1.3. NHỮNG LÝ LUẬN CƠ BẢN VỀ QUẢN LÝ NHÀ NƢỚC ĐỐI VỚ
1.3.1. Khái niệm và đặc điểm quản lý nhà nƣớc đối với doanh nghiệp vừa và nhỏ
1.3.1. Khái niệm và đặc điểm quản lý nhà nƣớc đối với doanh nghiệp vừa và nhỏ và nhỏ
1.3.1.1. Khái niệm:
- Quản lý là gì? Để nghiên cứu khái niệm quản lý nhà nƣớc, trƣớc hết cần làm
rõ khái niệm ―quản lý‖. Thuật ngữ ―quản lý” thƣờng đƣợc hiểu theo những cách khác nhau tuỳ theo góc độ khoa học khác nhau cũng nhƣ cách tiếp cận của ngƣời nghiên cứu. Quản lý là đối tƣợng nghiên cứu của nhiều ngành khoa học xã hội và khoa học tự nhiên. Mỗi lĩnh vực khoa học có định nghĩa về quản lý dƣới góc độ riêng của mình và nó phát triển ngày càng sâu rộng trong mọi hoạt động của đời sống xã hội.
Theo quan niệm của C.Mác: ―Bất kỳ lao động xã hội trực tiếp hay lao động chung nào đó mà được tiến hành tuân theo một quy mô tương đối lớn đều cần có sự quản lý ở mức độ nhiều hay ít nhằm phối hợp những hoạt động cá nhân và thực hiện những chức năng chung phát sinh từ sự vận động của toàn bộ cơ thể sản xuất, sự vận động này khác với sự vận động của các cơ quan độc lập của cơ thể đó. Một
nhạc công tự điều khiển mình, nhưng một dàn nhạc phải có nhạc trưởng”. (Các
Mác - Ph. Ăng ghen, toàn tập, tập 23, trang 23). Theo C.Mác quản lý là nhằm phối
hợp các lao động đơn lẻ để đạt đƣợc cái thống nhất của toàn bộ quá trình sản xuất. Ở đây Mác đã tiếp cận khái niệm quản lý từ góc độ mục đích của quản lý.
Theo quan niệm của các nhà khoa học nghiên cứu về quản lý hiện nay: Quản lý là sự tác động chỉ huy, điều khiển các quá trình xã hội và hành vi hoạt động của con ngƣời để chúng phát triển phù hợp với quy luật, đạt tới mục đích đã đề ra và đúng với ý trí của ngƣời quản lý. Theo cách hiểu này thì quản lý là việc tổ chức, chỉ đạo các hoạt động của xã hội nhằm đạt đƣợc một mục đích của ngƣời quản lý. Theo cách tiếp cận này, quản lý đã nói rõ lên cách thức quản lý và mục đích quản lý.
Nhƣ vậy, theo cách hiểu chung nhất thì quản lý là sự tác động của chủ thể quản lý lên đối tƣợng quản lý nhằm đạt đƣợc mục tiêu quản lý. Việc tác động theo cách nào còn tuỳ thuộc vào các góc độ khoa học khác nhau, các lĩnh vực khác nhau cũng nhƣ cách tiếp cận của ngƣời nghiên cứu.
- Quản lý nhà nước là gì?
Theo Giáo trình quản lý hành chính nhà nƣớc: ―Quản lý nhà nước là sự tác động có tổ chức và điều chỉnh bằng quyền lực Nhà nước đối với các quá trình xã hội và hành vi hoạt động của con người để duy trì và phát triển các mối quan hệ xã hội và trật tự pháp luật nhằm thực hiện những chức năng và nhiệm vụ của Nhà
nước trong công cuộc xây dựng CNXH và bảo vệ tổ quốc XHCN”. (Giáo trình quản
lý hành chính nhà nước, tập 1, trang 407).
Nhƣ vậy, quản lý nhà nƣớc là hoạt động mang tính chất quyền lực nhà nƣớc, đƣợc sửa dụng quyền lực nhà nƣớc để điều chỉnh các quan hệ xã hội. QLNN đƣợc xem là một hoạt động chức năng của nhà nƣớc trong quản lý xã hội và có thể xem là hoạt động chức năng đặc biệt. QLNN đƣợc hiểu theo hai nghĩa.
Theo nghĩa rộng: QLNN là toàn bộ hoạt động của bộ máy nhà nƣớc, từ hoạt động lập pháp, hoạt động hành pháp, đến hoạt động tƣ pháp. Theo nghĩa hẹp: QLNN chỉ bao gồm hoạt động hành pháp.
QLNN đƣợc đề cập trong đề tài này là khái niệm QLNN theo nghĩa rộng; QLNN bao gồm toàn bộ các hoạt động từ ban hành các văn bản luật, các văn bản mang tính luật đến việc chỉ đạo trực tiếp hoạt động của đối tƣợng bị quản lý và vấn đề tƣ pháp đối với đối tƣợng quản lý cần thiết của Nhà nƣớc. Hoạt động QLNN chủ yếu và trƣớc hết đƣợc thực hiện bởi tất cả các cơ quan nhà nƣớc, song có thể các tổ chức chính trị - xã hội, đoàn thể quần chúng và nhân dân trực tiếp thực hiện nếu đƣợc nhà nƣớc uỷ quyền, trao quyền thực hiện chức năng của nhà nƣớc theo quy định của pháp luật.
- Quản lý nhà nước đối với doanh nghiệp vừa và nhỏ?
QLNN đối với doanh nghiệp là sự tác động có chủ đích, có tổ chức và bằng pháp quyền nhà nƣớc lên các doanh nghiệp và vì mục tiêu phát triển kinh tế - xã hội của đất nƣớc. QLNN đối với DNVVN là sự tác động của cơ quan quyền lực nhà nƣớc bằng các phƣơng thức công quyền đối với quá trình hình thành, hoạt động và chấm dứt sự tồn tại của doanh nghiệp. QLNN đối với doanh nghiệp còn đƣợc hiểu là việc sử dụng quyền lực nhà nƣớc để can thiệp và điều chỉnh hoạt động của doanh nghiệp. Việc can thiệp và điều chỉnh của nhà nƣớc đƣợc thực hiện bằng công cụ pháp luật, chính sách, chiến lƣợc, quy hoạch, kế hoạch, bộ máy cơ quan QLNN.
Trong nền kinh tế kế hoạch hóa tập trung, nhà nƣớc sử dụng công cụ quản lý chủ yếu bằng kế hoạch, mệnh lệnh, các quyết định hành chính. Việc thành lập doanh nghiệp do nhà nƣớc quyết định và phụ thuộc vào ý chí của nhà nƣớc. Chỉ có hai loại hình doanh nghiệp đƣợc phép thành lập doanh nhà nƣớc và hợp tác xã, hoạt động của doanh nghiệp cũng đƣợc quản lý bằng các công cụ - đó là kế hoạch, quy hoạch, mệnh lệnh và các quyết định hành chính. Việc chấm dứt sự tồn tại của doanh nghiệp cũng phụ thuộc vào nhà nƣớc, với hình thức duy nhất là giải thể. Chuyển sang cơ chế thị trƣờng định hƣớng xã hội chủ nghĩa, các thực thể kinh tế tham gia vào các thị trƣờng theo quy luật của thị trƣờng. Các doanh nghiệp tự chủ quyết định sản xuất kinh doanh trong khuôn khổ pháp luật, nhà nƣớc quản lý nền kinh tế bằng pháp luật, nguyên tắc pháp quyền xã hội chủ nghĩa đƣợc đề cao.
Nhƣ vậy, QLNN đối với DNVVN là sự tác động có tổ chức và bằng quyền lực của nhà nƣớc thông qua một hệ thống các chính sách kinh tế lên các DNVVN nhằm sử dụng có hiệu quả nhất các nguồn lực phát triển kinh tế để đạt đƣợc các mục tiêu phát triển doanh nghiệp đã đặt ra.
Cần khẳng định rằng, QLNN đối với DNVVN không chỉ là các hoạt động quy hoạch, điều hành, kiểm soát sự phát triển của các DNVVN mà còn bao hàm cả hoạt động khuyến khích, hỗ trợ sự phát triển của các DNVVN. QLNN đối với DNVVN bao gồm cả việc tạo lập môi trƣờng pháp lý ổn định và bình đẳng cho các doanh nghiệp, xác lập chính sách khuyến khích đầu tƣ phát triển và biện pháp xúc tiến đầu tƣ, tạo điều kiện cho các doanh nghiệp phát triển, phối hợp đồng bộ trong việc cung cấp các nguồn nhân lực, tài lực, vật lực đảm bảo thông suốt đầu vào và đầu ra cho doanh nghiệp.
1.3.1.2. Đặc điểm của quản lý nhà nước đối với doanh nghiệp vừa và nhỏ
QLNN đối với doanh nghiệp nói chung và DNVVN nói riêng khi chuyển sang nền kinh tế thị trƣờng có những đặc điểm sau:
- QLNN đối với doanh nghiệp phải phù hợp với thể chế kinh tế thị trƣờng, lấy cơ chế thị trƣờng làm nền tảng để định hƣớng cho việc áp dụng các công cụ quản lý.
- Việc quản lý đối với doanh nghiệp đƣợc tiến hành theo các phƣơng pháp và với những công cụ khác với phƣơng pháp và công cụ quản lý ở giai đoạn trƣớc đó, pháp chế xã hội chủ nghĩa trong QLNN đối với kinh tế đƣợc tăng cƣờng. Do nền kinh tế nƣớc ta đã đƣợc đa dạng hoá về hình thức sở hữu và chuyển sang cơ chế thị trƣờng. Với đối tƣợng này, Nhà nƣớc không thể không quản lý bằng pháp luật. Tình trạng buông lỏng kỷ luật, kỷ cƣơng, sự hữu khuynh trong chức năng tổ chức, giáo dục, chức năng chuyên chính của nhiều cơ quan QLNN về kinh tế, tình trạng xem nhẹ pháp chế trong hoạt động kinh tế của nhiều doanh nhân đã làm cho trật tự kinh tế của nƣớc ta trong những năm qua có nhiều rối loạn, gây tổn thất không nhỏ cho đất nƣớc nói chung, Nhà nƣớc nói riêng, làm giảm sút nghiêm trọng uy tín và làm lu mờ quyền lực của Nhà nƣớc ta. Để khắc phục tình trạng
trên, cần phải tăng cƣờng lập pháp và tƣ pháp. Về lập pháp, phải từng bƣớc đƣa mọi quan hệ xã hội trên lĩnh vực kinh tế vào khuôn khổ pháp luật, các đạo luật phải đƣợc xây dựng đồng bộ, chính xác, có chế tài rõ ràng và đúng mức. Trong tƣ pháp, mọi việc phải nghiêm, từ khâu giám sát, phát hiện, điều tra, công tố đến khâu xét xử, thi hành án, không để xảy ra tình trạng lọt tội phạm, có tội phạm không bắt, bắt rồi không xét xử hoặc xét xử nhẹ, xử rồi không thi hành án, thi hành án nửa vời, v.v.
- Nƣớc ta đã trở thành thành viên của nhiều tổ chức quốc tế (ASEAN, APEC,…), đặc biệt ngày 01/11/2006 nƣớc ta đã trở thành thành viên thứ 150 của WTO. Ký nhiều hiệp định song phƣơng và đa phƣơng (Hiệp định thƣơng mại Việt Nam - Hoa Kỳ, Việt Nam - EU, ký và triển khai thực hiện AFTA,…). Chức năng chính của QLNN đối với doanh nghiệp nói chung và đối với DNVVN nói riêng là định hƣớng về mặt chiến lƣợc cho sự phát triển của các doanh nghiệp đƣợc thực hiện gián tiếp qua các công cụ chính sách kinh tế vĩ mô, công cụ pháp luật; hình thành môi trƣờng hoạt động cho các doanh nghiệp mà cơ bản là môi trƣờng pháp lý và thể chế; hỗ trợ và điều tiết hoạt động của các doanh nghiệp bằng các công cụ kinh tế vĩ mô; kiểm tra, giám sát sự tuân thủ pháp luật của các doanh nghiệp; tham gia khắc phục những khuyết tật của thị trƣờng. Nhà nƣớc phải đặc biệt coi trọng và thực hiện tốt chức năng hỗ trợ công dân lập thân, lập nghiệp về kinh tế, coi đó là một trong những nét đặc thù của sự đổi mới chức năng QLNN về kinh tế so với trƣớc thời kỳ đổi mới. Mục tiêu chủ yếu của QLNN đối với doanh nghiệp nói chung và đối với DNVVN nói riêng là nhằm tạo môi trƣờng hoạt động thuận lợi, bình đẳng, cạnh tranh; đảm bảo để doanh nghiệp tuân thủ pháp luật; bảo đảm hiệu lực, hiệu quả của QLNN đối với doanh nghiệp.
1.3.2. Nội dung quản lý nhà nƣớc đối với doanh nghiệp vừa và nhỏ
Trong Điều 161 của Luật doanh nghiệp có xác định, nội dung QLNN đối với doanh nghiệp đó là:
1. Ban hành, phổ biến và hƣớng dẫn thực hiện các văn bản pháp luật về doanh nghiệp và văn bản pháp luật có liên quan.
2. Tổ chức đăng ký kinh doanh; hƣớng dẫn việc đăng ký kinh doanh bảo đảm thực hiện chiến lƣợc, quy hoạch và kế hoạch định hƣớng phát triển kinh tế - xã hội.
3. Tổ chức các hoạt động đào tạo, bồi dƣỡng nghiệp vụ, nâng cao đạo đức kinh doanh cho ngƣời quản lý doanh nghiệp; phẩm chất chính trị, đạo đức, nghiệp vụ cho cán bộ QLNN đối với doanh nghiệp; đào tạo và xây dựng đội ngũ công nhân lành nghề.
4. Thực hiện chính sách ƣu đãi đối với doanh nghiệp theo định hƣớng và mục tiêu của chiến lƣợc, quy hoạch và kế hoạch phát triển kinh tế - xã hội.
5. Kiểm tra, thanh tra hoạt động kinh doanh của doanh nghiệp; xử lý các hành vi vi phạm pháp luật của doanh nghiệp, của cá nhân và tổ chức có liên quan theo quy định của pháp luật.
Trên cơ sở đó, nội dung QLNN đối với DNVVN bao gồm các nội dung cụ thể nhƣ sau:
- Thứ nhất, định hướng chiến lược, quy hoạch, kế hoạch và chính sách phát triển các DNVVN trên cả nước và từng địa phương. Đây là nội dung quan trọng của hoạt động QLNN. Hệ thống các quy hoạch, kế hoạch phát triển doanh DNVVN là những tƣ tƣởng chỉ đạo, các mục tiêu, chỉ tiêu, các mô hình, biện pháp ngắn hạn và dài hạn để định hƣớng cho sự phát triển của doanh nghiệp theo mục tiêu chung của phát triển kinh tế - xã hội, khuyến khích, trợ giúp phát triển doanh nghiệp đƣợc công khai, minh bạch, giúp doanh nghiệp phát huy hiệu quả năng lực của mình trong hoạt động đầu tƣ và phát triển kinh doanh. Công tác xúc tiến, phát triển doanh nghiệp là cơ sở để vạch ra các chính sách quản lý kinh tế và cả cơ cấu nhiệm vụ của bộ máy quản lý. Việc hoạch định chiến lƣợc nhằm vạch ra các hƣớng ƣu tiên trong phát triển các ngành mũi nhọn cũng nhƣ các ngành trọng điểm.
- Thứ hai, ban hành, phổ biến pháp luật và hướng dẫn thực hiện các văn bản pháp luật về doanh nghiệp
Pháp lý là công cụ quản lý chủ yếu khi thực hiện chức năng QLNN đối với doanh nghiệp. Cho đến nay, hệ thống pháp luật về tổ chức quản lý doanh nghiệp cho các loại hình doanh nghiệp khác nhau, trong đó có DNVVN, mọi loại hình
doanh nghiệp đƣợc đảm bảo quyền, nghĩa vụ và lợi ích hợp pháp và bình đẳng trƣớc pháp luật. Luật Doanh nghiệp và các văn bản hƣớng dẫn thi hành đã góp phần quan trọng trong việc thiết lập một khung pháp lý mới trong QLNN đối với doanh nghiệp. Việc nhà nƣớc có trách nhiệm không ngừng hoàn thiện, phổ biến các quy phạm pháp luật kinh doanh sao cho cởi mở, minh bạch và có thể dự báo sẽ vừa có tác dụng định hƣớng và quản lý thống nhất doanh nghiệp, vừa tạo lòng tin và thuận lợi cho hoạt động kinh doanh của doanh nghiệp. Đây là nội dung quản lý nhằm tuyên truyền, nâng cao hiểu biết và tiếp cận các văn bản pháp luật của Trung ƣơng cũng nhƣ địa phƣơng đến các doanh nghiệp. Các doanh nghiệp hiện nay hiểu biết về pháp luật còn hạn chế, đa số doanh nghiệp không có thói quen sử dụng dịch vụ luật sƣ khiến cho môi trƣờng pháp lý trong kinh doanh chƣa đồng đều. Ý thức về việc chấp hành pháp luật của doanh nghiệp còn thấp, việc tổ chức phổ biến luật, hƣớng dẫn thực hiện quy định của pháp luật chƣa đáp ứng đƣợc yêu cầu của thực tiễn. Doanh nghiệp còn gặp khó khăn trong việc tiếp cận các văn bản pháp lý. Đó là nguyên nhân khiến cho doanh nghiệp không ý thức đƣợc hành vi vi phạm pháp luật của mình.
- Thứ ba, xây dựng và thực thi các chính sách hỗ trợ doanh nghiệp vừa và nhỏ
Đây là nội dung quan chủ yếu của công tác QLNN đối với doanh nghiệp nói chung và DNVVN nói riêng. Căn cứ vào việc ban hành các văn bản và chính sách đối với DNVVN, nhà nƣớc lập kế hoạch xây dựng và thực thi các chính sách đó nhằm thực hiện tốt nhất công tác phát triển và QLNN đối với DNVVN. Trong đó, các quy định phải hƣớng tới không phân biệt các thành phần kinh tế, tạo môi trƣờng pháp lý cạnh tranh lành mạnh. Đặc biệt, công tác cải cách hành chính trƣớc hết để cải thiện môi trƣờng kinh doanh, tạo thuận lợi cho hoạt động của doanh nghiệp. Tiếp đó, cải cách hành chính hƣớng tới xây dựng một nền hành chính phục vụ chuyên nghiệp, tạo thuận lợi cho các doanh nghiệp, đáp ứng yêu cầu QLNN, góp phần quan trọng trong phát triển kinh tế - xã hội.
- Thứ tư, công tác kiểm tra, giám sát hoạt động của DNVVN. Đây là nội dung quan trọng nhằm theo dõi hoạt động sản xuất kinh doanh và giải quyết các vấn
đề phát sinh trong quá trình hoạt động của doanh nghiệp, kiểm soát và xử lý các vi phạm của doanh nghiệp trong việc thực hiện các quy định pháp luật của nhà nƣớc. Bên cạnh đó, trong nền kinh tế thị trƣờng, ngƣời tiêu dùng, các tổ chức chính trị - xã hội, đoàn thể không chỉ đóng vai trò là ngƣời tiêu thụ những sản phẩm, dịch vụ của doanh nghiệp cung cấp, mà thông qua việc tiêu dùng có thể giám sát hoạt động của