CÁC PHƢƠNG PHÁP NGHIÊN CỨU

Một phần của tài liệu (LUẬN VĂN THẠC SĨ) Quản lý nhà nước đối với doanh nghiệp vừa và nhỏ ở thành phố Hà Nội (Trang 49 - 54)

CHƢƠNG 2 : PHƢƠNG PHÁP NGHIÊN CỨU

2.2. CÁC PHƢƠNG PHÁP NGHIÊN CỨU

2.2.1 Phƣơng pháp phân tích và tổng hợp

Phân tích đƣợc hiểu là phân chia cái toàn thể của đối tƣợng nghiên cứu thành những bộ phận, những mặt, những yếu tố cấu thành giản đơn hơn để nghiên cứu,

phát hiện ra từng thuộc tính và bản chất của từng yếu tố đó và từ đó giúp chúng ta hiểu đƣợc đối tƣợng nghiên cứu một cách mạch lạc hơn, hiểu đƣợc cái chung phức tạp từ những yếu tố bộ phận ấy. Nhiệm vụ của phân tích là thông qua cái riêng để tìm ra đƣợc cái chung, thông qua hiện tƣợng để tìm ra bản chất, thông qua cái đặc thù để tìm ra cái phổ biến. Tổng hợp là quá trình ngƣợc với quá trình phân tích, nhƣng lại hỗ trợ cho qua trình phân tích để tìm ra cái chung, cái khái quát. Từ những kết quả nghiên cứu từng mặt, phải tổng hợp lại để có nhận thức đẩy đủ, đúng đắn cái chung, tìm ra đƣợc bản chất, quy luật vận động của đối tƣợng nghiên cứu. Phân tích và tổng hợp là hai phƣơng pháp gắn bó chặt chẽ quy định và bổ sung cho nhau trong nghiên cứu và có cơ sở khách quan trong cấu tạo, trong tính quy luật của bản thân sự vật. Trong phân tích, việc xây dựng một cách đúng đắn tiêu thức phân loại làm cơ sở khoa học hình thành đối tƣợng nghiên cứu bộ phận ấy có ý nghĩa rất quan trọng. Trong nghiên cứu tổng hợp, vai trò quan trọng thuộc về khả năng liên kết các kết quả cụ thể (có lúc ngƣợc nhau) từ sự phân tích, khả năng trừu tƣợng, khái quát nắm bắt đƣợc mặt định tính từ rất nhiều khía cạnh định lƣợng khác nhau.

Để phản ánh một cách đúng đắn và tổng thể hoạt động QLNN đối với DNVVN trên địa bàn thành phố Hà Nội, việc phân tích thực trạng QLNN đối với DNVVN thông qua việc thực hiện quy hoạch, kế hoạch, chƣơng trình, đề án liên quan đến phát triển DNVVN trên địa bàn thành phố Hà Nội; Phổ biến và hƣớng dẫn thực hiện các văn bản pháp luật về doanh nghiệp và văn bản pháp luật có liên quan đến phát triển doanh nghiệp vừa và nhỏ; Ban hành và thực thi các chính sách ƣu đãi đối với doanh nghiệp vừa và nhỏ; Công tác kiểm tra, thanh tra hoạt động kinh doanh của doanh nghiệp vừa và nhỏ; Công tác tổ chức bộ máy QLNN đối với doanh nghiệp vừa và nhỏ. Trên cơ sở đó tìm ra đƣợc những kết quả đạt đƣợc, hạn chế và nguyên nhân của hạn chế đó.

Các bƣớc thực hiện phƣơng pháp này nhƣ sau:

Bước 1. Xác định vấn đề phân tích.

Luận văn thực hiện phân tích thực trạng quản lý nhà nƣớc đối với DNVVN. Đề tài kiến nghị những giải pháp nhằm nâng cao hiệu quả quản lý nhà nƣớc đối với DNVVN trong thời gian tới.

Bước 2. Thu thập các thông tin cần phân tích

Trên cơ sở xác định vấn đề cần phân tích ở bƣớc 1, tác giả đã tiến hành thu thập thông tin có liên quan.

Nguồn thông tin thứ cấp đƣợc lấy từ các văn bản pháp quy của nhà nƣớc, UBND thành phố Hà Nội, Cục Thuế Hà Nội, Cục Hải quan, các Sở ngành trên địa bàn thành phố và các văn có liên quan; Các báo cáo, tổng kết công tác quản lý nhà nƣớc đối với DNVVN; Các số liệu của Cục thống kê; Các văn bản dự thảo, kế hoạch của UBND thành phố Hà Nội; Các nghiên cứu, phân tích, đánh giá của các tác giả khác về lĩnh vực này; các nguồn tài liệu báo chí, ấn phẩm, sách, website có liên quan đến việc nghiên cứu của đề tài.

Những tài liệu này đƣợc liệt kê trong Danh mục tài liệu tham khảo của Luận văn. Trong quá trình tìm kiếm, nghiên cứu tài liệu, những thông tin liên quan đến vấn đề nghiên cứu đều đƣợc đánh dấu lại để thuận tiện cho việc tra cứu, tham khảo trong quá trình thực hiện đề tài. Một số thông tin đã đƣợc sử dụng bằng cách trích dẫn trực tiếp, một số thông tin đƣợc tác giả tổng hợp, khái quát nội dung thành những luận cứ cho quá trình phân tích. Đây là các thông tin xác thực làm cơ sở và dẫn chứng để luận văn thực hiện các phân tích nhằm giải quyết vấn đề nghiên cứu

Bước 3. Phân tích dữ liệu và lý giải

Trên cơ sở những thông tin thu thập đƣợc về thực trạng QLNN đối với DNVVN trên địa bàn thành phố Hà Nội từ 2010 – 2014, tác giả tiến hành phân tích, lý giải ý nghĩa của những số liệu để đánh giá một cách khác quan và chính xác nhất. Các phân tích đƣợc thực hiện đa chiều, với mục tiêu lý giải thấu đáo thực trạng QLNN đới với DNVVN và đƣa ra những giải pháp nâng cao hiệu quả quản lý trong thời gian tới. Kết quả thu thập thông tin chủ yếu thể hiện dƣới hình thức định tính.

Bước 4. Tổng hợp kết quả phân tích

Sau khi phân tích các thông tin đã thu thập đƣợc, Luận văn tổng hợp các kết quả phân tích để đƣa ra bức tranh chung về thực trạng QLNN đối với DNVVN trên địa bàn thành phố Hà Nội.

Đây là cơ sở quan trọng cho những kết luận và kiến nghị của tác giả đối với công tác QLNN đối với DNVVN trên địa bàn thành phố Hà Nội trong thời gian tới.

2.2.2. Phƣơng pháp thống kê

Luận văn sử dụng phƣơng pháp này để:

- Thu thập, tổng hợp, trình bày số liệu, tính toán các đặc trƣng của đối tƣợng nghiên cứu là thực trạng QLNN đối với DNVVN trên địa bàn Hà Nội trong thời gian qua nhằm phục vụ cho quá trình phân tích, dự đoán và đề ra các giải pháp nâng cao hiệu quả QLNN đối với DNVVN trên địa bàn Hà Nội trong thời gian tới.

- Chỉ ra các đặc trƣng của tổng thể nghiên cứu, phân tích mối liên hệ giữa các hiện tƣợng nghiên cứu, dự đoán và đề nghị giải pháp trên cơ sở các số liệu thu thập đƣợc.

Luận văn thực hiện phƣơng pháp này nhƣ sau:

Bƣớc 1: Thu thập số liệu, tóm tắt, trình bày, tính toán các đặc trƣng khác nhau của các nội dung nghiên cứu về QLNN đối với DNVVN.

Bƣớc 2: Phân tích mối liên hệ giữa các số liệu thu thập với các câu hỏi trong nghiên cứu đã đƣợc nêu trong chƣơng 1 về quản lý nhà nƣớc đối với doanh nghiệp vừa và nhỏ.

2.2.3. Phƣơng pháp so sánh

Luận văn sử dụng phƣơng pháp này để:

- Đối chiếu, tìm hiểu sự tƣơng đồng và khác biệt trong các nghiên cứu về vấn đề kinh nghiệm quản lý nhà nƣớc đối với DNVVN trên thế giới để thấy đƣợc tổng quan và sự đa dạng của vấn đề nghiên cứu.

- Thông qua việc so sánh các chỉ số, việc phân tích các luận cứ, giả thuyết đƣa ra sẽ làm sâu sắc hơn quá trình đánh giá, nhìn nhận về QLNN đối với DNVVN trên địa bàn Hà Nội đa chiều hơn.

- Xác định mức độ biến động tuyệt đối và mức độ biến động tƣơng đối cùng xu hƣớng biến động của các chỉ tiêu phân tích. Trên cơ sở đó có những đề xuất về giải pháp khuyến nghị sát thực, hiệu quả cho công tác QLNN đối với DNVVN.

Luận văn thực hiện phƣơng pháp này nhƣ sau:

Bước 1: Xác định các chỉ tiêu, nội dung so sánh

Nội dung đƣợc so sánh chính là những nội dung liên quan, có ảnh hƣởng hay có mối liên hệ với vấn đề phân tích.

- Phạm vi đƣợc so sánh đƣợc tiến hành trong khoảng thời gian 04 năm từ năm 2010 đến năm 2014.

- Số liệu so sánh đƣợc xác định tùy theo nội dung so sánh:

Bước 3: Xác định điều kiện để so sánh đƣợc các chỉ tiêu:

+ Đảm bảo thống nhất về nội dung của chỉ tiêu.

+ Đảm bảo tính thống nhất về phƣơng pháp tính các chỉ tiêu. Có những chỉ tiêu đƣợc thực hiện so sánh tuyệt đối, có những chỉ tiêu thực hiện so sánh tƣơng đối.

+ Đảm bảo tính thống nhất về đơn vị tính, các chỉ tiêu về cả số lƣợng, thời gian và giá trị.

Bước 4: Xác định mục đích so sánh

Mỗi số liệu đƣợc thu thập về thực trạng QLNN đối với DNVVN có thể dùng cho nhiều mục đích khác nhau. Việc xác định mục đích so sánh sẽ giúp Luận văn tập trung phân tích và làm sáng tỏ thực trạng công tác quản lý nhà nƣớc đối với DNVVN ở thành phố Hà Nội hiện nay và đề xuất những giải pháp quản lý thời gian tới.

Bước 5: Thực hiện và trình bày kết quả so sánh

Đây là những số liệu xác thực giúp Luận văn đƣa ra những nhận xét, đánh giá, làm cơ sở cho những đề xuất giải pháp quản lý nhà nƣớc đối với doanh nghiệp vừa và nhỏ ở thành phố Hà Nội trong thời gian tới.

Các phƣơng pháp đƣợc sử dụng trong đề tài nêu trên góp phần hệ thống hóa những lý luận cơ bản về doanh nghiệp vừa và nhỏ, quản lý nhà nƣớc đối với doanh nghiệp vừa và nhỏ cũng nhƣ một số kinh nghiệm trong nƣớc của các địa phƣơng về quản lý nhà nƣớc đối với doanh nghiệp vừa và nhỏ. Đồng thời, có thể phân tích tổng quan, toàn diện thực trạng phát triển doanh nghiệp vừa và nhỏ trên địa bàn Hà Nội cũng nhƣ nội dung công tác quản lý nhà nƣớc đối với doanh nghiệp vừa và nhỏ thời gian qua. Trên cơ sở đó, tác giả luận văn có thể đƣa ra những nhận định khách quan, logic về vấn đề nghiên cứu, đề ra đƣợc các giải pháp, kiến nghị phù hợp, có tính khả thi nhằm nâng cao hiệu quả quản lý nhà nƣớc đối với doanh nghiệp vừa và nhỏ trong thời gian tới.

CHƢƠNG 3:

THỰC TRẠNG QUẢN LÝ NHÀ NƢỚC ĐỐI VỚI DOANH NGHIỆP VỪA VÀ NHỎ Ở THÀNH PHỐ HÀ NỘI GIAI ĐOẠN 2010 - 2014

Một phần của tài liệu (LUẬN VĂN THẠC SĨ) Quản lý nhà nước đối với doanh nghiệp vừa và nhỏ ở thành phố Hà Nội (Trang 49 - 54)

Tải bản đầy đủ (PDF)

(116 trang)