CHƢƠNG 2 : PHƢƠNG PHÁP NGHIÊN CỨU
3.2. THỰC TIỄN QUẢN LÝ NHÀ NƢỚC ĐỐI VỚI DOANH NGHIỆP VỪA
3.2.5. Công tác tổ chức bộ máy quản lý nhà nƣớc đối với doanh nghiệp vừa và
và nhỏ
- Về cơ cấu bộ máy và chức năng, nhiệm vụ, quyền hạn của các cơ quan quản lý nhà nước đối với doanh nghiệp vừa và nhỏ:
Sơ đồ 3.1: Tổ chức bộ máy quản lý nhà nƣớc đối với DNVVN
CHÍNH PHỦ BỘ, CƠ QUAN NGANG BỘ CÁC CƠ QUAN CHUYÊN MÔN DNVVN PHÕNG ĐKKD UBND CẤP HUYỆN, XÃ UBND THÀNH PHỐ SỞ KẾ HOẠCH ĐẦU TƢ
Chính phủ thống nhất QLNN đối với DNVVN nói chung và DNVVN nói riêng; chỉ định một cơ quan chịu trách nhiệm trƣớc Chính phủ chủ trì phối hợp với các bộ, ngành khác thực hiện QLNN đối với DNVVN.
Các Bộ, các cơ quan ngang Bộ chịu trách nhiệm trƣớc Chính phủ về việc thực hiện nhiệm vụ đƣợc phân công trong QLNN đối với DNVVN, trong phạm vi nhiệm vụ, quyền hạn đƣợc phân công có trách nhiệm:
+ Đánh giá lại theo định kỳ hoặc theo yêu cầu của hiệp hội DNVVN các điều kiện kinh doanh thuộc quyền QLNN; kiến nghị bãi bỏ các điều kiện kinh doanh không còn cần thiết; sửa đối các điều kiện kinh doanh bất hợp lý; trình Chính phủ ban hành điều kiện kinh doanh mới bảo đảm yêu cầu thực hiện nhiệm vụ QLNN đƣợc phân công;
+ Hƣớng dẫn thực hiện pháp luật về điều kiện kinh doanh; kiểm tra, thanh tra, xử lý vi phạm việc chấp hành các điều kiện kinh doanh thuộc thẩm quyền QLNN;
+ Tuyên truyền, phổ biến các văn bản pháp luật;
+ Tổ chức quản lý hoạt động kinh doanh các ngành, nghề kinh doanh có điều kiện; kiểm tra, kiểm soát và xử lý ô nhiễm môi trƣờng, bảo vệ môi trƣờng, bảo đảm an toàn vệ sinh thực phẩm, an toàn vệ sinh lao động;
+ Xây dựng hệ thống Tiêu chuẩn Việt Nam; kiểm tra, thanh tra, xử lý vi phạm việc thực hiện tiêu chuẩn chất lƣợng hàng hóa và dịch vụ theo hệ thống Tiêu chuẩn chất lƣợng Việt Nam;
+ Thực hiện các quyền và trách nhiệm khác theo quy định.
Ủy ban nhân dân thành phố Hà Nội là cơ quan cấp địa phƣơng cao nhất có
nhiệm vụ triển khai thực hiện các văn bản của trung ƣơng liên quan đến DNVVN, ban hành các chính sách, tạo môi trƣờng hoạt động, hỗ trợ và điều tiết hoạt động cho các DNVVN trên địa bàn.
+ Chỉ đạo các cơ quan chuyên môn trực thuộc và Ủy ban nhân dân huyện, quận, thị xã, thành phố tỉnh cung cấp thông tin doanh nghiệp; giải quyết khó khăn, cản trở trong đầu tƣ và hỗ trợ phát triển doanh nghiệp trong phạm vi thẩm quyền; tổ chức kiểm tra, thanh tra doanh nghiệp và xử lý vi phạm theo quy định của pháp luật;
+ Tổ chức đăng ký kinh doanh và thực hiện quản lý doanh nghiệp, hộ kinh doanh theo các nội dung đăng ký kinh doanh; xử lý hành chính các hành vi vi phạm Luật này và pháp luật có liên quan;
+ Chỉ đạo các cơ quan chuyên môn trực thuộc và Ủy ban nhân dân huyện, quận, thị xã, thành phố thuộc tỉnh thực hiện các quy định của pháp luật về thuế, các điều kiện kinh doanh theo quy định của pháp luật và hƣớng dẫn tƣơng ứng của các bộ, cơ quan ngang bộ; trực tiếp xử lý hoặc kiến nghị cơ quan có thẩm quyền xử lý các vi phạm quy định về QLNN trong lĩnh vực này;
+ Tổ chức cơ quan đăng ký kinh doanh, quyết định biên chế cơ quan đăng ký kinh doanh tỉnh, thành phố trực thuộc trung ƣơng; chỉ đạo và hƣớng dẫn Ủy ban nhân dân huyện, quận, thị xã, thành phố thuộc tỉnh và Ủy ban nhân dân xã, phƣờng, thị trấn xử lý vi phạm hành chính trong đăng kí kinh doanh.
Sở Kế hoạch và Đầu tư thành phố Hà Nội có chức năng tham mƣu giúp UBND QLNN, tổ chức thực hiện và đề xuất về cơ chế, chính sách quản lý liên quan đến DNVVN trên địa bàn thành phố.
Phòng Đăng ký kinh doanh là cơ quan hành chính thuộc Sở Kế hoạch và Đầu
tƣ Thành phố Hà Nội, có tƣ cách pháp nhân, có con dấu và tài khoản riêng do UBND Thành phố quyết định thành lập; phòng Đăng ký kinh doanh giúp việc cho Giám đốc Sở trong lĩnh vực Đăng ký kinh doanh trên địa bàn thành phố.
+ Nhận hồ sơ đăng ký kinh doanh; xem xét tính hợp lệ của hồ sơ đăng ký kinh doanh và cấp hoặc từ chối cấp Giấy chứng nhận đăng kí kinh doanh cho doanh nghiệp;
+ Phối hợp xây dựng, quản lý, vận hành hệ thống thông tin về đăng kí kinh doanh trong phạm vi Thành phố; cung cấp thông tin về đăng ký kinh doanh trong phạm vi Thành phố; cung cấp thông tin về đăng ký kinh doanh trong phạm vi Thành phố cho Ủy ban nhân dân Thành phố, Cục thuế Thành phố, các cơ quan có liên quan và Cục phát triển doanh nghiệp nhỏ và vừa thuộc Bộ Kế hoạch và Đầu tƣ theo định kỳ, cho các tổ chức, cá nhân có yêu cầu.
+ Yêu cầu doanh nghiệp báo cáo tình hình kinh doanh của doanh nghiệp khi xét thấy cần thiết cho việc thực hiện các quy định của Luật Doanh nghiệp; đôn đốc việc thực hiện chế độ báo cáo hàng năm của doanh nghiệp.
+ Trực tiếp kiểm tra hoặc đề nghị cơ quan nhà nƣớc có thẩm quyền kiểm tra doanh nghiệp theo một nội dung trong hồ sơ đăng ký kinh doanh; hƣớng dẫn doanh nghiệp và ngƣời thành lập doanh nghiệp về trình tự, thủ tục đăng ký kinh doanh.
+ Yêu cầu doanh nghiệp tạm ngừng kinh doanh ngành, nghề kinh doanh có điều kiện khi phát hiện doanh nghiệp không có đủ điều kiện theo quy định của pháp luật.
+ Thu hồi Giấy chứng nhận đăng ký kinh doanh đối với doanh nghiệp trong các trƣờng hợp quy định tại khoản 2 Điều 165 của Luật Doanh nghiệp.
+ Đăng ký kinh doanh cho các loại hình khác theo quy định của pháp luật. + Phòng đăng ký kinh doanh có trách nhiệm thực hiện theo Quyết định số 208/KH&ĐT ngày 31/10/2008 của Giám đốc Sở Kế hoạch và Đầu tƣ Thành phố Hà Nội về việc ban hành Quy chế phối hợp thực hiện công tác Đăng ký kinh doanh trong nội bộ Sở; và thực hiện Quy chế phối hợp liên ngành giải quyết đăng ký kinh doanh, đăng ký thuế và đăng ký con dấu đối với doanh nghiệp thành lập, hoạt động theo Luật doanh nghiệp trên địa bàn thành phố Hà Nội.
+ Có trách nhiệm hƣớng dẫn nghiệp vụ về đăng ký kinh doanh, những văn bản chuyên môn, nghiệp vụ, biểu mẫu phục vụ công tác đăng ký kinh doanh cho cấp quận, huyện thuộc thành phố.
+ Chủ động đề xuất các cơ chế, chính sách trong công tác đăng ký kinh doanh và quản lý doanh nghiệp sau Đăng ký kinh doanh trên địa bàn thành phố Hà Nội; trực tiếp soạn thảo các cơ chế, chính sách và văn bản quy phạm pháp luật cụ thể khi đƣợc lãnh đạo Sở giao.
+ Thực hiện các nhiệm vụ khác theo quy định của Luật Doanh nghiệp và Giám đốc Sở giao.
- Xây dựng và nâng cao trình độ cho đội ngủ cán bộ làm công tác QLNN đối với DNVVN
Trên cơ sở chức năng, nhiệm vụ của các cơ quan QLNN đối với DNVVN trên địa bàn, chính quyền thành phố đã không ngừng đổi mới, nâng cao vai trò, hiệu lực, hiệu quả QLNN nhằm tạo điều kiện cho các DNVVN hình thành và phát triển mạnh mẽ, đóng góp ngày càng quan trọng vào sự phát triển kinh tế - xã hội Thủ đô thời gian qua. Cụ thể:
UBND Thành phố đã tăng cƣờng công tác quản lý, xây dựng đội ngũ cán bộ, công chức, viên chức; phối hợp xây dựng và triển khai Đề án xác định vị trí việc làm đối với 29 quận, huyện, thị xã và 24 sở, ban, ngành của Thành phố theo quy định của Chính phủ. Tiếp tục nâng cao năng lực điều hành của UBND và các cơ quan hành chính các cấp: nghiên cứu, xây dựng cơ chế và tiếp tục phân công, phân cấp, ủy quyền cho các Sở, ban, ngành, UBND các quận, huyện, thị xã, UBND các xã, phƣờng, thị trấn giải quyết những công việc, thủ tục hành chính mà ở cấp đó đủ điều kiện đảm nhận; xác định rõ trách nhiệm, quyền hạn của ngƣời đứng đầu các cơ quan các cấp. Tăng cƣờng công tác thanh tra, kiểm tra, giám sát và đánh giá kết quả thực hiện; xác định rõ trách nhiệm từng cơ quan, đơn vị, có biện pháp bảo đảm quản lý thống nhất sau khi phân công, phân cấp, ủy quyền. Thực hiện mục tiêu, nhiệm vụ của Chƣơng trình số 01-CT/TU, Đảng đoàn HĐND, Ban Cán sự Đảng UBND Thành phố đã ban hành và triển khai thực hiện Đề án ―Nâng cao năng lực, hiệu lực, hiệu quả hoạt động của hội đồng nhân dân các cấp thành phố Hà Nội‖ và Đề án ―Nâng cao hiệu lực, hiệu quả quản lý, điều hành của hệ thống chính quyền các cấp giai đoạn 2012-2016‖. Chỉ đạo thực hiện rà soát, sắp xếp lại tổ chức bộ máy các cơ quan chuyên môn thuộc UBND Thành phố và UBND quận, huyện, thị xã theo Nghị định của Chính phủ. Chỉ đạo tiến hành rà soát tổ chức bộ máy và kết quả hoạt động của 12 đơn vị sự nghiệp trực thuộc UBND Thành phố và 423 đơn vị sự nghiệp trực thuộc các sở, ban, ngành, UBND quận, huyện, thị xã; phê duyệt đề án kiện toàn tổ chức phát triển Cụm công nghiệp thuộc quận, huyện, thị xã trên địa bàn Thành phố. Đến cuối 2012 đã thực hiện xong việc sắp xếp lại các đơn vị sự nghiệp. Ban hành quy định, hƣớng dẫn về chức năng, nhiệm vụ và bổ sung chức năng, nhiệm vụ, tổ chức bộ máy của một số cơ quan, đơn vị của Thành phố.
Chỉ đạo quyết liệt, đồng bộ xây dựng cơ quan hành chính nhà nƣớc các cấp thực sự trong sạch, vững mạnh. Hiện đại hóa công tác quản lý hành chính, tăng cƣờng ứng dụng CNTT trong hoạt động quản lý, điều hành, giải quyết thủ tục hành chính và xây dựng chính quyền điện tử. Đẩy mạnh công tác phòng chống quan liêu, tham nhũng, thực hành tiết kiệm, chống lãng phí, đặc biệt là trong công tác quản lý tài chính, tài sản công; xây dựng nếp sống văn minh công sở.
Chỉ đạo thực hiện một số biện pháp mang tính đột phá nhƣ: lấy phiếu thăm dò của tổ chức, doanh nghiệp và công dân đối với một số cơ quan hành chính để phát hiện kịp thời cơ quan, đơn vị, cá nhân có biểu hiện nhũng nhiễu, tiêu cực. Tập trung rà soát, bổ sung, hoàn thiện, nâng cao chất lƣợng hệ thống văn bản pháp quy của UBND thành phố, chuẩn hóa quy trình ban hành quyết định hành chính, đáp ứng yêu cầu quản lý, điều hành và nhiệm vụ phát triển Thủ đô trong tình hình mới. Thực hiện tốt Quy chế dân chủ ở cơ sở, công tác tiếp dân, giải quyết đơn thƣ khiếu nại, tố cáo của công dân cũng nhƣ các DNVVN trên địa bàn.
Đổi mới công tác tuyển dụng, đào tạo, bồi dƣỡng đội ngũ cán bộ, công chức, viên chức các cấp Thành phố; ƣu tiên thu hút nhân tài, trí thức giỏi, các chuyên gia đầu ngành về công tác tại thành phố. Tăng cƣờng bồi dƣỡng nghiệp vụ tin học, ngoại ngữ; đào tạo sau đại học cho một số cán bộ, công chức, viên chức có trình độ chuyên môn cao. Tập trung xây dựng, kiện toàn đội ngũ cán bộ, công chức các cấp xã đảm bảo đủ số lƣợng, có phẩm chất, đạo đức tốt, tận tụy với công việc, có trình độ chuyên môn, nghiệp vụ đạt tiêu chuẩn quy định trở lên.
Hàng năm, thành phố Hà Nội tổ chức các lớp tập huấn, bồi dƣỡng nghiệp vụ cho cán bộ công chức nhằm nâng cao hiệu quả QLNN đối với các thành phần kinh tế nói chung và DNVVN nói riêng. Ngoài ra, để nâng cao kỹ năng trong việc hỗ trợ các DNVVN cho các cán bộ QLNN trên địa bàn thành phố, trên cơ sở phối hợp với Cơ quan hợp tác quốc tế Nhật Bản (JICA) đã tổ chức các khóa học đào tạo với sự tham gia của cán bộ QLNN thực hiện công tác hỗ trợ DNVVN của Hà Nội.