Các tiêu chí đánh giá công tác quản lý dự án đầu tƣ xây dựng công trình

Một phần của tài liệu (LUẬN văn THẠC sĩ) quản lý dự án đầu tư xây dựng công trình tại ban quản lý khu kinh tế cửa khẩu đồng đăng – lạng sơn (Trang 40)

1.2. Cơ sở lý luận về quản lý dự án đầu tƣ xây dựng công trình

1.2.3. Các tiêu chí đánh giá công tác quản lý dự án đầu tƣ xây dựng công trình

công trình

1.2.3.1. Chỉ tiêu thời gian và tiến độ thực hiện dự án

Trong chu trình dự án có ba giai đoạn: Giai đoạn lập kế hoạch, chuẩn bị dự án; giai đoạn thực hiện dự án và giai đoạn kết thúc dự án.

Yếu tố thời gian trong giai đoạn thứ nhất và thứ hai có ý nghĩa cực kỳ quan trọng. Làm thế nào để có đƣợc dự án tốt, đáp ứng tốt mọi yêu cầu của dự án, để ra đƣợc một quyết định đầu tƣ với thời hạn ngắn nhất có thể, làm thế nào để triển khai và thực hiện dự án nhanh nhất sau khi dự án đã đƣợc quyết định đầu tƣ, phụ thuộc vào chủ thể QLDA thực hiện vai trò của mình nhƣ thế nào, thông qua việc thực hiện các chức năng của QLDA.

Quản lý thời gian và tiến độ là nhân tố cơ bản đảm bảo cho dự án đƣợc thực hiện đúng tiến độ và thời gian quy định cho từng công việc và toàn bộ các công việc của dự án, đƣa dự án vào khai thác sử dụng đúng kế hoạch đảm bảo hiệu quả KT-XH của dự án. Một dự án nếu thực hiện đƣợc theo đúng kế hoạch thì mọi tính toán về cơ hội, môi trƣờng, chi phí sẽ theo đúng kế hoạch. Ngƣợc lại nếu thực hiện chậm chễ thì môi trƣờng sẽ thay đổi, các chi phí sẽ tăng lên, dự án chậm phát huy hiệu quả. Dự án kéo dài thời hạn thêm một năm, những chi phí phát sinh bao gồm: Chi phí lãi vay cho khoản tiền vay về vốn đầu tƣ, chi phí cơ hội về thu hồi hoàn vốn trong một năm, chi phí do giá cả tăng cao,…. Ngoài ra còn có thể ảnh hƣởng tiêu cực đến dự án do môi trƣờng đầu tƣ thay đổi, do tiến bộ của khoa học công nghệ thay đổi, do mất thời cơ để phát triển, ảnh hƣởng đến uy tín, …

1.2.3.2. Chỉ tiêu về chi phí thực hiện dự án

Tiết kiệm chi phí, tăng khả năng doanh lợi không thể thiếu đƣợc vai trò của quản lý dự án. Lãng phí, thất thoát chi phí, không đảm bảo đúng tiến độ chủ yếu thuộc trách nhiệm của chủ thể QLDA. Điều đó diễn ra do chủ thể

quản lý dự án không thực hiện tốt các chức năng QLDA của mình, chẳng hạn, lập kế hoạch không tốt, kiểm tra không chu đáo, lựa chọn nhà thầu không chuẩn, thiếu sự phối hợp các khâu công việc, sự phân bổ nguồn lực không hợp lý,…

1.2.3.3. Chỉ tiêu về chất lượng của dự án

Chất lƣợng luôn là mục tiêu của dự án. Chất lƣợng sản phẩm dự án gắn liền với cả quá trình dự án từ việc đƣợc lập ra và ra quyết định đầu tƣ, chuẩn bị và thực hiện dự án tới hoạt động của dự án. Một công trình xây dựng tốt nhƣng nếu giai đoạn khai thác cơ quan QLDA không thực hiện tốt ở khâu bảo hành, khó có thể đảm bảo cho công trình luôn ở trạng thái tốt trong thời hạn khai thác. Đảm bảo chất lƣợng sản phẩm dự án không chỉ là yêu cầu mà còn là mục tiêu của QLDA. Mọi chức năng của QLDA đều hƣớng tới mục tiêu và đáp ứng yêu cầu này.

1.2.3.4. Chỉ tiêu về đảm bảo sự hài lòng của các bên

Mục đích chính của QLDA là bảo đảm dự án thỏa mãn mọi yêu cầu đã đặt ra (thỏa mãn nhu cầu của ngƣời sử dụng, thỏa mãn nhu cầu của nhà tổ chức). Nhiều dự án thất bại do chỉ chú tâm đến kỹ thuật, tài chính, tiến độ mà không quan tâm đến mong đợi của ngƣời sử dụng hoặc nhà tổ chức. Do đó vấn đề đảm bảo sự hài lòng của các bên phải đƣợc xem ngang hàng với quy mô dự án, thời gian thực hiện và chi phí. Nếu khách hàng không thỏa mãn thì dự án phải đƣợc chỉnh lại. Kế hoạch tốt hay biểu hiện của giá cả có ý nghĩa rất nhỏ trong bộ mặt nghèo nàn của sản phẩm cuối cùng. Đây là một trong những chỉ tiêu quan trọng nhất để đánh giá sự thành công hay thất bại của dự án.

1.2.4. Các nhân tố ảnh hưởng tới công tác quản lý dự án đầu tư xây dựng công trình

Quản lý dự án đầu tƣ xây dựng chịu ảnh hƣởng của nhiều yếu tố, tuy nhiên có thể tóm gọn phân loại hai hƣớng tác động sau:

1.2.4.1. Nhân tố chủ quan

- Chủ đầu tƣ: Những yếu tố sau từ phía chủ đầu tƣ có thể ảnh hƣởng đến sự thành công của quản lý dự án đầu tƣ xây dựng, đó là :

+ Năng lực của chủ đầu tƣ: Nếu chủ đầu tƣ có nhiều kiến thức và kinh nghiệm trong lĩnh vực quản lý dự án sẽ cho ra những quyết định đầu tƣ đúng đắn, phù hợp với tình hình thực tế khách quan.

+ Đƣờng hƣớng và các mục tiêu của dự án: Một dự án có mục tiêu rõ ràng, khả thi sẽ nhận đƣợc nhiều thuận lợi trong quá trình triển khai, ngƣợc lại, một dự án không thể hiện đƣợc đƣờng hƣớng và mục tiêu rõ ràng, khó có thể thành công.

+ Sự ủng hộ của cơ quan quan lý cấp trên: Đây là nhân tố hết sức quan trọng. Nhận đƣợc sự ủng hộ của cơ quan quản lý cấp trên, bất kỳ một dự án nào, nhất là những dự án lớn, sẽ thuận lợi rất nhiều, đƣợc quyết định về vốn, và các nguồn lực khác. Để đạt đƣợc sự ủng hộ này phải bằng những năng lực thực tiễn cũng nhƣ nắm bắt đƣợc nhu cầu thực tế về phát triển giao thông đƣờng bộ phục vụ dân sinh, phát triển kinh tế, văn hoá xã hội và an ninh quốc phòng trên địa bàn và sự chứng minh năng lực QLDA thông qua các kết quả đầu tƣ trƣớc đó .

+ Khâu lập kế hoạch của dự án: Một dự án thành công đƣợc thể hiện ở ngay khâu đầu tiên - khâu kế hoạch. Kế hoạch chính là bức tranh tổng quản về dự án, ngƣời ta có thể nhìn thấy trƣớc dự án sẽ diễn ra nhƣ thế nào, gặp những trở nại trƣớc mắt hay không, … Một kế hoạch ít phải điều chỉnh sẽ hứa hẹn một dự án suôn sẽ trong quá trình thực hiện .

- Bộ máy quản lý dự án. Một bộ máy vận hành tốt phụ thuộc vào : + Nhân lực và các vấn đề về tổ chức nhân sự hay chính là nhân tố con ngƣời.

+ Các nguồn lực khác: Trang thiết bị, công nghệ, cơ sở hạ tầng, môi trƣờng làm việc …

+ Công nghệ quản lý: chất xám, tài sản vô hình tích luỹ qua thời gian vận hành, quản lý dự án .

- Các công cụ quản lý dự án đƣợc áp dụng trong quá trình quản lý dự án . Các công cụ quản lý dự án sẽ hỗ trợ cho ngƣời quản lý dự án ở nhiều khía cạnh quản lý nhƣ quản lý chi phí, quản lý thời gian - tiến độ dự án, quản lý chất lƣợng dự án, … Các công cụ nào bao gồm : bảng phân tách công việc, sơ đồ GANTT, sơ đồ mạng PERT/CPM,… Kết hợp với các kỹ thuật hiện đại : phần mềm quản lý dự án sẽ khiến các công cụ quản lý phát huy tác dụng tối đa, nâng cao chất lƣợng quản lý và hiệu quả quản lý dự án tối đa .

- Thông tin thu thập đƣợc. Trong quá trình ra quyết định quản lý, thông tin đóng vai trò quan trọng, thông tin sai, phân tích sẽ lệch hƣớng, ra quyết định không chính xác, gây thiệt hại đối với dự án. ngƣợc lại, thông tin thu thập đƣợc là đầy đủ, đa chiều, chính xác thì quá trình nhận định tình hình sẽ thực tế hơn, ra các quyết định chính xác. Đối với các dự án giao thông đƣờng bộ, thông tin luôn đòi hỏi phải cập nhật thƣờng xuyên, kịp thời, chính xác; đặc biệt là các thông tin vĩ mô, liên quan đến quy hoạch, định hƣớng, chiến lƣợc, các lĩnh vực khác … và trong tƣơng lai.

1.2.4.2. Nhân tố khách quan

Cơ chế quản lý của Nhà nƣớc: bao gồm hệ thống các văn bản hƣớng dẫn, văn bản quy phạm pháp luật liên quan đến hoạt động đầu tƣ xây dựng và sự phối hợp của các cơ quan có lý quan

Các yếu tố thị trƣờng: bao gồm giá cả. lạm phát, lãi suất, khách hàng, … các yếu tố này tác động đến sự hình thành, quy mô, sự khả thi, mức chi phí tối thiểu, tối đa mà dự án phải bỏ ra. Thông thƣờng các yếu tố thị trƣờng xẩy ra không theo ý muốn chủ quan của chủ đầu tƣ, của nhà nƣớc. Chủ đầu tƣ chỉ

có thể dự đoán xu hƣớng biến động của các yêu tố này trong một thời gian ngắn với điều kiện những nhân tố liên quan tƣơng đối ốn định để nắm bắt quy luật vận động của các nhân tố đó để ra các quyết định đầu tƣ phù hợp.

Điều kiện tự nhiên: mƣa bão, lũ lụt, động đất, … các yếu tố liên quan đến thời tiết, thiên tai, … ảnh hƣởng đến tiến độ hực hiện dự án, cũng nhƣ tính khả thi của việc thực hiện dự án. Có nhiều trƣờng hợp thiên nhiên không ủng hộ, dự án có thể bị phá huỷ. Đây là yếu tố không thể lƣờng trƣớc.

Có thể thấy rằng các nhân tố bên ngoài cũng có ảnh hƣởng không nhỏ đến công tác quản lý dự án. Môi trƣờng luật pháp ổn định, không có sự chồng chéo của các văn bản thì sẽ tạo điều kiện thuận lợi cho công tác quản lý dự án. Các chính sách về tài chính tiền tệ, về tiền lƣơng...cũng ảnh hƣởng lớn đến quá trình quản lý. Dự án có thể hoàn thành đúng tiến độ, đảm bảo chất lƣợng hay không cũng phụ thuộc nhiều vào sự kết hợp của các cơ quan, cấp ngành có liên quan, nếu sự phối hợp đó là chặt chẽ, khoa học thì sẽ là cơ sở vững chắc góp phần tạo nên hiệu quả quản lý dự án.

1.3. Cơ sở thực tiễn về quản lý dự án đầu tƣ xây dựng công trình và bài học rút ra cho Ban quản lý Khu Kinh tế cửa khẩu Đồng Đăng – Lạng Sơn rút ra cho Ban quản lý Khu Kinh tế cửa khẩu Đồng Đăng – Lạng Sơn

1.3.1. Thực tiễn công tác quản lý dự án đầu tư xây dựng công trình ở Việt Nam

Trong thời gian qua, ở Việt Nam đã xảy ra không ít sự cố trong giai đoạn thi công xây dựng công trình, gây thiệt hại về ngƣời và tài sản. Điển hình là các sự cố sập sàn kho bê tông cốt thép trong lúc đổ bê tông tại nhà máy giấy LEE&MAN (Hậu Giang); vỡ đập tràn Thủy điện Đắk Mek 3, vỡ đập Thủy điện Ia Krel 2 (Gia Lai); …

Đặc biệt, một số công trình mới đƣa vào sử dụng đã bộc lộ khiếm khuyết về chất lƣợng gây bức xúc trong dƣ luận xã hội nhƣ tình trạng trồi sụt, bong tróc mặt đƣờng Đại lộ Đông Tây, mặt cầu Thăng Long, đƣờng cao tốc TP. Hồ Chí Minh- Trung Lƣơng ... Dù công tác quản lý dự án đầu tƣ xây

dựng về cơ bản đảm bảo, ngày càng đƣợc nâng cao và đƣợc kiểm soát tốt hơn, nhƣng vẫn còn tồn tại những khiếm khuyết, hạn chế về quản lý gây tổn thất ở các cấp độ khác nhau.

1.3.1.1. Sai phạm trong công tác quản lý dự án đầu tư xây dựng công trình tại Ban quản lý Đầu tư xây dựng công trình hạ tầng kỹ thuật Lạng Sơn

Kết luận thanh tra số 268/KL-TTr của Thanh tra Bộ Xây dựng về công tác quản lý dự án đầu tƣ xây dựng của Ban Quản lý (BQL) Đầu tƣ xây dựng công trình hạ tầng kỹ thuật tỉnh Lạng Sơn đã chỉ ra nhiều sai sót, trong đó tăng giá trị dự toán (giá gói thầu) gần 13,2 tỷ đồng.

Thanh tra Bộ Xây dựng đã chỉ ra các sai sót: Công tác lập, thẩm định, phê duyệt dự toán chi phí xây dựng công trình (giá gói thầu) có nhiều sai sót dẫn đến làm tăng giá trị dự toán số tiền gần 13,2 tỷ đồng. Nguyên nhân đƣợc chỉ ra, do lấy giá một số vật tƣ, vật liệu không phù hợp; vận dụng định mức chƣa đúng tại một số công việc nhƣ: bê tông đệm móng cống, ống nhựa thoát nƣớc tấm ống mái, ống siêu âm cọc khoan nhồi; khối lƣợng đất đắp cống ngang đƣờng, khối lƣợng ma tít chèn khe… dẫn đến làm tăng giá trị dự toán.

Công tác quản lý chất lƣợng vật liệu đầu vào chƣa tốt, một số loại vật liệu sử dụng tại một số hạng mục nhƣ: Đá dăm, thép không đạt tiêu chuẩn áp dụng; nhật ký công trình một số gói thầu không đóng dấu giáp lai, ghi chép nội dung sơ sài. Công tác thi công xây dựng công trình còn để xảy ra một số sai sót nhƣ: Mặt đƣờng bê tông xi măng tại một số lý trình có vết nứt gãy phải xử lý.

Công tác nghiệm thu thanh toán còn sai sót làm tăng giá trị nghiệm thu thanh toán số tiền trên 2,1 tỷ đồng.

1.3.1.2. Sai phạm trong công tác quản lý dự án đầu tư xây dựng công trình tại huyện Chi Lăng – Lạng Sơn

Sau khi tiến hành thanh tra 17/75 dự án đầu tƣ xây dựng cơ bản tại huyện Chi Lăng (giai đoạn 2012-2015), Sở Kế hoạch và Đầu tƣ (KH&ĐT)

tỉnh Lạng Sơn đã phát hiện hàng loạt sai phạm từ giai đoạn chuẩn bị đầu tƣ đến tổ chức thi công và quyết toán công trình. Cụ thể nhƣ sau:

Công tác chuẩn bị đầu tƣ, thực hiện DA, một số ban nhƣ: Ban của UBND xã Vạn Linh, xã Chi Lăng và Phòng Giáo dục và Đào tạo chƣa đủ điều kiện năng lực, nhƣng không thuê tƣ vấn quản lý thực hiện DA theo quy định. Trong công tác khảo sát, thiết kế, lập dự toán thì các DA đều có quyết định chỉ định thầu tƣ vấn khảo sát, phê duyệt nhiệm vụ, phƣơng án khảo sát… Tuy nhiên, chủ đầu tƣ chƣa thực hiện tổ chức thẩm định kỹ trƣớc khi phê duyệt đề cƣơng nhiệm vụ theo quy định của Chính phủ về quản lý chất lƣợng công trình xây dựng.

Ngoài ra, việc chƣa quyết định cử ngƣời có chuyên môn để giám sát khảo sát theo quy định chính là nguyên nhân dẫn đến việc khảo sát chƣa đầy đủ, chƣa đáp ứng đƣợc yêu cầu công tác thiết kế, đến khi thi công phải khảo sát bổ sung.

Bên cạnh đó, việc nghiệm thu thanh quyết toán chi phí cho công tác khảo sát của một số DA còn thiếu chính xác, lãng phí nhƣ: DA xử lý khối đá lở thôn Núi Đá, xã Quang Lang, căn cứ vào tiêu chuẩn khảo sát đƣờng ô tô để đo vẽ cắt ngang, trong khi đó DA này không liên quan đến đƣờng ô tô; DA Sửa chữa cải tạo mƣơng Co Phát, xã Lâm Sơn, khảo sát không kỹ dẫn đến khi thi công mới phát sinh khối lƣợng móng phải xử lý.

Về công tác thiết kế công trình, các DA đƣợc kiểm tra đã có nhiệm vụ phƣơng án, tiêu chuẩn, chỉ dẫn kỹ thuật thiết kế đƣợc lập hoặc duyệt theo quy định về quản lý chất lƣợng công trình. Tuy nhiên, còn một số DA đơn vị tƣ vấn thiết kế không đầy đủ, chƣa phù hợp với thực tế, quá trình thi công phải điều chỉnh nhƣ: DA Trụ sở UBND xã Hòa Bình, DA Trƣờng tiểu học xã Chiến Thắng giai đoạn 2; DA Sửa chữa mƣơng Co Phát xã Lâm Sơn.

Trong công tác lựa chọn nhà thầu của một số gói thầu chƣa đƣợc chủ đầu tƣ, tƣ vấn đấu thầu thực hiện đầy đủ, đúng quy định; còn một số DA, hình thức hợp đồng đƣợc phê duyệt rất chung chung là „„Hợp đồng theo đơn giá‟‟ chƣa phù hợp với quy định tại điểm b, c khoản 2 Điều 3 Nghị định số 48/2010/NĐ-CP ngày 07/ 5/2010 của Chính phủ.

Đáng chú ý, có 17/17 DA ký kết hợp đồng thi công giữa Ban quản lý DA và nhà thầu trúng thầu thi công xây dựng chƣa đúng quy định trong hồ sơ mời thầu đã đƣợc chủ đầu tƣ phê duyệt. Trƣớc khi ký kết hợp đồng, chủ đầu tƣ, ban quản lý DA đều không yêu cầu nhà thầu trúng thầu thực hiện bảo đảm hợp đồng theo quy định của Luật Đấu thầu. Nhƣ tại trụ sở UBND xã Hòa Bình, chủ đầu tƣ ký phụ lục hợp đồng bổ sung lần 2 với nhà thầu thi công hạng mục sân bê tông và 22,5m dài tƣờng rào khi chƣa đƣợc cấp có thẩm

Một phần của tài liệu (LUẬN văn THẠC sĩ) quản lý dự án đầu tư xây dựng công trình tại ban quản lý khu kinh tế cửa khẩu đồng đăng – lạng sơn (Trang 40)

Tải bản đầy đủ (PDF)

(123 trang)