Các chỉ tiêu đánh giá quản lý đầu tƣ xây dựng cơ bản từ NSNN

Một phần của tài liệu (LUẬN văn THẠC sĩ) quản lý vốn đầu tư xây dựng cơ bản từ ngân sách nhà nước tại bộ nội vụ ở việt nam (Trang 29 - 42)

1.2. Cơ sở lý luận về quản lý vốn đầu tƣ xây dựng cơ bản từ ngân sách Nhà

1.2.3. Các chỉ tiêu đánh giá quản lý đầu tƣ xây dựng cơ bản từ NSNN

1.2.3.1. Chỉ tiêu về sử dụng vốn đầu tƣ đúng mục đích

- Theo tiêu chí này, khi đánh giá việc sử dụng vốn đúng mục đích có thể sử dụng các chỉ tiêu định tính và định lƣợng sau đây:

- Vốn đầu tƣ thực hiện theo kế hoạch: Chỉ tiêu này là tỷ lệ % giữa lƣợng vốn đầu tƣ thực hiện so với mức vốn kế hoạch đã bố trí.

- Mức độ thực hiện mục tiêu kế hoạch hiện vật và giá trị: Chỉ tiêu này là tỷ lệ % so sánh giữa mức kế hoạch đạt đƣợc của từng mục tiêu so với mục tiêu kế hoạch.

- Mức độ thực hiện mục tiêu (hiện vật và giá trị) theo nhiệm vụ chính trị, kinh tế, xã hội của Đảng và Nhà nƣớc. Chỉ tiêu này căn cứ vào mục tiêu phấn đấu qui định trong các nghị quyết của Đảng, Quốc hội, Chính phủ. Cũng nhƣ hai chỉ tiêu trên, chỉ tiêu này đƣợc xác định bằng tỷ lệ % giữa chỉ tiêu thực hiện so với chỉ tiêu quy định trong các nghị quyết.

- Đánh giá hoạt động đầu tƣ theo định hƣớng. Đây là chỉ tiêu định tính phản ánh việc thực hiện chủ trƣơng đầu tƣ, hoặc định hƣớng đầu tƣ của Đảng và Nhà nƣớc trong từng thời kỳ.

- Chuyển dịch cơ cấu kinh tế (cơ cấu kinh tế ngành, cơ cấu kinh tế lãnh thổ, cơ cấu quản lý....). Chỉ tiêu này đƣợc thể hiện bằng tỷ trọng % của từng thành phần riêng biệt trong tổng số các thành phần của toàn hệ thống của nền kinh tế.

Những chỉ tiêu đánh giá đầu tƣ đúng mục đích, cũng là những chỉ tiêu đánh giá đầu tƣ có kết quả và hiệu quả, phản ánh việc sử dụng và quản lý vốn đầu tƣ trong quá trình hoạt động đầu tƣ ở mọi khâu, mọi nơi đều an toàn, sử dụng đúng nội dung, đúng địa chỉ.

Nhƣ vậy, quản lý vốn trong hoạt động đầu tƣ Xây dụng cơ bản đƣợc đảm bảo.

1.2.3.2. Hệ số huy động tài sản cố định (TSCĐ)

Hệ số huy động TSCĐ là tỷ lệ % so sánh giữa giá trị TSCĐ đƣợc hình thành từ vốn đầu tƣ trong năm so với tổng mức vốn đầu tƣ trong năm:

Hệ số huy động đƣợc huy động trong năm TSCĐ = Giá trị TSCĐ hoàn thành /Tổng mức vốn đầu tƣ trong năm.

Chỉ tiêu này còn gọi là: Hệ số huy động vốn đầu tƣ trong năm. Về bản chất, khi xác định hệ số này phải so sánh giữa TSCĐ hình thành trong năm từ tổng mức vốn đầu tƣ trong năm để đầu tƣ tạo ra tài sản đó. Do đặc điểm sản phẩm xây dựng có quy mô lớn, thời gian xây dựng dài nên trong thực tế có độ trễ về thời gian thực hiện đầu tƣ kể từ khi bỏ vốn, đầu tƣ đến khi hoàn thành, đƣa dự án, công trình vào khai thác, sử dụng. Vì vậy chỉ tiêu này không phản ánh đúng hiệu quả đầu tƣ của năm bỏ vốn, mà là phản ánh hiệu quả đầu tƣ của vài năm trƣớc đó. Do đó, khi sử dụng chỉ tiêu này để phân tích , đánh giá hiệu quả phải sử dụng theo cả dãy thời gian. Do độ trễ và tính liên tục của đầu tƣ qua các năm, hệ số huy động vốn đầu tƣ (TSCĐ) từng năm trong cả dãy hệ số liên tục của các năm đƣợc coi là chỉ tiêu đánh giá hiệu quả đầu tƣ của năm đó.

Chỉ tiêu hệ số huy động TSCĐ (%) hàng năm là chỉ tiêu tƣơng đối phản ánh mức độ quản lý và sử dụng vốn đầu tƣ đƣợc tập trung hay phân tán? Hệ số huy động TSCĐ cao phản ánh mức độ đầu tƣ đƣợc tập trung cao, thực hiện đầu tƣ dứt điểm, bám sát tiến độ xây dựng dự án, rút ngắn thời gian xây dựng, giảm chi phí quản lý trong thi công

1.2.3.3. Cơ cấu thành phần của vốn đầu tƣ

Tổng mức vốn đầu tƣ gồm có 3 thành phần: xây lắp, thiết bị, và chi phí khác (chi phí tƣ vấn, chi phí dự phòng,..). Chỉ tiêu cơ cấu thành phần vốn đầu tƣ là tỷ trọng (%) từng thành phần vốn đầu tƣ (vốn xây lắp, vốn thiết bị, chi phí khác) trong tổng mức vốn đầu tƣ.

VĐT = VXL + VTB + VK

Trong đó: VĐT: Tổng mức vốn đầu tƣ VXL: Vốn xây lắp

VTB: Vốn thiết bị

VK: Vốn kiến thiết cơ bản khác

Sử dụng chỉ tiêu này để phân tích mức độ an toàn trong quản lý vốn đầu tƣ XDCB, xem xét tỷ trọng từng thành phần vốn đầu tƣ thực hiện (tỷ trọng xây lắp, tỷ trọng thiết bị, tỷ trọng chi phí khác) trong tổng vốn đầu tƣ. Qua đó phân tích xu hƣớng sử dụng vốn đầu tƣ của từng thành phần theo hƣớng tích cực hay tiêu cực để tìm nguyên nhân và giải pháp khắc phục. Theo xu hƣớng tích cực thì tỷ trọng thiết bị trong tổng vốn đầu tƣ ngày càng tăng, tỷ trọng vốn xây lắp, chi phí khác ngày càng giảm. Đó là xu thế có tính quy luật vì sự phát triển của khoa học kỹ thuật và công nghệ. Tuy nhiên, trong thực tế còn có sự đột biến của các chính sách kinh tế - xã hội của Đảng, Nhà nƣớc cũng làm ảnh hƣởng đến sự thay đổi về cơ cấu thành phần vốn đầu tƣ cần đƣợc xem xét khi phân tích, đánh giá.

1.2.4. Các nhân tố ảnh hƣởng tới quản lý vốn đầu tƣ xây dựng cơ bản từ ngân sách Nhà nƣớc

1.2.4.1. Nhân tố bên trong

a. Khả năng tài chính của chủ đầu tư

Để đi đến quyết định đầu tƣ, chủ đầu tƣ không thể không tính đến khả năng tài chính để thực hiện đầu tƣ. Mỗi chủ đầu tƣ chỉ có nguồn tài chính để đầu tƣ ở giới hạn nhất định, chủ đầu tƣ không thể quyết định đầu tƣ thực hiện các dự án vƣợt xa khả năng tài chính của mình, đây là một yếu tố nội tại chi phối việc quyết định đầu tƣ. Do vậy, khi đƣa ra một chính sách cơ chế quản lý đầu tƣ và xây dựng không thể chú ý đến các giải pháp quản lý và huy động vốn đầu tƣ cho dự án. Trong điều kiện của nƣớc ta ở giai đoạn hiện nay, ảnh hƣởng này có tác động không nhỏ đến hiệu quả kinh tế của dự án, nếu khả năng tài chính của chủ đầu tƣ không tốt, các dự án sẽ kém hiểu quả, công tác quản lý vốn đầu tƣ xây dựng cơ bản từ NSNN khó thực hiện tốt, hiệu quả sẽ kém.

b. Nhân tố con người

Nhân tố con ngƣời là nhân tố vô cùng quan trọng đối với công tác quản lý vốn đầu tƣ xây dựng cơ bản, bởi vì cho dù khi đã có cơ chế chính sách đúng, môi trƣờng đầu tƣ thuận lợi nhƣng năng lực quản lý đầu tƣ xây dựng yếu kém, luôn có xu hƣớng tìm kẽ hở trong chính sách để tham nhũng thì công tác quản lý vốn sẽ không đạt đƣợc hiệu quả mong muốn. Các biểu hiện của những hạn chế trong nhân tố con ngƣời đối với quản lý vốn đầu tƣ XDCB:

Chất lƣợng công tác quy hoạch thấp, quy hoạch chƣa thực sự đi trƣớc một bƣớc để làm căn cứ xác định địa điểm xây dựng cho dự án đầu tƣ, nên quyết định đầu tƣ thiếu chính xác. Vì thế không ít dự án khi xây dựng chƣa có quy hoạch tổng thể nên các công trình phải dịch chuyển địa điểm gây tổn thất, lãng phí, hiệu quả đầu tƣ thấp. Hiện tƣợng khá phổ biến khác là nhiều cấp có

thẩm quyền khi ra các quyết định liên quan đến chủ trƣơng đầu tƣ nhƣ tổng dự toán, dự toán chi tiết thiếu chính xác nên đƣa đến hiện tƣợng phổ biến là thƣờng phải điều chỉnh bổ sung.

-Bố trí công trình hàng năm quá phân tán làm lu mờ mục tiêu chiến lƣợc: Bố trí kế hoạch quá phân tán, hàng năm số dự án, công trình đƣa vào kế hoạch đầu tƣ quá lớn. Do vậy thời gian thi công bị kéo dài, hiệu quả thấp. Các công trình có khối lƣợng thực hiện quá lớn lại đƣợc bố trí kế hoạch năm sau thấp, nên kéo dài niên độ thực hiện kế hoạch của các dự án, công trình.

Việc quản lý nhân sự trong công tác thực hiện dự án là yếu tố quan trọng ảnh hƣởng đến công tác quản lý chi phí đầu tƣ xây dựng công trình. Có một sự tƣơng đồng khá lớn giữa các bên trong việc nhận định các yếu tố ảnh hƣởng đến chậm trễ và vƣợt chi phí của dự án trong giai đoạn thi công, trong đó 4 yếu tố hàng đầu là: Yếu kém của Ban/công tác QLDA; tổ chức quản lý và giám sát yếu kém; khả năng tài chính của Chủ đầu tƣ; khả năng tài chính của nhà thầu đƣợc sự đồng ý rất cao giữa các bên. Giữa Chủ đầu tƣ và nhà thầu có một sự khác biệt giữa yếu tố đứng đầu: Khả năng tài chính của Chủ đầu tƣ đối với nhà thầu; khả năng tài chính của nhà thầu đối với Chủ đầu tƣ, điều này cũng là một điều dễ hiểu do mối quan hệ và sự kỳ vọng giữa hai bên trong dự án. Trình độ, kỹ thuật, tay nghề của con ngƣời trong việc quản lý và xây dựng ảnh hƣởng rõ đến công tác quản lý chi phi xây dựng công trình, nhân tố con ngƣời quyết định tới hiệu quả của công tác quản lý vốn đầu tƣ xây dựng cơ bản từ NSNN.

c. Đặc điểm sản phẩm xây dựng

Các sản phẩm xây dựng có những đặc điểm chủ yếu sau:

-Sản phẩm xây dựng có tính chất cố định, nơi sản xuất gắn liền với nơi tiêu thụ sản phẩm, phụ thuộc trực tiếp vào điều kiện, địa chất, thủy văn, khí hậu.

Chất lƣợng và giá cả (chi phí xây dựng) sản phẩm chịu ảnh hƣởng trực tiếp của các điều kiện tự nhiên.

Do vậy, để giảm thiểu lãng phí, thất thoát do nguyên nhân khách quan bởi các tác động trên đòi hỏi trƣớc khi xây dựng phải làm thật tốt công tác chuẩn bị đầu tƣ và chuẩn bị xây dựng, Đặc điểm này đòi hỏi cần có giải pháp tài chính để kiểm tra việc sử dụng và quản lý vốn đầu tƣ XDCB ngay từ khâu đầu tiên là xác định chủ trƣơng đầu tƣ, lựa chọn địa điểm, điều tra khảo sát, thăm dò... để dự án đầu tƣ đảm bảo tính khả thi cao.

- Sản phẩm xây dựng có quy mô lớn, kết cấu phức tạp

Sản phẩm xây dựng với tƣ cách là công trình xây dựng đã hoàn chỉnh mang tính chất là tài sản cố định , kết cấu của sản phẩm phức tạp, các bộ phận công trình có yêu cầu kỹ thuật khác nhau,đòi hỏi khối lƣợng vốn đầu tƣ , vật tƣ lao động, máy thi công nhiều...khác nhau. Do vậy trong quản lý vốn trong hoạt động đầu tƣ XDCB phải nâng cao chất lƣợng công tác kế hoạch hoá vốn đầu tƣ, lập định mức kinh tế kỹ thuật và quản lý theo định mức.

-Sản phẩm xây dựng có thời gian sử dụng lâu dài và chất lƣợng của nó có ý nghĩa quyết định đến hiệu quả hoạt động của các ngành khác.

-Sản phẩm xây dựng mang tính tổng hợp về kỹ thuật, kinh tế, xã hội, văn hoá nghệ thuật và quốc phòng. Đặc điểm này dễ dẫn đến phát sinh các mâu thuẫn, mất cân đối trong phối hợp đồng bộ giữa các khâu công tác trong quá trình chuẩn bị cũng nhƣ quá trình thi công.

-Sản phẩm xây dựng có tính chất đơn chiếc, riêng lẻ

Mỗi sản phẩm đều có thiết kế riêng theo yêu cầu của nhiệm vụ thiết kế. Mỗi công trình có yêu cầu riêng về công nghệ, về tiện nghi, về mỹ quan, về an toàn. Do đó khối lƣợng của mỗi công trình đều khác nhau, mặc dù về hình thức có thể giống nhau khi xây dựng trên những địa điểm khác nhau, sản phẩm xây dựng càng lớn, giá trị càng cao càng khó quản lý vốn đầu tƣ xây

dựng cơ bản, do đó khi thực hiện sản phẩm cẩn phải cụ thể và chi tiết, có kế hoạch tốt cho hoạt động quản lý vốn đầu tƣ xây dựng cơ bản từ ngân sách Nhà nƣớc.

d. Công tác lựa chọn các nhà thầu tư vấn lập dự án, thiết kế, thi công, giám sát thi công xây dựng công trình

Do năng lực của các nhà thầu tƣ vấn chƣa đáp ứng kịp thời với những thay đổi của chế độ chính sách, chƣa phân tích đƣợc các yếu tố tác động từ bên ngoài cũng nhƣ nội lực của dự án, dẫn đến quá trình thực hiện dự án phải điều chỉnh, bổ sung thiết kế... Công tác lựa chọn nhà thầu thi công còn chƣa công bằng xác thực, vẫn còn tình trạng chỉ định thầu hoặc sắp đặt cho các đơn vị thi công có năng lực yếu không đáp ứng đƣợc nhu cầu của dự án dẫn đến kéo dài thời gian thực hiện dự án, đồng nghĩa với chi phí thực hiện dự án sẽ tăng cao.

Do biến động của cơ chế thị trƣờng và giá trị đồng tiền luôn trƣợt giá theo thời gian thi công. Một số dự án lại chia làm nhiều giai đoạn thi công khác nhau. Trong quá trình thi công kéo dài dẫn đến chi phí tăng cao nhƣng chi phí dự phòng trong công tác lập tổng mức đầu tƣ dự án ban đầu không đủ để thực hiện dự án, vì vậy phải điều chỉnh tổng mức đầu tƣ, một số dự án điều chỉnh còn chậm do thiếu nguồn vốn vì vậy dự án đi vào quản lý sử dụng không đồng bộ dẫn đến hiệu quả của dự án không cao, gây lãng phí nguồn kinh phí của nhà nƣớc đã đầu tƣ.

Kiểm soát chất lƣợng khảo sát, thiết kế là yếu tố quan trọng đảm bảo hiệu quả đầu tƣ và chất lƣợng công trình. Chất lƣợng tài liệu khảo sát tốt sẽ có hồ sơ thiết kế phù hợp với thực tế, không phải điều chỉnh, bổ sung phát sinh quá trình thi công. Chất lƣợng hồ sơ thiết kế tốt là yếu tố quan trọng để có thành phẩm là công trình đáp ứng hai yếu tố kinh tế và kỹ thuật.

Giám sát thi công xây dựng công trình là một trong hoạt động giám sát xây dựng để theo dõi, kiểm tra về chất lƣợng, khối lƣợng, tiến độ xây dựng, an toàn lao động và vệ sinh môi trƣờng trong thi công xây dựng công trình theo đúng hợp đồng kinh tế, thiết kế đƣợc duyệt và các tiêu chuẩn kỹ thuật hiện hành, các điều kiện kỹ thuật của công trình. Giám sát thi công xây dựng giúp phòng ngừa các sai sót dẫn đến hƣ hỏng hay sự cố. Giám sát thi công xây dựng công trình có nhiệm vụ theo dõi – kiểm tra – xử lý – nghiệm thu – báo cáo các công việc liên quan tại công trƣờng. Mặc dù vậy trong công tác giám sát chất lƣợng công trình một số cán bộ thực sự sát sao với công việc, chƣa nắm vững đƣợc quy trình quản lý giám sát, mặt khác cũng do điều kiện công trình thi công theo tuyến dài lên cán bộ giám sát không thể có mặt ở tất cả các điểm đang thi công. Nhà thầu và những tƣ vấn, giám sát thi công quyết định tới hiệu quả sử sụng vốn, nếu nhà thầu tốt, tƣ vấn tốt, giám sát tốt công trình ít sai sót, tiết kiệm đƣợc chi phí vốn đầu tƣ xây dựng cơ bản do đó công tác quản lý vốn đầu tƣ xây dựng cơ bản sẽ tốt hơn.

1.2.4.1. Nhân tố bên ngoài

a. Cơ chế quản lý đầu tư xây dựng

Cơ chế quản lý đầu tƣ và xây dựng là các quy định của Nhà nƣớc thông qua các cơ quan có thẩm quyền về các nội dung quản lý làm chế tài để quản lý hoạt động đầu tƣ và xây dựng. Nếu cơ chế quản lý đầu tƣ và xây dựng mang tính đồng bộ cao sẽ là nhân tố quan trọng thúc đẩy nhanh hoạt động đầu tƣ xây dựng, tiết kiệm trong việc quản lý vốn đầu tƣ cho XDCB, ngƣợc lại nếu chủ trƣơng đầu tƣ thƣờng xuyên bị thay đổi sẽ gây ra những lãng phí to lớn đối với nguồn vốn đầu tƣ cho XDCB.

Mặc dù Chính phủ và các Bộ, ngành đã có nhiều cố gắng nghiên cứu sửa đổi bổ sung các cơ chế chính sách cho phù hợp hơn trong điều kiện nền kinh

tế thị trƣờng song cơ chế, chính sách quản lý kinh tế nói chung, quản lý đầu tƣ và xây dựng nói riêng vẫn chƣa theo kịp thực tế cuộc sống.

Một phần của tài liệu (LUẬN văn THẠC sĩ) quản lý vốn đầu tư xây dựng cơ bản từ ngân sách nhà nước tại bộ nội vụ ở việt nam (Trang 29 - 42)

Tải bản đầy đủ (PDF)

(82 trang)