CHƢƠNG 2 : PHƢƠNG PHÁP NGHIÊN CỨU
3.2. THỰC TIỄN QUẢN LÝ NHÀ NƢỚC ĐỐI VỚI DOANH NGHIỆP VỪA
3.2.3. Ban hành và thực thi các chính sách ƣu đãi đối với doanh nghiệp vừa và
vừa và nhỏ
Để các doanh nghiệp nói chung và DNVVN nói riêng tồn tại và phát triển, vấn đề tạo môi trƣờng kinh doanh thuận lợi cũng nhƣ việc ban hành và thực thi các chính sách ƣu đãi là vô cùng cần thiết. Điều này đã đƣợc khẳng định tại Đại hội Đảng bộ Thành phố Hà Nội lần thứ XV năm 2010: “Xây dựng, điều chỉnh, bổ sung kịp thời các cơ chế, chính sách, bảo đảm thống nhất, đồng bộ, phù hợp với thực tiễn. Tiếp tục hoàn thiện môi trường sản xuất, kinh doanh bảo đảm bình đẳng, minh bạch, an toàn, hiệu quả và công khai đối với doanh nghiệp và công dân. Chủ động đối thoại, tháo gỡ khó khăn, tạo điều kiện thuận lợi cho các nhà đầu tư”.
Thành phố đã triển khai Luật doanh nghiệp, Nghị quyết số 14-NQ/TW của Trung ƣơng Đảng (khóa IX) về ―Tiếp tục đổi mới cơ chế, chính sách nhằm khuyến khích và tạo điều kiện cho phát triển kinh tế tư nhân‖, triển khai các Nghị quyết của Chính phủ, đặc biệt giải quyết các vấn đề ổn định kinh tế vĩ mô đối với khu vực kinh tế tƣ nhân trong bối cảnh khủng hoảng và suy giảm kinh tế hiện nay (ngân sách Thành phố dành 50 tỷ đồng hỗ trợ doanh nghiệp xúc tiến thƣơng mại, 100 tỷ đồng hỗ trợ lãi suất); ban hành cơ chế, chính sách đơn giản hóa thủ tục cấp giấy đăng ký kinh doanh, hỗ trợ cho vay với lãi suất ƣu đãi trƣớc và sau đầu tƣ, chính sách khoanh hoặc giãn nợ cho các doanh nghiệp khó khăn trong sản xuất-kinh doanh, chính sách hỗ trợ mặt bằng sản xuất-kinh doanh…). Trong giai đoạn 2010 - 2014, Hà Nội đã tích cực xây dựng môi trƣờng kinh doanh năng động nhằm thu hút các doanh nghiệp đầu tƣ và phát triển sản xuất kinh doanh trên địa bàn bằng hàng loại các cơ chế, chính sách ƣu đãi, hỗ trợ hiểu quả:
- Công tác cải cách hành chính: Hà Nội đẩy mạnh công tác cải cách hành
chính, thực hiện chế độ ―một cửa‖ liên thông bằng cách chủ động, bố trí, sắp xếp cán bộ có năng lực, có trách nhiệm trong hƣớng dẫn chuẩn bị hồ sơ, tiếp nhận, xử lý các
thủ tục hành chính bảo đảm đúng tiến độ theo quy định. Bảo đảm cắt giảm tối thiểu 25% chi phí tuân thủ đối với quy định, thủ tục hành chính liên quan. Rà soát, chuẩn hóa các thủ tục hành chính thuộc phạm vi chức năng quản lý, thẩm quyền giải quyết của các ngành, địa phƣơng, bảo đảm 100% thủ tục hành chính đƣợc chuẩn hóa, kịp thời công bố, công khai trên Cơ sở dữ liệu quốc gia, Cổng giao tiếp điện tử Thành phố và cổng/trang thông tin điện tử của các sở, ban, ngành, UBND các quận, huyện, thị xã về thủ tục hành chính và niêm yết đồng bộ, thống nhất tại nơi tiếp nhận, giải quyết thủ tục hành chính.
Trong giai đoạn 2010 - 2014, Thành phố đã ban hành trên 600 văn bản quy phạm pháp luật liên quan đến các lĩnh vực nhằm hoàn thiện thể chế kinh tế thị trƣờng. Đặc biệt sau khi Hà Nội mở rộng địa giới hành chính (2008), Thành phố đã khẩn trƣơng tiến hành rà soát, hệ thống hóa và thực hiện nhất thể hóa hệ thống văn bản quy phạm pháp luật để thực hiện thống nhất trong toàn Thành phố (rà soát 1482 văn bản quy phạm pháp luật gồm 1304 văn bản của Hà Nội, 178 văn bản của Hà Tây cũ, trong đó có 80 Nghị quyết của HĐND, 1262 Quyết định, 140 Chỉ thị). Các cấp, các ngành của Thành phố đã rà soát, chuẩn hóa và niêm yết công khai thủ tục hành chính trong đầu tƣ xây dựng, thành lập doanh nghiệp.
Trong quá trình triển khai thi hành Luật Doanh nghiệp (2005) dƣới sự chỉ đạo của Thành ủy, UBND Thành phố đã ban hành nhiều văn bản liên quan đến cải cách hành chính trong thành lập doanh nghiệp. Theo Quyết định số 112/2009/QĐ- UBND, Sở Kế hoạch-Đầu tƣ đã chủ động phối hợp với các cơ quan liên quan để đảm bảo cấp giấy chứng nhận ĐKKD và đăng ký thuế cho doanh nghiệp trong vòng 5 ngày làm việc, tiết kiệm cho doanh nghiệp 2/3 thời gian làm thủ tục đăng ký kinh doanh so với trƣớc đây. Chỉ tính giai đoạn 2008-2012, trên địa bàn Thành phố đã có hơn 81.055 doanh nghiệp đăng ký thành lập với tổng số vốn đăng ký hơn 1.144.059 tỷ đồng; Riêng năm 2013, có 14.862 doanh nghiệp đăng ký thành lập theo Luật Doanh nghiệp với số vốn khoảng 109 nghìn tỷ đồng.
Thành phố chỉ đạo các sở, ban, ngành; UBND các quận, huyện, thị xã theo chức năng, nhiệm vụ đƣợc giao: Tổ chức thực hiện có hiệu quả các Luật mới ban
hành nhƣ Luật Doanh nghiệp, Luật Đầu tƣ công, Luật Đấu thầu, Luật Phá sản... làm cho thị trƣờng vận hành tốt hơn, hiệu quả hơn; Rà soát, đề xuất sửa đổi, bổ sung các văn bản pháp luật, cơ chế chính sách, tháo gỡ vƣớng mắc, tạo môi trƣờng đầu tƣ kinh doanh thuận lợi, bình đẳng, minh bạch cho doanh nghiệp và ngƣời dân. Bảo vệ quyền sở hữu tài sản hợp pháp và quyền tự do kinh doanh của ngƣời dân, doanh nghiệp theo quy định của pháp luật; tạo môi trƣờng đầu tƣ kinh doanh an toàn, thuận lợi; kiểm soát tốt độc quyền kinh doanh. Đẩy mạnh tái cơ cấu, sắp xếp lại doanh nghiệp nhà nƣớc và đổi mới cơ chế, chính sách, nâng cao năng lực, hiệu quả sản xuất kinh doanh của doanh nghiệp nhà nƣớc.
Đẩy mạnh việc công khai, minh bạch hoá thông tin, cập nhật và hƣớng dẫn rõ ràng các quyết định, chính sách, quy định về thủ tục hành chính liên quan đến công dân, doanh nghiệp, tập trung trên các lĩnh vực quản lý xây dựng, đất đai, cấp giấy phép đầu tƣ, thành lập doanh nghiệp, kê khai và nộp thuế, phí và lệ phí, hải quan. Đẩy mạnh công tác xây dựng chính quyền điện tử. Phát triển dịch vụ công trực tuyến mức độ 3, 4; tăng tỷ lệ giải quyết thủ tục hồ sơ hành chính qua mạng. Từng bƣớc triển khai xây dựng hệ thống cơ sở dữ liệu về dân cƣ, đất đai, doanh nghiệp.
- Hà Nội tăng cường triển khai nhiều biện pháp hỗ trợ, giúp đỡ doanh nghiệp
được thụ hướng các chính sách ưu đãi về thuế. Đó là đƣợc gia hạn thời gian nộp thuế
thu nhập doanh nghiệp, giá trị gia tăng và giảm 50% tiền thuê đất năm 2013-2014 cho các tổ chức kinh tế, hộ gia đình, các nhân đủ tiêu chuẩn theo quy định. Sau khi Nghị quyết số 02/NQ-CP về một số giải pháp tháo gỡ khó khăn cho sản xuất kinh doanh, hỗ trợ thị trƣơng, giải quyết nợ xấu. Cục Thuế Thành phố Hà Nội đã khẩn trƣơng triển khai nhiều biện pháp nhằm giúp doanh nghiệp trên địa bàn sớm tiếp cận chính sách thuế mới. Đồng thời, chỉ đạo các đơn vị trực thuộc hỗ trợ, giải đáp kịp thời những vƣớng mắc của doanh nghiệp, hỗ trợ ngƣời nộp thuế hiểu và nắm rõ các quy định, bảo đảm việc giảm, gia hạn thuế đƣợc thực hiện đúng đối tƣợng.
- Hà Nội tăng cường hỗ trợ vốn cho các DNVVN trên địa bàn thông qua Chƣơng trình kết nối ngân hàng và doanh nghiệp nhằm mục đích gắn kết giữa cơ quan QLNN, doanh nghiệp và ngân hàng thƣơng mại dƣới hình thức ký kết hỗ trợ
vốn vay, tháo gỡ khó khăn cho doanh nghiệp. Theo đó, các ngân hàng thƣơng mại trên địa bàn đã thực hiện nhiều đợt cắt giảm lãi suất áp dụng cho các doanh nghiệp ở mức từ 6 - 10% tùy theo thỏa thuận với ngân hàng, năng lực tài chính và hiệu quả sản xuất kinh doanh của doanh nghiệp. Đối với các dự án đầu tƣ trực tiếp nƣớc ngoài, Hà Nội cũng hỗ trợ lãi suất sau đầu tƣ đối với các khoản vay trung và dài hạn (từ 1 năm trở lên) bằng Việt Nam đồng cho các doanh nghiệp có trụ sở chính ở Hà Nội, sử dụng nguồn vốn vay của các tổ chức tín dụng để thực hiện các dự án đầu tƣ mới, đầu tƣ chiều sâu, mở rộng dự án, đổi mới công nghệ, thiết bị…mức hỗ trợ lãi suất là 0,2%/tháng. Đây là một trong những động thái mà thành phố Hà Nội thực hiện nhằm tháo gỡ khó khăn cho doanh nghiệp trong hoạt động đầu tƣ và sản xuất kinh doanh trong bối cảnh kinh tế phục hồi chậm.
- Đối với chính sách hỗ trợ, đào tạo nguồn nhân lực cho các doanh nghiệp
trên địa bàn cũng được thành phố quan tâm.
Chính quyền thành phố đã triển khai Thông tƣ liên tịch 05/2011/TTLT- BKHĐT-BTC của Bộ Kế hoạch và Đầu tƣ và Bộ Tài chính về hƣớng dẫn trợ giúp đào tạo, bồi dƣỡng nguồn nhân lực cho các DNVVN. Trong đó, thành phố hỗ trợ một phần kinh phí và các DNVVN, cá nhân tham gia đào tạo đóng góp một phần kinh phí, bƣớc đầu đáp ứng đƣợc một phần nhu cầu cấp thiết về đào tạo, bồi dƣỡng nguồn nhân lực từ phía các DNVVN nhằm nâng cao kiến thức khởi sự doanh nghiệp, đặc biệt là nâng cao kỹ năng quản trị kinh phí đào tạo (tối đa 50% tổng kinh phí một khóa đào tạo) đã tạo điều kiện tƣơng đối thuận lợi cho DNVVN tham gia vào quá trình đào tạo, bồi dƣỡng nguồn nhân lực.
- Thành phố còn ban hành các chương trình, kế hoạch, cơ chế, chính sách phát triển KHCN, chú trọng đầu tư cho dự án, đề án, đề tài nghiên cứu khoa học thí
nghiệm, ứng dụng phục vụ sản xuất - kinh doanh. Đặc biệt, từ đại hội XIV, XV của
Đảng bộ Thành phố đã xác định phƣơng hƣớng ― Đi đầu phát triển kinh tế tri thức”, Hà Nội ban hành các quy chế thu hút và sử dụng nhân tài; quy chế khuyến khích và ƣu đãi các nhà nghiên cứu và chuyên gia đầu ngành; thực hiện các chính sách tôn vinh, khen thƣởng tập thể, cá nhân các nhà khoa học, chuyên gia, học sinh, sinh
viên giỏi, tốt nghiệp thủ khoa, các nghệ nhân…, hoàn thành xây dựng Trung tâm giao dịch công nghệ Hà Nội và tổ chức thƣờng xuyên các chợ công nghệ (Tech Mart), xây dựng Trung tâm công nghệ sinh học, công nghệ thực phẩm, công nghệ thông tin…Triển khai xây dựng các khu công nghệ cao, hoàn thành trung tâm giao dịch công nghệ thông tin thành phố và nghiên cứu ứng dụng công nghệ mạng. Đây là những kênh hỗ trợ tích cực cho doanh nghiệp đổi mới công nghệ, nâng cao chất lƣợng sản phẩm và sức cạnh tranh với chi phí thấp, giúp kết nối cung - cầu, tìm hiểu, đặt hàng, giao dịch mua bán, chuyển giao công nghệ, thiết bị; giúp các doanh nghiệp tìm đƣợc bạn hàng, đối tác một cách nhanh chóng, giảm chi phí tìm kiếm, quảng cáo, giao dịch, tham gia hội nhập quốc tế.