CHƢƠNG 2 : PHƢƠNG PHÁP NGHIÊN CỨU
3.1. THỰC TRẠNG HOẠT ĐỘNG CỦA DOANH NGHIỆP VỪA VÀ NHỎ
NHỎ TRÊN ĐỊA BÀN THÀNH PHỐ HÀ NỘI GIAI ĐOẠN 2010 - 2014
Kể từ khi đổi mới, hòa nhịp cùng với sự phát triển chung của cả nƣớc, các DNVVN của Hà Nội đã có sự phát triển mạnh mẽ, góp phần quan trọng vào việc xây dựng và phát triển Thủ đô Hà Nội trở thành trung tâm kinh tế chính trị của đất nƣớc.
- Về số lượng doanh nghiệp:
Mặc dù, khủng hoảng tài chính và suy giảm kinh tế toàn cầu nhƣng Hà Nội luôn luôn là một trong hai địa phƣơng dẫn đầu cả nƣớc về số lƣợng doanh nghiệp thành lập và đăng ký kinh doanh. Với tốc độ tăng bình quân trên 20%/năm (mỗi năm có hơn 7000 doanh nghiệp đi vào hoạt động). Nếu nhƣ năm 2010, tổng số DNVVN là 59.972 doanh nghiệp, năm 2012 là 79.015 doanh nghiệp, đến năm 2014 là 90.257 doanh nghiệp ( tăng gần gấp 2 lần so với năm 2010).
Bảng 3.1: Số lƣợng doanh nghiệp vừa và nhỏ Hà Nội chia theo thành phần kinh tế giai đoạn 2010 - 2014
Khu vực kinh tế 2010 2011 2012 2013 2014 Tổng số 59.972 71.152 79.015 86.577 90.257 1.Khu vực nhà nƣớc 694 691 694 654 668 2.Khu vực ngoài NN 58.054 68.835 76.701 84.293 88.259 3. Khu vực có vốn đầu tƣ nƣớc ngoài 1.224 1.626 1.620 1.630 1.690
Nguồn: Cục Thống kê thành phố Hà Nội
Từ bảng 3.1 ta thấy, số lƣợng và tỷ trọng các doanh nghiệp nhà nƣớc đang có chiều hƣớng giảm dần, thể hiện chủ trƣơng của Nhà nƣớc về đẩy mạnh cải cách, cổ phần hóa và sắp xếp lại doanh nghiệp nhằm mục tiêu nâng cao hiệu quả sản xuất kinh doanh, quản lý chặt chẽ và sử dụng có hiệu quả nguồn vốn nhà nƣớc. Năm 2014, số
lƣợng doanh nghiệp nhà nƣớc chiếm 0,7% tổng số doanh nghiệp trên địa bàn thành phố. Cùng với sự sụt giảm về số lƣợng doanh nghiệp, tỷ trọng vốn cho sản xuất kinh doanh của khu vực doanh nghiệp sụt giảm đáng kể. Trong khi đó, số lƣợng doanh nghiệp ngoài nhà nƣớc tăng mạnh mẽ, một phần do chính sách phát triển các loại hình doanh nghiệp tƣ nhân của nhà nƣớc đã phát huy hiệu quả, một phần do xu thế hội nhập kinh tế quốc tế cũng nhƣ sự phát triển các ngành kinh tế đã tạo điều kiện thuận lợi cho sự ra đời của các doanh nghiệp đặc biệt là DNVVN. Số lƣợng doanh nghiệp ngoài nhà nƣớc có tỷ trọng lớn nhất và có xu hƣớng tăng cao trong những năm gần đây, nếu năm 2010 có 58.054 doanh nghiệp chiếm 96,8% trên tổng số DNVVN toàn thành phố, đến năm 2014 là 88.259 doanh nghiệp, chiếm 98%. Các loại hình DNVVN cụ thể là 2.048 doanh nghiệp HTX, 4572 doanh nghiệp tƣ nhân, 42854 công ty TNHH tƣ nhân và 39.571 công ty cổ phần không có vốn nhà nƣớc, 453 công ty hợp danh và 759 công ty cổ phần có vốn nhà nƣớc chiếm dƣới 50%. Số lƣợng doanh nghiệp tăng nhanh nên nguồn vốn cho sản xuất kinh doanh của khu vực này cũng tăng lên nhanh chóng. Riêng khu vực có vốn đầu tƣ nƣớc ngoài, mặc dù số lƣợng doanh nghiệp không lớn (chiếm tỷ trọng 2% tổng số doanh nghiệp) nhƣng tốc độ tăng cũng khá cao, năm 2010 có 1224 doanh nghiệp, đến năm 2014 là 1960 doanh nghiệp (tăng 1,6 lần năm 2010).
Mặc dù, số lƣợng doanh nghiệp có vốn đầu tƣ nƣớc ngoài ít, chỉ chiếm tỷ trọng nhỏ trong tổng số DNVVN trên địa bàn Hà Nội nhƣng nguồn vốn dùng cho sản xuất năm 2014 chiếm tới 18% tổng số nguồn vốn của các doanh nghiệp. Điều này thể hiện quy mô của loại hình doanh nghiệp này lớn hơn so với các doanh nghiệp nhà nƣớc và tƣ nhân. Nguồn vốn đầu tƣ bình quân của các doanh nghiệp nƣớc ngoài xấp xỉ 400 tỷ đồng/doanh nghiệp, gấp 9 lần so với bình quân chung của các doanh nghiệp Hà Nội (46 tỷ đồng/doanh nghiệp), gấp 17 lần so với doanh nghiệp ngoài nhà nƣớc (24 tỷ đồng/doanh nghiệp) và bằng 1/3 so với bình quân các DNVVNNN trên địa bàn Hà Nội (1.220 tỷ/doanh nghiệp).
Bảng 3.2: Số lƣợng doanh nghiệp vừa và nhỏ Hà Nội phân theo ngành kinh tế giai đoạn 2010 - 2014 Ngành kinh tế Năm 2010 2011 2012 2013 2014 Tổng số 59.972 71.152 79.015 86.577 90.257 1.Nông-LN-TS 938 970 1033 1355 1438 2.Công nghiệp 7699 9129 10409 12208 13053 3.Xây dựng 8932 7996 9728 11628 12434 4.Thƣơng mại, khách sạn, nhà hàng 26283 33683 36308 38178 30018 5. Vận tải, bƣu chính, viễn thông 3258 5515 6081 6846 7108 6. Các ngành dịch vụ khác 12862 13859 15456 16308 17306
Nguồn: Cục Thống kê thành phố Hà Nội
Các doanh nghiệp trên địa bàn Hà Nội tăng nhanh về số lƣợng và phát triển đa dạng ở các ngành nghề, trong đó ngành thƣơng mại, khách sạn, nhà hàng chiếm 44,1%, các hoạt động dịch vụ khác chiếm 19,06%, trong đó các hoạt động liên quan xây dựng 13,77%, công nghiệp chiếm 14,46%. Nếu chia theo 3 lĩnh vực lớn, thƣơng mại dịch vụ chiếm 78,75%, công nghiệp - xây dựng chiếm 28,23%, nông - lâm - thủy sản chiếm 1,59%. So với năm 2010, tỷ trọng này có thay đổi đáng kể, sự thay đổi ngành nghề này có tác động quyết định làm thay đổi những cơ cấu lớn của nền kinh tế, giảm dần tỷ trọng ngành nông nghiệp, tăng tỷ trọng ngành công nghiệp, dịch vụ.
- Về quy mô lao động:
Cùng với sự gia tăng về số lƣợng doanh nghiệp, số lƣợng lao động tại các doanh nghiệp cũng tăng nhanh chóng. Đến cuối năm 2014, các doanh nghiệp trên địa bàn thành phố đã sử dụng khoảng 2 triệu lao động, trung bình mỗi năm tăng thêm 110 nghìn lao động. Trong đó, các doanh nghiệp ngoài nhà nƣớc tạo nhiều công ăn việc làm và giải quyết lao động của thành phố nhiều nhất và có xu hƣớng ngày càng tăng, góp phần đảm bảo thu nhập và việc làm cho ngƣời lao động.
Bảng 3.3: Lao động tại các khu vực doanh nghiệp vừa và nhỏ trên địa bàn Hà Nội giai đoạn 2010 - 2014
Khu vực kinh tế
Số doanh nghiệp vừa và nhỏ hoạt động đến 31/12 hàng năm 2010 2011 2012 2013 2014 Tổng số 1.537.046 1.956.721 1.951.834 2.076.860 2.219.341 1.DNVVN 330.464 362.941 338.626 326.543 334.321 2. DNVVN ngoài NN 1.031.406 1.348.204 1.399.414 1.449.676 1.523.003 3. DNVVN có vốn đầu tƣ nƣớc ngoài 465.120 685.485 213.784 300.641 362.017
Nguồn: Cục thống kê thành phố Hà Nội
Lao động tại khu vực DNVVN chiếm 15,7% tổng lao động trong các doanh nghiệp. DNVVN ngoài nhà nƣớc chiếm 68,6%, doanh nghiệp có vốn đầu tƣ nƣớc ngoài chiếm tỷ lệ 16,31%. Nếu chia theo ngành kinh tế, lao động tại các doanh nghiệp nông - lâm - thủy sản chiếm tỷ lệ rất nhỏ khoảng 1,24%, sử dụng nhiều lao động nhất vẫn là các doanh nghiệp thuộc lĩnh vực thƣơng mại, khách sạn chiếm 26,11% tổng số lao động, lao động tại các doanh nghiệp công nghiệp chiếm 23,97% tổng số lao động, ngành xây dựng có số lƣợng lao động chiếm 21,78%; số lao động trong ngành vận tải, bƣu chính viễn thống chiếm 11,41%, các dịch vụ khác chiếm 15,48% số lao động trong toàn ngành.
Bảng 3.4: Lao động trong các doanh nghiệp vừa và nhỏ trên địa bàn Hà Nội phân theo các nhóm ngành kinh tế giai đoạn 2010 - 2014
Ngành kinh tế
Số lao động trong các doanh nghiệp tính đến 31/12 hàng năm
2010 2011 2012 2013 2014 Tổng số 1.537.046 1.956.721 1.951.834 2.076.860 2.219.341 1.Nông-LN-TS 22.616 19.144 23.423 25.372 27.539 2.Công nghiệp 417.265 536.106 493.368 504.357 531.993
Ngành kinh tế
Số lao động trong các doanh nghiệp tính đến 31/12 hàng năm 2010 2011 2012 2013 2014 3.Xây dựng 377.167 457.809 457.599 460.231 483.462 4.Thƣơng mại, khách sạn, nhà hàng 344.619 596.401 525.085 542.340 579.298 5. Vận tải, bƣu chính, viễn thông 108.824 164.302 221.342 232.134 253.395 6. Các ngành dịch vụ khác 266.555 227.665 231.007 312.426 343.654
Nguồn: Cục Thống kê thành phố Hà Nội
Do đặc thù các doanh nghiệp tập trung chủ yếu ở các quận nội thành chiếm 73,8% tổng số doanh nghiệp nên lao động cũng tập trung nhiều tại các quận này. Đây là một trong những vấn đề bất cập của thành phố, số lƣợng lao động tập trung nhiều tại các quận nội đô đã gây ra những vấn đề về ùn tắc giao thông, trật tự đô thị và các vấn đề xã hội khác. Lao động của thành phố tuy đông, trẻ nhƣng nhiều doanh nghiệp trên địa bàn vẫn gặp khó khăn về lao động do vẫn thiếu lao động có tay nghề, có kỹ thuật đƣợc đào tạo hệ thống. Đây là một trong những nguyên nhân gây khó khăn cho sản xuất kinh doanh của DNVVN.
- Về vốn của doanh nghiệp:
Số lƣợng doanh nghiệp gia tăng kéo theo sự gia tăng về quy mô nguồn vốn cho sản xuất. Năm 2014, đầu tƣ cho tài sản cố định và đầu tƣ dài hạn là 19,35 tỷ đồng chiếm 35,37% vốn, nguồn vốn cho sản xuất kinh doanh của mỗi doanh nghiệp bình quân là 56,2 tỷ đồng. Tỷ trọng doanh nghiệp có số vốn dƣới 5 tỷ chiếm đến 46% tổng số doanh nghiệp trên địa bàn Hà Nội, số doanh nghiệp dƣới 10 tỷ chiếm tới 72%, số vốn doanh nghiệp có vốn trên 50 tỷ chiếm 5%. Tính theo khu vực kinh tế, các doanh nghiệp nhà nƣớc chiếm 36,3% tổng nguồn vốn cho sản xuất kinh doanh và có số lƣợng doanh nghiệp có quy mô vốn vừa và nhỏ thấp nhất. Tỷ trọng DNVVN có số vốn dƣới 10 tỷ chiếm tỷ lệ nhỏ, chỉ chiếm 10% số doanh nghiệp có vốn từ 50 tỷ là
482 doanh nghiệp, chiếm 69,4%, số doanh nghiệp có vốn từ 200 tỷ trở lên là 273 doanh nghiệp, chiếm tỷ lệ 39%. Tuy số lƣợng doanh nghiệp ít nhƣng đây là khu vực có tỷ lệ doanh nghiệp có quy mô lao động và quy mô vốn lớn nhất.
Doanh nghiệp ngoài nhà nƣớc chiếm gần 50,9% tổng nguồn vốn và là khu vực tập trung nhiều nhất các doanh nghiệp có quy mô vừa và nhỏ, thậm chí siêu nhỏ. Tuy số doanh nghiệp có vốn trên 200 tỷ cao gấp 2 lần so với khu vực doanh nghiệp nhà nƣớc với 545 doanh nghiệp, nhƣng chiếm tỷ trọng chƣa đến 1%. Còn lại chủ yếu là các doanh nghiệp nhỏ và rất nhỏ, khoảng 46,6% số doanh nghiệp có vốn dƣới 5 tỷ; nếu tính các doanh nghiệp có vốn từ 10 tỷ trở xuống thì có 42.517 doanh nghiệp chiếm 73,2% tổng số doanh nghiệp ngoài nhà nƣớc. Doanh nghiệp có vốn đầu tƣ nƣớc ngoài chiếm 17,8% tổng nguồn vốn và phân bố đều ở các loại hình cơ cấu vốn, nhƣng tập trung nhiều ở loại có vốn từ 10 tỷ trở lên với 625 doanh nghiệp chiếm tỷ lệ 51% tổng số doanh nghiệp của khu vực. Số doanh nghiệp có vốn từ 200 tỷ trở lên là 183 doanh nghiệp, bằng 1/3 số lƣợng doanh nghiệp cùng loại ở khu vực doanh nghiệp nhà nƣớc. Quy mô lao động và vốn nhỏ thƣờng tập trung ở các ngành không đòi hỏi nhiều vốn và lao động nhƣ ngành thƣơng mại số lƣợng doanh nghiệp có quy mô lao động dƣới 10 lao động chiếm 30,5% và quy mô vốn dƣới 10 tỷ chiếm 31,1% tổng số doanh nghiệp, ngành hoạt động kinh doanh bất động sản số lƣợng có quy mô lao động dƣới 10 lao động chiếm 14% và quy mô dƣới 10 tỷ chiếm 17,1%. Các doanh nghiệp này có ƣu thế là có hiệu quả đầu tƣ cao, sử dụng nhiều lao động có kỹ thuật trung bình, có khả năng đáp ứng linh hoạt những yêu cầu và thay đôi của thị trƣờng. Riêng ngành công nghiệp, xây dựng có quy mô lao động và quy mô vốn lớn hơn do các ngành này đòi hỏi phải có số vốn và lao động nhất định để sản xuất.
- Về doanh thu, lợi nhuận trên vốn, lợi nhuận trên doanh thu:
Giai đoạn 2010 - 2014, cùng với sự gia tăng về số lƣợng doanh nghiệp và quy mô đầu tƣ, doanh thu thuần của các doanh nghiệp cũng tăng mạnh mẽ. Năm 2014, tổng doanh thu thuần đạt 2.592 nghìn tỷ đồng, gấp 5,4 lần năm 2006. Trong ba khu vực kinh tế, doanh nghiệp ngoài nhà nƣớc có tốc độ tăng trƣởng về doanh thu lớn
nhất. Năm 2014, tổng doanh thu đạt 17,3 nghìn tỷ, chiếm 59% doanh thu toàn bộ doanh nghiệp trên địa bàn Hà Nội, gấp hơn 2 lần năm 2010 (834305 tỷ đồng). Doanh nghiệp nhà nƣớc tuy có só lƣợng doanh nghiệp giảm năm 2014 so với năm 2010 nhƣng doanh thu chiếm 32,1% tổng doanh thu. Nếu xét về doanh thu bình quân một doanh nghiệp thì khu vực nhà nƣớc có doanh thu bình quân rất cao, đạt 780 tỷ đồng/doanh nghiệp, gấp hơn 30 lần doanh thu bình quân chung của doanh nghiệp Hà Nội (26 tỷ đồng/doanh nghiệp), gấp 5,4 lần so với bình quân khu vực doanh nghiệp ngoài nhà nƣớc. Một trong những chỉ tiêu quan trọng nhất đánh giá hiệu quả sản xuất, kinh doanh của doanh nghiệp đó là chỉ tiêu về tỷ suất lợi nhuận trên vốn chủ sở hữu. Nhìn chung, biến động về tỷ suất lợi nhuận trên vốn qua các năm giai đoạn 2010 - 2014 cho thấy không có sự biến động đáng kể. Năm 2014, tỷ suất lợi nhuận giảm sút đạt 1,98%, giảm so với năm 2010 là 2,86%. Năm 2011 là 2,43%, năm 2012 là 1,92%, năm 2013 là 1,82%. Các doanh nghiệp nhà nƣớc dẫn đầu về tỷ suất lợi nhuận trên doanh thu, năm 2010 đạt 8,0%, năm 2011 đạt 7,01%, năm 2012 đạt 6,81%, năm 2013 đạt 6,54% và năm 2014 đạt 6,72%. Các doanh nghiệp ngoài nhà nƣớc kém ƣu thế về vốn, về lao động, công nghệ nên tỷ suất lợi nhuận trên doanh thu kém hơn chỉ đạt 0,39% và mức 4,53% của khu vực vốn đầu tƣ nƣớc ngoài.
Các DNVVN trên địa bàn Hà Nội đã có vai trò quan trọng trong phát triển kinh tế - xã hội Thủ đô thời gian qua, thể hiện ở việc đóng góp ngày càng lớn vào ngân sách nhà nƣớc.
Năm 2014, doanh nghiệp nhà nƣớc dẫn đầu với mức đóng góp ngân sách là 73,120 nghìn tỷ đồng gấp hơn 1,35 lần so với năm 2010 là 53.905 nghìn tỷ đồng. Doanh nghiệp khu vực nhà nƣớc đóng góp 39,9 nghìn tỷ đồng và doanh nghiệp khu vực có vốn đầu tƣ nƣớc ngoài đóng góp 19,23 nghìn tỷ đồng. Đối với khu vực doanh nghiệp ngoài nhà nƣớc, chiếm tỷ lệ đóng góp ngân sách lớn nhất là công ty cổ phần tƣ nhân (16,37 nghìn tỷ đồng), công ty TNHH tƣ nhân (13,6 nghìn tỷ đồng), thấp nhất là công ty hợp danh (14 tỷ đồng). Các doanh nghiệp có 100% vốn nƣớc ngoài đóng góp 10,8 nghìn tỷ đồng, doanh nghiệp liên doanh đóng góp 5,8
nghìn tỷ đồng. Phân theo ngành kinh tế, các ngành có tỷ trọng đóng góp ngân sách lớn nhất là ngành thƣơng mại chiếm 58,5% đạt 58,3 nghìn tỷ đồng; công nghiệp khai thác mỏ chiếm 1,86% đạt 20,2 nghìn tỷ đồng; công nghiệp chế biến, chế tạo chiếm 16,9% đạt 20,4 nghìn tỷ đồng; xây dựng chiếm 4,6% đạt 5,6 nghìn tỷ đồng.
Bảng 3.5: Đóng góp thuế ngân sách Nhà nƣớc của các doanh nghiệp vừa và nhỏ trên địa bàn Hà Nội giai đoạn 2010 - 2014
Khu vực kinh tế Số DNVVN đang hoạt động đến 31/12 hàng năm (triệu đồng) Tổng số 96.093 104.761 120.319 129.188 132.302 1.Khu vực nhà nƣớc 53.905 55.227 68.447 72.324 73.120 2.Khu vực ngoài NN 31.171 35.133 35.174 38.432 39.951 3. Khu vực có vốn đầu tƣ nƣớc ngoài 10.962 14.401 16.698 18.432 19.231
Nguồn: Cục Thống kê thành phố Hà Nội
Bên cạnh đó, DNVVN góp phần giải quyết việc làm, nâng cao thu nhập và cải thiện đời sống cho ngƣời lao động trên địa bàn Hà Nội. Tuy chiến tỷ trọng không cao trong tổng lao động toàn xã hội của Thành phố, nhƣng lao động của khu vực DNVVN lại là lực lƣợng chủ yếu tạo ra nguồn thu ngân sách nhà nƣớc, đóng góp vào GDP, hàng năm tạo thêm công ăn việc làm cho 100 nghìn đến 150 nghìn lao động mới. Thu nhập của ngƣời lao động khá cao trong giai đoạn 2010 - 2014, trong đó khu vực DNVVNNN có mức tăng ổn định và đều nhất so với các khu vực kinh tế còn lại. Tuy nhiên, mức thu nhập của ngƣời lao động tại khu vực DNVVNNN chỉ ở mức tăng thu nhập cao nhất so với doanh nghiệp có vốn đầu tƣ nƣớc ngoài và doanh nghiệp ngoài nhà nƣớc. Năm 2014, thu nhập bình quân của ngƣời lao động thuộc khu vực doanh nghiệp nhà nƣớc là 7.653 nghìn đồng/ngƣời.
5.392 nghìn đồng/ngƣời trong năm 2014. Khu vực doanh nghiệp có vốn đầu tƣ nƣớc ngoài dẫn đầu về thu nhập bình quân ngƣời lao động, năm 2014 mức thu nhập