cụ tín dụng phái sinh bao gồm:

Chứng khoán hoá các khoản cho vay

Chứng khoán hoá tài sản đòi hỏi ngân hàng phải dành riêng một nhóm các tài sản đảm bảo cho các khoản vay mua nhà thế chấp hoặc cho vay tiêu dùng và bán ra thị trƣờng những chứng khoán đƣợc phát hành trên những tài sản đó. Khi tài sản đƣợc thanh toán, ngân hàng sẽ chuyển khoản thanh toán này cho ngƣời sở hữu những chứng khoán đƣợc mua bán tự do đó. Còn ngân hàng sẽ nhận lại phần vốn đã bỏ ra để có tài sản đó và sử dụng nguồn vốn này chi trả cho các chi phí hoạt động hay tạo ra những sản phẩm mới. Chứng khoán hoá các khoản vay giúp: cho phép thực hiện những yêu cầu đầu tƣ hay chi tiêu mới của ngân hàng, đảm bảo tính thanh khoản cho các khoản vay đóng băng; đồng thời ngân hàng có thể thu thêm khoản lệ phí qua việc quản lý những khoản vay đƣợc chứng khoán hoá.

Trong khi quản lý các khoản vay đƣợc chứng khoán hoá, ngân hàng có thể đƣa những khoản cho vay này ra khỏi bảng cân đối kế toán, giúp loại trừ đƣợc rủi ro tín dụng có thể xảy ra.

Bán nợ cho Công ty quản lý tài sản của các tổ chức tín dụng Việt Nam (VAMC)

Hoạt động mua bán nợ không chỉ là một biện pháp xử lý nợ mà còn là một hình thức tín dụng mới nhằm đa dạng hoá các hoạt động tín dụng, tăng cƣờng khả năng cạnh tranh, tăng lợi nhuận. Mặt khác, các chủ thể tiến hành mua bán nợ trên thị trƣờng hoạt động chuyên nghiệp, có nhiều lợi thế về thông tin, quy mô, không chịu áp lực từ mối quan hệ với khách hàng nhƣ ngân hàng nên công tác xử lý nợ xấu sẽ hiệu quả hơn.

Thống đốc NHNN ban hành Thông tƣ 19/2013/TT-NHNN ngày 06/9/2013 của Ngân hàng Nhà nước “Quy định về việc mua, bán và xử lý nợ xấu của Công ty quản lý tài sản của các tổ chức tín dụng Việt Nam, đã tạo điều kiện cho các tổ chức tín dụng giải quyết vấn đề nợ tồn đọng phù hợp với cơ chế thị trƣờng.

Để thực hiện tốt biện pháp này, Agribank Hải Dƣơng phải nhận thức rõ ràng vai trò tầm quan trọng, ích lợi của việc mua bán nợ, cụ thể hoá các quy định của pháp luật nhằm đƣa ra quyết định đúng đắn để tiến hành việc mua bán nợ đúng pháp luật và hiệu quả.

Các công cụ tín dụng phái sinh khác:

* Hợp đồng quyền tín dụng

Đây là công cụ bảo vệ ngân hàng trƣớc những tổn thất trong giá trị tài sản tín dụng, giúp ngân hàng bù đắp các chi phí vay vốn cao hơn khi chất lƣợng tín dụng của ngân hàng giảm sút. Nếu các khoản vay của khách hàng bị giảm giá hay không thể thanh toán, hợp đồng quyền tín dụng sẽ đảm bảo thanh toán toàn bộ khoản vay cho ngân hàng. nếu khách hàng vay vốn trả nợ nhƣ kế hoạch, ngân hàng sẽ thu đƣợc những khoản thanh toán nhƣ dự tính và hợp đồng quyền tín dụng sẽ không đƣợc sử dụng.

Đây là hình thức phổ biến nhất trong các công cụ tín dụng phát sinh, ở đó, hai tổ chức cho vay sẽ thoả thuận trao đổi với nhau một phần các khoản thanh toán theo hợp đồng tín dụng của mỗi bên.

Qua các hợp đồng trao đổi tín dụng, các ngân hàng sẽ nâng cao đƣợc danh mục cho vay, giúp giảm sự phụ thuộc của ngân hàng vào một thị trƣờng duy nhất.

3.2.6. Giải pháp nâng cao chất lượng nguồn nhân lực

Yếu tố con ngƣời là yếu tố quan trọng nhất quyết định đến sự thành bại của bất cứ hoạt động nào trên mọi lĩnh vực. Đối với hoạt động tín dụng thì yếu tố con ngƣời lại càng đóng một vai trò quan trọng, nó quyết định đến chất lƣợng tín dụng, chất lƣợng dịch vụ và hình ảnh của ngân hàng và từ đó quyết định đến hiệu quả tín dụng của ngân hàng. Vì vậy, giải pháp nâng cao chất lƣợng nguồn nhân lực đƣợc đƣa ra tập trung vào một số nội dung sau:

- Ngân hàng cần thƣờng xuyên tổ chức các lớp tập huấn đào tạo về chuyên môn nghiệp vụ để cập nhật các kiến thức nghiệp vụ và các quy định pháp luật. Nếu chƣa gửi ngƣời đi đào tạo kịp thời thì có thể đào tạo tại chỗ, các giảng viên là các lãnh đạo phòng hay các chuyên viên có kinh nghiệm. Tổ chức các buổi hội thảo chuyên đề trao đổi các bài học kinh nghiệm liên quan đến nghiệp vụ tín dụng, đến tình hình kinh tế trong nƣớc và thế giới cùng các thông tin kinh tế xã hội khác nhằm giúp ích cho cán bộ tín dụng khi quyết định đầu tƣ cho vay từng lĩnh vực. Ngân hàng cũng cần mở các lớp học bồi dƣỡng về ngoại ngữ nhằm rèn luyện và nâng cao khả năng ngoại ngữ cho nhân viên để phục vụ cho nhóm khách hàng có vốn đầu tƣ nƣớc ngoài. Bên cạnh đó, việc nâng cao kiến thức về kế toán doanh nghiệp cũng rất cần thiết để có thể phân tích các báo cáo tài chính của doanh nghiệp một cách chuẩn xác.

- Ngân hàng cũng cần phải chú trọng nhiều hơn, đòi hỏi cao hơn và có quy chế cụ thể, rõ ràng hơn đối với cán bộ tín dụng nhằm hạn chế rủi ro trong cho vay nhƣ là:

+ Về năng lực công tác: đòi hỏi những cán bộ có liên quan đến hoạt động cho vay phải thƣờng xuyên nghiên cứu, học tập, nắm vững, thực hiện đúng các quy định hiện hành và phải không ngừng nâng cao năng lực công tác, nhất là khả năng phát hiện, ngăn chặn những thủ đoạn lợi dụng khách hàng.

+ Về phẩm chất đạo đức, ý thức trách nhiệm: yêu cầu mỗi cán bộ ngân hàng phải luôn tu dƣỡng về phẩm chất đạo đức, nêu cao ý thức trách nhiệm. Cán bộ ở cƣơng vị càng cao thì càng phải gƣơng mẫu. Ngân hàng cần phải có chế độ đãi ngộ, khen thƣởng hợp lý, công bằng: đối với cán bộ có thành tích xuất sắc thì nên đƣợc biểu dƣơng, khen thƣởng cả về mặt vật chất lẫn tinh thần tƣơng xứng với kết quả mà họ mang lại, kể cả việc nâng lƣơng trƣớc thời hạn hoặc đề bạt lên vị trí cao hơn; đối với cán bộ có sai phạm thì tuỳ theo mức độ mà có thể giáo dục thuyết phục hoặc xử lý kỷ luật. Có nhƣ vậy thì kỷ cƣơng trong hoạt động tín dụng, uy tín của ngân hàng sẽ ngày càng đƣợc nâng cao và chất lƣợng tín dụng chắc chắn sẽ đƣợc cải thiện đáng kể. Đồng thời, ngân hàng không thể bỏ qua việc xây dựng chính sách đãi ngộ nhân sự, thực hiện cơ chế tài chính thông thoáng nhằm thu hút đƣợc nhân tài và duy trì đủ nhân lực chất lƣợng để có thể nâng cao hiệu quả hoạt động tín dụng của ngân hàng.

+ Chi nhánh cần áp dụng các biện pháp xử phạt nghiêm minh nếu khoản vay bị rủi ro có phần nguyên nhân chủ quan từ cán bộ Ngân hàng. Song không chỉ cán bộ tín dụng phải chịu trách nhiệm một mình mà lãnh đạo đã cùng đi thẩm định và ký phê duyệt khoản vay cũng phải chịu một phần trách nhiệm.

3.2.7. Giải pháp xử lý nợ tồn đọng, nợ khó đòi và nợ quá hạn

Ngân hàng cần quản lý các khoản nợ xấu, nợ khó đòi, nợ tồn đọng một cách hiệu quả thông qua việc thực hiện đúng theo quy trình quản lý nợ của Agribank Việt Nam. Định kỳ tiến hành phân tích đánh giá những khoản nợ tồn đọng, quá hạn, tìm rõ nguyên nhân để có giải pháp thu hồi nợ cho phù hợp.

Thực hiện các biện pháp thu hồi nợ quá hạn. Đối với các khoản nợ quá hạn bình thƣờng, cán bộ tăng cƣờng đôn đốc, thu hồi nợ kết hợp với việc kiểm tra tình hình sử dụng vốn, tình hình tài chính, tình hình tài sản đảm bảo. Đồng thời cần có biện pháp thích hợp để giúp đỡ khách hàng giải quyết khó khăn về tài chính, trả nợ ngân hàng, tạm hoãn thu lãi định kỳ các khoản nợ đã chuyển quá hạn do chậm trả một phần gốc hoặc lãi. Tuỳ theo tình hình cụ thể của từng khoản nợ, có thể tiến hành xử lý theo hƣớng xử lý tài sản bảo đảm tiền vay, khoanh nợ xoá nợ, thanh lý doanh nghiệp, khởi kiện, bán nợ cho Công ty quản lý tài sản của các tổ chức tín dụng Việt Nam (VAMC), sử dụng quỹ dự phòng, trích lập và sử dụng dự phòng để xử lý rủi ro. Quỹ dự phòng giúp ngân hàng đảm bảo an toàn cho mọi khoản nợ quá hạn, bù đắp những tổn thất trong hoạt động tín dụng, duy trì vốn tự có của ngân hàng, đồng thời tránh đƣợc những biến động ảnh hƣởng tới khả năng thanh toán của ngân hàng.

Trong trƣờng hợp do nguyên nhân khách quan dẫn đến phát sinh các khoản nợ quá hạn của khách hàng, ngân hàng sẽ gia hạn nợ, tạo điều kiện cho khách hàng trả nợ.

Nếu trong một khoảng thời gian mà khách hàng chƣa có khả năng thanh toán thì ngân hàng có thể thu hồi nợ nhƣ sau:

+ Đối với nợ có khả năng thu hồi: NH yêu cầu ngƣời vay hay ngƣời bảo lãnh phát mại tài sản đảm bảo trả nợ; yêu cầu gán nợ cho ngân hàng bằng tài sản đảm bảo; phát mại tài sản đảm bảo thu hồi vốn vay; hoặc tiến hành các thủ tục pháp lý nếu có hiện tƣợng chây ỳ.

+ Đối với các khoản nợ không có khả năng thu hồi: ngân hàng có thể làm thủ tục trích quỹ dự phòng rủi ro để bù đắp.

3.2.8. Giải pháp kết hợp bảo hiểm với tín dụng nhằm nâng cao chất lượng công tác quản lý rủi ro tín dụng:

Bảo hiểm có vị trí đặc biệt trong hệ thống quản lý rủi ro tín dụng của ngân hàng.

- Thứ nhất: Sử dụng dịch vụ bảo hiểm ngân hàng. Cơ sở của bảo hiểm ngân hàng là các nghĩa vụ chi trả bảo hiểm cho các ngân hàng gặp sự cố rủi ro. Hiện nay bảo hiểm ngân hàng đã trở nên phổ biến trên toàn thế giới. Bảo hiểm ngân hàng là một trong những sản phẩm chuẩn đối với các ngân hàng trên thị trƣờng quốc tế, giúp giảm bớt thiệt hại tài chính khi ngân hàng gặp rủi ro.

- Thứ hai: Yêu cầu khách hàng mua bảo hiểm đối với tài sản bảo đảm tiền vay dễ xảy ra rủi ro. Ngân hàng nên kết hợp cùng Công ty bảo hiểm của Agribank Việt Nam - ABIC – Chi nhánh Hải Dƣơng để bán sản phẩm bảo hiểm cho chính những khách hàng vay của mình. Vừa tăng doanh thu sản phẩm ngoài tín dụng, vừa cập nhật đƣợc thông tin chính xác về tình trạng của tài sản đảm bảo nếu có xảy ra sự cố, nhằm giảm thiểu đƣợc mức độ rủi ro của món vay. Ví dụ với những tài sản đảm bảo là phƣơng tiện vận tải bắt buộc phải mua bảo hiểm vật chất 100% giá trị tài sản. Đối với tài sản đảm bảo là nhà xƣởng và các công trình khác trong danh mục theo luật phải mua bảo hiểm cháy nổ, Ngân hàng phải kiên quyết yêu cầu khách hàng mua bảo hiểm, tránh tình trạng nhƣ một số món vay tại chi nhánh cũng đã gặp rủi ro vì sự cố cháy nổ. Ngoài ra, với những khách hàng là hộ kinh doanh, cá thể khi vay vốn Ngân hàng yêu cầu phải mua bảo hiểm bảo an tín dụng. Hình thức bảo hiểm này sẽ dảm bảo chi trả một phần dƣ nợ của khoản vay cho ngân hàng nếu bản thân ngƣời vay gặp rủi ro qua đời hoặc thƣơng tật vĩnh viễn...

Tóm lại, bảo hiểm là một công cụ quan trọng kết hợp cùng tín dụng nhằm hạn chế mức độ rủi ro có thể xảy đến với cả ngân hàng và phía khách hàng, góp phần nâng cao chất lƣợng công tác quản lý rủi ro tín dụng.

3.2.9. Giải pháp phân tán rủi ro nhằm nâng cao chất lượng công tác quản lý rủi ro tín dụng:

Phân tán rủi ro trong hoạt động tín dụng là việc cấp tín dụng cho nhiều ngành, nhiều lĩnh vực, khu vực sản xuất kinh doanh nhằm tránh những tổn thất lớn xảy ra cho ngân hàng. Đây là giải pháp chủ yếu đƣợc các ngân hàng áp dụng, bao gồm:

- Không tập trung vốn đầu tƣ vào một hoặc một số khách hàng:

Cho dù một khách hàng đang kinh doanh rất hiệu quả, đã quan hệ lâu năm, là khách hàng truyền thống của ngân hàng thì nguyên tắc trên vẫn phải đƣợc tuân thủ. Vì rủi ro là điều không ai mong muốn song nó luôn tiềm ẩn trong mọi hoạt động kinh doanh, nó song hành cùng lợi nhuận, đôi khi là những rủi ro đột xuất xảy ra không ai lƣờng trƣớc đƣợc. Vì thế, vốn của Ngân hàng nếu chỉ tập trung vào một hoặc một số đổi tƣợng khách hàng thì khả năng xảy ra tổn thất sẽ rấ cao.

- Không tập trung đầu tƣ tín dụng cho một ngành, một lĩnh vực hay một khu vực:Khi ngân hàng chỉ tập trung cấp tín dụng cho một ngành, một lĩnh vực kinh tế nào đó sẽ giống nhƣ truờng hợp chỉ bỏ trứng vào một rổ. Nếu lĩnh vực kinh tế đó gặp những biến động bất lợi thì thiệt hại của ngân hàng là vô cùng to lớn. Một số chi nhánh loại 3 của NHNo&PTNT tỉnh Hải Dƣơng cũng đã có bài học đắt giá do chỉ tập trung đầu tƣ vào lĩnh vực phƣơng tiện vận tải thuỷ, và hiện tại là những khoản nợ xấu chƣa có cách nào tháo gỡ. Nhƣ vậy, phân tán rủi ro hay chia nhỏ lĩnh vực đầu tƣ, khu vực đầu tƣ là một biện pháp cho các ngân hàng thƣơng mại trong hạn chế rủi ro tín dụng.

Đây là hình thức cho vay của các tổ chức tín dụng cho một dự án đầu tƣ và do một tổ chức tín dụng đứng ra làm đầu mối giữa các bên để thực hiện đồng tài

Một phần của tài liệu (LUẬN VĂN THẠC SĨ) Quản trị rủi ro tín dụng tại Argribank Hải Dương (Trang 95)

Tải bản đầy đủ (PDF)

(113 trang)