ĐÁNH GIÁ CHUNG VỀ QUẢN LÝ NHÀ NƢỚC ĐỐI VỚI DOANH

Một phần của tài liệu (LUẬN VĂN THẠC SĨ) Quản lý nhà nước đối với doanh nghiệp vừa và nhỏ ở thành phố Hà Nội (Trang 77 - 116)

CHƢƠNG 2 : PHƢƠNG PHÁP NGHIÊN CỨU

3.3. ĐÁNH GIÁ CHUNG VỀ QUẢN LÝ NHÀ NƢỚC ĐỐI VỚI DOANH

NGHIỆP VỪA VÀ NHỎ TRÊN ĐỊA BÀN HÀ NỘI

3.3.1. Những thành công

Với quyết tâm cao của Đảng bộ, chính quyền thành phố Hà Nội đã vận dụng sáng tạo những chủ trƣơng, đƣờng lối chính sách của Đảng và Nhà nƣớc về việc đẩy mạnh phát triển DNVVN trong thời kỳ đổi mới với những kết quả rất đáng khích lệ.

- Công tác xây dựng chiến lược, quy hoạch, xây dựng cơ chế chính sách phát

triển Thủ đô đã và đang triển khai tích cực. Các chiến lƣợc phát triển kinh tế - xã

hội, Quy hoạch tổng thể phát triển kinh tế - xã hội, Quy hoạch chung xây dựng Thủ đô đã đƣợc chính phủ phê duyệt. Các quy hoạch phát triển các ngành, lĩnh vực, quy hoạch kinh tế - xã hội huyện, thị xã đã đƣợc triển khai lập, thẩm định và phê duyệt. Đến nay, tất cả quy hoạch phát triển kinh tế - xã hội của các huyện, thị xã đã hoàn thành phê duyệt; quy hoạch ngành, lĩnh vực cơ bản đã hoàn thành và đƣợc phê duyệt. Đến hết năm 2014, hoàn thành 60% (21/35) quy hoạch phân khu; 73% (24/33) quy hoạch chung; 100% (401/401) quy hoạch xây dựng nông thôn mới, 67% (33/49) quy hoạch chuyên ngành. Luật Thủ đô đã đƣợc Quốc hội thông qua và có hiệu lực từ ngày 1/7/2013; các quy hoạch và chiến lƣợc đã đƣợc Chính phủ thông qua và Thành phố đã triển khai thực hiện thông qua việc cụ thể hóa các cơ chế, chính sách đƣợc quy định tại Luật Thủ đô. Đến nay, Thành phố đã cụ thể hóa và ban hành 11 cơ chế, chính sách quy định tại Luật Thủ đô triển khai trên địa bàn. Đây chính là những động lực, là cơ hội để Hà Nội phát triển cả về kinh tế - xã hội, cơ sở hạ tầng và cảnh quan đô thị thể hiện ở kinh tế liên tục tăng trƣởng cao, cơ cấu kinh tế chuyển dịch theo hƣớng dịch vụ - công nghiệp - nông nghiệp, từng bƣớc phát triển nền kinh tế tri thức; quy mô kinh tế, kết cấu kinh tế - xã hội - đô thị phát triển theo hƣớng ngày càng hiện đại kể cả khu vực đô thị và nông thôn.

Với những thành tựu quan trọng về kinh tế - xã hội trong thời gian qua đã tạo điều kiện thuận lợi cho các doanh nghiệp trong và ngoài nƣớc yên tâm đầu tƣ và mở rộng sản xuất kinh doanh trên địa bàn. Với hơn 90.000 DNVVN, chiếm 25% số lƣợng DNVVN của cả nƣớc, TP luôn quan tâm và coi việc tạo điều kiện để DNVVN phát triển là nhiệm vụ quan trọng hàng đầu. Thành phố đã chỉ đạo các ngành, các cấp thực hiện quyết liệt các giải pháp điều hành thực hiện kế hoạch phát triển kinh tế- xã hội, tập trung các giải pháp đẩy mạnh sản xuất kinh doanh, tháo gỡ khó khăn cho DNVVN.

- Hà Nội đã và đang từng bước cải cách từng khâu, từng bước trong quá trình

doanh và gia nhập thị trƣờng của DNVVN trên địa bàn Hà Nội đã đƣợc rút ngắn. Hiện tại các DNVVN khởi sự kinh doanh dễ dàng hơn nhiều so với một vài năm trƣớc đây. Thủ tục, thời gian và chi phí liên quan đến việc thành lập doanh nghiệp đã thật sự đƣợc cắt giảm. Thành phố đã giảm thời gian đăng ký thành lập DNVVN từ 5 ngày xuống còn 3 ngày làm việc; đẩy mạnh cải cách hành chính liên quan đến sản xuất kinh doanh, đầu tƣ nhƣ: Thủ tục về quy hoạch, đầu tƣ, xây dựng, đất đai, tín dụng, thuế, hải quan, đăng ký kinh doanh; rút ngắn thời gian thông quan; ứng dụng công nghệ thông tin theo ISO 9001 trong các cơ quan hành chính...Hoạt động cải cách thủ tục hành chính tập trung vào việc đẩy mạnh và nâng cao hiệu quả hoạt động công khai, minh bạch các thông tin về thủ tục hành chính. Tổng số thủ tục hành chính đƣợc công khai trên Cổng giao tiếp điện tử Thành phố là 1636 thủ tục, trong đó 1243 thủ tục của các Sở, 267 thủ tục cấp huyện và 127 thủ tục cấp xã. Cơ chế một cửa, một cửa liên thông tiếp tục đƣợc các đơn vị quan tâm đẩy mạnh, đến nay 100% các sở, ngành, quận, huyện, thị xã đã thực hiện giải quyết thủ tục hành chính thông qua cơ chế một cửa, 91% số lƣợng thủ tục hành chính thuộc thẩm quyền giải quyết của các cấp đƣợc thực hiện thông qua cơ chế một cửa, một cửa liên thông.

Kết quả dễ nhận thấy nhất đó là số lƣợng các doanh nghiệp thành lập mới trong những năm qua vẫn tăng mạnh mẽ mặc dù chịu ảnh hƣởng của suy giảm kinh tế thế giới và trong nƣớc. Theo Sở Kế hoạch và Đầu tƣ Hà Nội, năm 2011 - 2014, số doanh nghiệp thành lập tƣơng ứng là 18.850, 13.350 và 14.862 doanh nghiệp, lũy kế doanh nghiệp đăng ký thành lập theo Luật doanh nghiệp từ 2010 đến nay là 61.400 doanh nghiệp. Doanh nghiệp ngừng hoạt động tăng mạnh trong năm 2012, tuy nhiên sang năm 2013, 2014 đã giảm tƣơng ứng là 14.664 doanh nghiệp, 10.262 doanh nghiệp. Kinh nghiệm quốc tế chỉ ra rằng số lƣợng DNVVN (tính trên 10.000 ngƣời dân) tỷ lệ nghịch với thời gian cần thiết để thành lập doanh nghiệp. Nếu thời gian để tiến hành ĐKKD giảm thì số lƣợng DNVVN sẽ tăng lên. Và một khu vực DNVVN lớn mạnh là điều kiện của một nền kinh tế hùng mạnh. Dựa vào những con số này, có thể thấy, việc ĐKKD dễ dàng hơn cũng là một nhân tố đảm bảo các DNVVN sẽ không tồn tại một cách phi chính thức hay trốn tránh các quy định cần

thiết của pháp luật để đảm bảo hoạt động kinh doanh an toàn, và vì vậy đảm bảo việc các doanh nghiệp sẽ thực hiện nghĩa vụ thuế.

- Các DNVVN trên địa bàn đã tiếp cận được những ưu đãi của Chính phủ và Thành phố dễ dàng hơn.

Về tiếp cận vốn: Các ngân hàng hiện nay đã sẵn sàng hơn trong việc cho các

DNVVN vay và tăng trƣởng tín dụng ngân hàng đã tăng lên đáng kể. Các sản phẩm và dịch vụ tài chính cho DNVVN cũng tăng lên bao gồm hoạt động cho thuê tài chính và một vài hoạt động bao thanh toán bắt đầu đƣợc triển khai. Tiếp cận vốn là một nhân tố đầu vào quan trọng đối với hầu hết các doanh nghiệp, bao gồm cả DNVVN, và là một nhân tố chính yếu quyết định sự phát triển mạnh mẽ và bền vững của doanh nghiệp. Điều này không có nghĩa là việc tiếp cận tài chính hiện nay đối với các DNVVN đã trở nên phong phú vì thực tế hiếm có quốc gia nào trên thế giới đạt đƣợc điều này. Trong tƣơng lai, các DNVVN sẽ cần tiếp cận nhiều hơn tới các cách thức huy động vốn dài hạn - ví dụ: huy động vốn cổ phần, hoặc các khoản vay dài hạn hơn - nhằm tạo nguồn ngân sách để đầu tƣ vào công nghệ mới, để các DNVVN tiến xa hơn trong chuỗi giá trị toàn cầu. Ngoài gói tín dụng 30.000 tỷ đồng của Chính phủ, nhiều gói tín dụng hỗ trợ DNVVN khác đã đƣợc các tổ chức tín dung trên địa bàn triển khai nhƣ: Ngân hàng Đông Nam Á (SeABank) triển khai chƣơng trình ―Ƣu đãi tăng trƣởng tín dụng khách hàng DNVVN 2015‖ với mức lãi suất ƣu đãi hấp dẫn; ngân hàng Viet Capital Bank dành 1.000 tỷ đồng hỗ trợ vốn sản xuất kinh doanh, mở rộng mặt bằng cho khách hàng DNVVN với lãi suất chỉ từ 6,5%/năm...Ngoài ra còn nhiều ngân hàng khác nhƣ: Ngân hàng VietinBank, ngân hàng BIDV, ngân hàng MB..., cũng có những gói hỗ trợ với mức lãi suất ƣu đãi cho khách hàng DNVVN.

Về xúc tiến thương mại: Thành phố cũng dành 60 tỷ đồng cho công tác xúc

tiến thƣơng mại, tạo điều kiện cho DNVVN đăng ký tham gia tiếp cận, mở rộng thị trƣờng tiêu thụ sản phẩm, nhƣ: Chƣơng trình xúc tiến thƣơng mại dành cho sản phẩm ngành công nghiệp hỗ trợ, công nghiệp chủ lực, hỗ trợ xây dựng thƣơng hiệu; hỗ trợ DNVVN, cơ sở sản xuất hàng thủ công mỹ nghệ tham gia hội chợ quốc tế

chuyên ngành thủ công mỹ nghệ tại nƣớc ngoài...Thông qua đó, nhiều DNVVN đã tìm kiếm đƣợc bạn hàng và nhiều thị trƣờng mới tiềm năng ở trong và ngoài nƣớc, góp phần đáng kể vào tỷ lệ tăng kim ngạch xuất khẩu của Thủ đô trong giai đoạn 2010 -2014, trung bình tăng 8,1%/năm.

- Thông qua triển khai Quỹ Phát triển khoa học công nghệ (KHCN), thành phố đã cắt giảm mạnh thủ tục hành chính để hỗ trợ nhiều hơn các doanh nghiệp đƣa KHCN vào cuộc sống, xóa dần khoảng cách từ chính sách đến thực tiễn.

- Hà Nội không ngừng cải thiện môi trường kinh doanh góp phần nâng cao

năng lực cạnh tranh của DNVVN. Để tạo điều kiện thuận lợi về mặt bằng sản xuất

kinh doanh cho DNVVN, Hà Nội đã xây dựng và ban hành khung giá đất sát với giá thực tế thị trƣờng; hoàn thành việc rà soát quỹ đất, kế hoạch sử dụng đất; tập trung thực hiện kế hoạch công tác cấp giấy chứng nhận quyền sử dụng đất theo kế hoạch; triển khai hoạt động Trung tâm xúc tiến Đầu tƣ — Thƣơng mại - Du lịch Thành phố tạo điều kiện giúp đỡ DNVVN và các nhà đầu tƣ trong và ngoài nƣớc đầu tƣ vào Hà Nội và tìm kiếm thị trƣờng.

Nếu nhƣ giai đoạn trƣớc năm 2010, theo bảng xếp hạng chỉ số năng lực cạnh tranh cấp tỉnh (PCI) do Phòng Thƣơng mại và Công nghiệp Việt Nam (VCCI) tiến hành điều tra, khảo sát cảm nhận của các doanh nghiệp đối với chính quyền địa phƣơng, Hà Nội luôn đứng ở vị trí thấp trong bảng xếp hạng (năm 2012 xếp thứ 51/63 tỉnh), đặc biệt, trong 10 tiêu chí VCCI đƣa ra, có các tiêu chí đạt rất thấp là tiếp cận đất đai, tính năng động, cạnh tranh bình đẳng. Đến năm 2014, Hà Nội đã có bƣớc cải thiện đáng kể chỉ số này khi xếp ở vị trí thứ 26/63 tỉnh tăng 7 bậc so với năm 2013, tăng 25 bậc so năm 2012. Các chỉ số đánh giá cải cách hành chính đều có sự cải thiện: chỉ số cải cách hành chính của thành phố Hà Nội năm 2014 đứng thứ 5/63 tỉnh, thành phố (tăng 2 bậc so với năm 2013); Chỉ số ứng dụng công nghệ thông tin xếp thứ 2; Chỉ số sẵn sàng cho phát triển và ứng dụng công nghệ thông tin xếp thứ 3 (tăng 1 bậc).

- Năng lực cạnh tranh của các DNVVN trên địa bàn đã được cải thiện đáng kể. Năng lực cạnh tranh của các DNVVN ở Việt Nam nói chung và Hà Nội nói

riêng vốn đƣợc coi là yếu, nhất là so với các doanh nghiệp có vốn đầu tƣ nƣớc ngoài. Chƣơng trình trợ giúp đào tạo nguồn nhân lực cho các DNVVN giai đoạn 2013 - 2015 thực hiện theo Quyết định số 143/2004/QĐ-TTg của Thủ tƣớng Chính phủ là một trong những chƣơng trình mang lại hiệu quả tích cực cho DNVVN. Chính phủ đã giành nhiều tỷ đồng từ ngân sách Trung ƣơng cho Chƣơng trình này để trợ giúp đào tạo về khởi sự doanh nghiệp, quản trị doanh nghiệp và đào tạo nâng cao năng lực của giảng viên. Nhận thức đƣợc vai trò ngày càng quan trọng của DNVVN, Hà Nội đã bố trí một phần ngân sách để trợ giúp các DNVVN trên địa bàn. Một số tổ chức quốc tế, các dự án trong và ngoài nƣớc triển khai thực hiện tại Hà Nội cũng giành một phần kinh phí để đào tạo nâng cao năng lực cạnh tranh cho DNVVN. Bên cạnh đó, Hà Nội còn thành lập Trung tâm hỗ trợ DNVVN thành phố Hà Nội theo Quyết định số 54/2005/QĐ-UB ngày 20/4/2005 và số 2102/QĐ-UB ngày 17/11/2008 của UBND Thành phố Hà Nội có chức năng tham mƣu giúp Giám đốc Sở Kế hoạch và Đầu tƣ triển khai các kế hoạch, chƣơng trình hỗ trợ của Chính phủ và Thành phố cho các doanh nghiệp nhỏ và vừa; trực tiếp thực hiện các hoạt động tƣ vấn, hỗ trợ, đào tạo và các dịch vụ công khác cho các DNVVN trên địa bàn Thành phố Hà Nội. Từ khi thành lập đến nay, Trung tâm hỗ trợ DNVVN đã không ngừng phát triển và ngày càng chứng tỏ vai trò của mình trong hoạt động hỗ trợ DNVVN, đặc biệt là các hoạt động trợ giúp doanh nghiệp gia nhập và tiếp cận thị trƣờng; hoạt động hỗ trợ đào tạo nguồn nhân lực cho DNVVN; và hoạt động hợp tác với các tổ chức quốc tế để trợ giúp xúc tiến phát triển DNVVN (dự án Vƣờn ƣơm doanh nghiệp chế biến và đóng gói thực phẩm). Trung tâm hỗ trợ DNVVN thực sự trở thành ngƣời bạn đồng hành của hàng vạn doanh nghiệp trong quá trình khởi sự doanh nghiệp, quản trị doanh nghiệp, góp phần vào việc tìm ra các giải pháp tháo gỡ khó khăn cho doanh nghiệp trong quá trình hoạt động cũng nhƣ nâng cao năng lực cạnh tranh cho doanh nghiệp trên địa bàn.

- Công tác thanh tra, kiểm tra cũng có nhiều đổi mới đạt kết quả tốt. Gánh

nặng trong thanh tra và kiểm tra tại các DNVVN đã đƣợc giảm nhẹ tại các DNVVN trên địa bàn do các chi phí nhằm tuân thủ các quy định là rất lớn ở các DNVVN khi

các nhà quản lý phải dành một phần đáng kể thời gian của họ cho các đợt thanh tra, kiểm tra khác nhau, đặc biệt nếu các đợt thanh tra này không thực hiện với tần suất hợp lý, hay nói cách khác là không cần thiết. Kết quả hoạt động thanh tra, kiểm tra hoạt động của các DNVVN đƣợc thể hiện rõ nét trong việc phát hiện và xử lý các hành vi vi phạm. Trong đó, có nhiều doanh nghiệp thực hiện không đúng các quy định của pháp luật nhƣ chậm nộp ngân sách nhà nƣớc, trốn thuế, kê khai thuế, nộp thuế chậm,…

3.3.2. Những hạn chế và nguyên nhân

- Kinh tế phát triển chưa toàn diện, năng suất, chất lượng, hiệu quả và sức cạnh tranh nhìn chung còn thấp so với Thủ đô các nước trong khu vực và thế giới.

Nền kinh tế vẫn phát triển theo chiều rộng, vẫn dựa nhiều vào các yếu tố tài nguyên, lao động, đầu tƣ; kinh tế tri thức, hàm lƣợng chất xám trong sản phẩm, hàng hóa còn ít nên giá trị gia tăng thấp,.. Công tác quy hoạch, xây dựng và quản lý đô thị

còn nhiều hạn chế. Công tác quy hoạch triển khai chậm, chất lƣợng quy hoạch còn

hạn chế, thiếu tính đồng bộ, tổng thể và tầm nhìn dài hạn; quản lý quy hoạch và kiến trúc đô thị còn bất cập, chƣa theo kịp sự phát triển đô thị, nhiều quy hoạch bị phá vỡ. Quy hoạch các vùng dân cƣ nông thôn còn thiếu và yếu cả về xây dựng và quản lý quy hoạch. Hệ thống kết cấu hạ tầng cũng nhƣ các điều kiện kinh tế - kỹ thuật chƣa đáp ứng yêu cầu phát triển.

- Việc thực thi pháp luật đối với DNVVN còn nhiều hạn chế, là lực cản lớn

đối với sự phát triển của DNVVN. Hệ thống pháp luật kinh doanh đang đƣợc xây

dựng và trong giai đoạn hoàn thiện còn nhiều vấn đề chƣa thống nhất giữa Trung ƣơng và thành phố, gây khó khăn cho doanh nghiệp vận dụng, chẳng hạn nhƣ vấn đề bất cập trong hợp tác đầu tƣ thành lập doanh nghiệp BOT. Tại điều 12, Nghị định số 102/2010/NĐ-CP quy định về quyền thành lập doanh nghiệp nhƣng nội dung quy định điểm a, khoản 4 của điều này lại hạn chế quyền thành lập doanh nghiệp của nhà đầu tƣ nƣớc ngoài tại Việt Nam. Điều này dẫn đến hệ lụy là cản trở thu hút đầu tƣ trong nƣớc, hạn chế quyền của nhà đầu tƣ khi hợp tác thành lập doanh nghiệp BOT. Ngoài ra, việc chứng minh năng lực tài chính cũng gây khó

khăn cho doanh nghiệp khi làm thủ tục cấp phép đầu tƣ dự án, mặc dù tại thời điểm nộp hồ sơ cấp phép đầu tƣ, số dƣ tài khoản của Công ty con đã đảm bảo số vốn đầu tƣ theo quy định và đƣợc ngân hàng xác nhận số dƣ tài khoản nhƣng Sở Kế hoạch và Đầu tƣ Hà Nội không chấp nhận và yêu cầu phải có báo cáo tài chính công ty con đã đƣợc kiểm toán. Mặt khác, việc đăng ký ngành nghề kinh doanh theo Luật

Một phần của tài liệu (LUẬN VĂN THẠC SĨ) Quản lý nhà nước đối với doanh nghiệp vừa và nhỏ ở thành phố Hà Nội (Trang 77 - 116)

Tải bản đầy đủ (PDF)

(116 trang)