CHƢƠNG 2 : PHƢƠNG PHÁP NGHIÊN CỨU
4.2. Đề xuất giải pháp hoàn thiện công tác quản lý thực hiện dự án đầu tƣ xây dựng
4.2.4. Giải pháp kiểm tra, giám sát nhà thầu trong quá trình thực hiện dự án
Trƣớc hết, Ban QLDA cần quan tâm sát sao hơn nữa tới công tác lựa chọn nhà thầu bởi vì ngay từ việc lựa chọn nhà thầu ban đầu là nguyên nhân
cơ bản dẫn đến việc thực hiện dự án có đáp ứng đƣợc tiến độ của dự án hay không, kể cả nhà thầu tƣ vấn thiết kế, tƣ vấn giám sát hay nhà thầu thi công. Tổ chuyên gia đấu thầu của Ban QLDA phải phân tích, lựa chọn kỹ lƣỡng các hồ sơ dự thầu trƣớc khi tiến hành lựa chọn các nhà thầu, tiến hành phân tích một cách khoa học các phƣơng án do các đơn vị tham gia đấu thầu lập, chú trọng đến yếu tố tính khả thi của phƣơng án, có nhƣ vậy mới chọn đƣợc phƣơng án tốt nhất, tính khả thi cao nhất. Trong quá trình thực hiện, nếu các nhà thầu không thực hiện đúng nhƣ hồ sơ dự thầu thì các cán bộ Ban QLDA cần báo cáo ngay để xử lý kịp thời, hạn chế ảnh hƣởng tới tiến độ của dự án.
Trong quá trình triển khai thi công xây dựng, Yêu cầu đơn vị thi công các công trình, các hạng mục lập tiến độ, lập kế hoạch điều phối nguồn nhân lực. Yêu cầu nhà thầu xây dựng bản đăng ký kế hoạch thực hiện thi công và cam kết thực hiện đúng chi tiết từng hạng muc, kịp thời chấn chỉnh ngay khi có hiện tƣợng kéo dài thời hạn thi công từng hạng mục chi tiết. Tổ chức họp hàng tháng với các bên gồm: Ban quản lý dự án, Tƣ vấn thiết kế, Tƣ vấn giám sát, Đơn vị thi công để kịp thời chấn chỉnh tiến độ dự án. Ban QLDA duyệt cụ thể tiến độ thi công do nhà thầu đệ trình, lập tiến độ kế hoạch giải ngân vốn, theo dõi, cập nhật thông tin tiến độ vào bảng theo dõi. Theo dõi đối với nhiều dự án để biết quy luật biến động chung hoặc những nguyên nhân có thể gây kéo dài dự án sau đó rút kinh nghiệm và đề ra giải pháp cho những dự án sau. Ban QLDA phải đƣa điều khoản thƣởng phạt rõ ràng khi rút ngắn hoặc kéo dài thời gian thi công công trình tránh tình trạng nhà thầu không đủ năng lực nhƣng vẫn tham gia nhiều dự án, dàn trải nhân lực và nguồn lực làm kéo dài thời hạn thi công công trình.
Cán bộ quản lý dự án phải theo sát tiến độ thi công, tiến độ trình duyệt từng bƣớc cụ thể, chi tiết tránh tình trạng kéo dài thời gian ở tất cả các khâu, tổ chức nghiệm thu ngay khi công trình, hạng mục công trình hoàn thành. Khi tiến độ thực hiện dự án đảm bảo, nhà thầu có khối lƣợng nghiệm thu phải kịp
thời giải ngân thanh toán để nhà thầu có đủ nguồn lực để thực hiện các công việc tiếp theo của dự án. Ngoài ra cần rút ngắn thời gian kiểm duyệt các công việc trong quá trình thực hiện dự án, bỏ bớt những giai đoạn kiểm duyệt không cấn thiết để rút ngắn thời gian „chờ‟.
4.2.5. Một số kiến nghị đối với các cơ quan quản lý nhà nước
4.2.5.1. Đối với các cơ quan quản lý nhà nước về đầu tư xây dựng công trình
Hiện nay, hệ thống các văn bản pháp quy về quản lý dự án đầu tƣ xây dựng cũng tƣơng đối đầy đủ và đồng bộ. Tuy vậy, một số nội dung nảy sinh trong quá trình triển khai thực hiện dự án chƣa đƣợc đề cập, chƣa có các quyết định bổ sung kịp thời nhƣ:
- Các điều chỉnh khi có biến động về giá cả nguyên vật liệu, hệ số điều chỉnh lƣơng nhân công chƣa đầy đủ, linh hoạt và không cập nhật. Trên địa bàn tỉnh Lạng Sơn hiện nay, Sở xây dựng có thông báo giá nguyên vật liệu rất chậm, sau 3 tháng mới có thông báo giá một lần của quý trƣớc, và nhiều báo giá chƣa cập nhật, phù hợp với thực tế thị trƣờng. Ngoài ra, văn bản điều chỉnh cách tính nhân công cũng không cập nhật kịp thời so với mức lƣơng theo quy định của nhà nƣớc, vẫn phải sử dụng mức lƣơng cũ để tính giá trị thanh toán cho nhà thầu khiến cho nhà thầu cũng nhƣ chủ đầu tƣ rất khó khăn trong việc triển khai thực hiện dự án.
- Các quy định trong Luật đấu thầu chƣa xem xét tới yếu tố chất lƣợng và giá dự thầu. Việc quy định lựa chọn đơn vị trúng thầu chủ yếu dựa trên giá dự thầu thấp, chƣa tính toán đầy đủ các yếu tố đảm bảo chất lƣợng dự án.
Chính vì vậy, để quá trình thực hiện dự án đầu tƣ xây dựng có hiệu quả thì các cơ quan quản lý nhà nƣớc cần phải hoàn thiện các văn bản pháp lý liên quan.
4.2.5.2. Đối vơi bộ máy thực hiện công tác Giải phóng mặt bằng ở địa phương
Công tác GPMB do các huyện nơi có dự án đi qua chịu trách nhiệm chính. Bộ máy thực hiện công tác GPMB ở địa phƣơng bao gồm: Hội đồng bồi thƣờng, hỗ trợ và tái định cƣ đƣợc thành lập theo từng dự án cụ thể; Phòng tài nguyên môi trƣờng huyện và Trung tâm phát triển quỹ đất huyện là cơ quan tham mƣu; UBND phƣờng, xã nơi có dự án đi qua.
Trong quá trình triển khai công việc này, nảy sinh những vƣớng mắc đòi hỏi bộ máy hoạt động phải kiện toàn đó là: Trong quá trình triển khai công tác GPMB nảy sinh những điểm phức tạp đến an ninh trật tự. Tuy nhiên trong hội đồng bồi thƣờng, hỗ trợ và tái định cƣ thiếu sự tham gia của ngành Công an. Ngoài ra, hiện nay biên chế cho cán bộ địa chính xã phƣờng thƣờng chỉ có 1 ngƣời, có nơi có nhiều dự án cùng đi qua gây quá tải với ngƣời thực hiện.
Chính vì vậy, kiến nghị UBND các huyện xem xét cân nhắc để kiện toàn bộ máy thực hiện công tác GPMB ở địa phƣơng mình nhằm hoạt động có hiệu quả, đảm bảo tiến độ chung cho dự án.
4.2.5.3. Đối với quy hoạch tổng thể của các khu vực cửa khẩu
Hiện nay, chỉ có một số cửa khẩu lớn nhƣ cửa khẩu Hữu Nghị, cửa khẩu Chi Ma mới có quyết định phê duyệt chi tiết tỷ lệ 1/2000 còn tại các cửa khẩu phụ khác vẫn đang trong thời gian trình phê duyệt hoặc mới lên kế hoạch thực hiện quy hoạch. Trong khi đó, việc quy hoạch tổng thể đƣợc công bố công khai sẽ giúp ngƣời dân nhận thức đƣợc tầm quan trọng và sự cần thiết thực hiện dự án, hiểu đƣợc chủ trƣơng thu hồi đất phục vụ các công trình cho lợi ích của tỉnh, phát triển kinh tế xã hội của địa phƣơng, nâng cao đời sống của chính những ngƣời dân tại đây, từ đó mới đồng thuận ủng hộ và tạo điều kiện để triển khai thực hiện dự án. Nếu nhƣ chƣa có quy hoạch, các khâu thẩm định mất rất nhiều thời gian, việc vận động và giải thích cho ngƣời dân về sự
minh bạch, lợi ích và sự cần thiết đầu tƣ xây dựng công trình cũng rất khó khăn, làm chậm tiến độ thực hiện dự án. Vì vậy việc các hoàn chỉnh quy hoạch tổng thể của khu vực cửa khẩu cần phải đƣợc UBND tỉnh chỉ đạo các sở ban nghành liên quan sớm hoàn chỉnh.
4.2.5.4. Đối với hội đồng đấu nối với phía Trung Quốc và các lực lượng chức năng tại khu vực cửa khẩu
Các dự án do Ban quản lý làm chủ đầu tƣ có rất nhiều công trình đấu nối với phía Trung Quốc, việc thực hiện cũng nhƣ phƣơng án thiết kế công trình đấu nối, tiến độ thực hiện phụ thuộc rất nhiều vào quá trình đàm phán của hội đồng đấu nối do UBND tỉnh thành lập, trong đó quan trọng nhất là UBND các huyện và bộ chỉ huy quân sự tỉnh. Chính vì vậy, hội đồng đấu nối cần thƣờng xuyên thông tin, phối hợp và chỉ đạo kịp thời cho quá trình thực hiện các dự án về đấu nối để Ban quản lý có kế hoạch, phƣơng án cho phù hợp.
Ngoài ra, việc thực hiện xây dựng các công trình tại cửa khẩu không thể thiếu sự quan tâm, tạo điều kiện thuận lợi của các lực lƣợng chức năng tại cửa khẩu nhƣ Biên phòng, Hải quan, thuế...
KẾT LUẬN
Ban quản lý Khu KTCK Đồng Đăng – Lạng Sơn đƣợc chính phủ thành lập, trực thuộc UBND tỉnh Lạng Sơn thực hiện chức năng quản lý nhà nƣớc trực tiếp đối với Khu kinh tế cửa khẩu và các khu công nghiệp khác trên địa bàn tỉnh Lạng Sơn, nhằm phát triển Lạng Sơn trở thành trục tứ giác kinh tế trọng điểm miền Bắc (Lạng Sơn – Hà Nội – Hải Phòng – Quảng Ninh). Việc quản lý các dự án đầu tƣ xây dựng công trình sử dụng nguồn vốn ngân sách chỉ là một phần nhỏ trong những nhiệm vụ nặng nề của Ban quản lý Khu KTCK. Ban QLDA trực thuộc chính là bộ phận tham mƣu và đại diện cho Ban quản lý Khu KTCK Đồng Đăng – Lạng Sơn thực hiện quản lý các dự án đầu tƣ xây dựng công trình góp phần hình thành và phát triển hạ tầng, kỹ thuật, góp phần thu hút đầu tƣ, phát triển kinh tế, xã hội nhằm thực hiện mục tiêu đề ra của Khu KTCK.
Mặc dù đã có nhiều cố gắng trong việc quản lý chất lƣợng, tiến độ cũng nhƣ chi phí của dự án nhƣng do là một Ban QLDA còn rất non trẻ, lại không phải là một Ban QLDA chuyên ngành trên địa bàn tỉnh nên việc quản lý dự án nói chung và quản lý thực hiện dự án đầu tƣ xây dựng công trình nói riêng vẫn còn những tồn tại. Sau khi nghiên cứu thực trạng, biết đƣợc nguyên nhân của những hạn chế, tác giả đã đề xuất một số giải pháp nhằm khắc phục trong công tác quản lý thực hiện dự án tại Ban quản lý Khu KTCK Đồng Đăng – Lạng Sơn. Những kiến nghị, đề xuất, giải pháp đƣa ra mới mong muốn ngày càng nâng cao chất lƣợng quản lý thực hiện dự án của Ban quản lý. Để phát huy đƣợc các giải pháp, cần đƣợc tiến hành chúng một cách đồng bộ, logíc, tuy nhiên việc thực hiện nó cần phải có thời gian lâu dài và đƣợc kiểm nghiệm bằng thực tiễn công tác quản lý thực hiện dự án.
Tuy nhiên, luận văn là sản phẩm cô đọng của quá trình học tập, thực tiễn làm việc và nghiên cứu của cá nhân, đồng thời nội dung của công tác quản lý thực hiện dự án đầu tƣ xây dựng công trình là khá rộng nên trong quá trình nghiên cứu không tránh khỏi những thiếu sót. Tác giả rất mong muốn nhận đƣợc sự đóng góp của thầy cô và các bạn để luận văn đƣợc hoàn thiện hơn, có ý nghĩa và phát huy hiệu quả thực tiễn hơn.
TÀI LIỆU THAM KHẢO
1. Ban quản lý Khu KTCK Đồng Đăng – Lạng Sơn, 2010-2015. Kế hoạch đầu tư công. Lạng Sơn.
2. Bùi Ngọc Toàn, 2012. Lập và phân tích dự án đầu tƣ xây dựng công trình giao thông. Hà Nội: NXB Trƣờng Đại học giao thông vận tải Hà Nội. 3. Chính phủ, 2004. Nghị định số 209/2004/NĐ-CP ngày 16/12/2004 về
quản lý chất lượng công trình xây dựng. Hà Nội.
4. Chính phủ, 2009. Nghị định số 12/2009/NĐ-CP ngày 10/02/2009 về Quản lý dự án đầu tư xây dựng công trình. Hà Nội.
5. Chính phủ, 2011. Nghị định số 19/2011/TT-BTC ngày 14/02/2011 Quy định về quyết toán dự án hoàn thành thuộc nguồn vốn Nhà nước. Hà Nội. 6. Chính phủ, 2013. Nghị định số 15/2013/NĐ-CP ngày 06/02/2013 về Quản
lý chất lượng công trình xây dựng. Hà Nội.
7. Chính phủ, 2015. Nghị định số 59/2015/NĐ-CP ngày 18/6/2015 về Quản lý dự án đầu tư xây dựng. Hà Nội.
8. Chính phủ, 2015. Nghị định số 15/2013/NĐ-CP ngày 06/02/2013 về quản lý chất lượng công trình xây dựng. Hà Nội.
9. Lê Hoàng Huy, 2009. Hoàn thiện công tác quản lý thực hiện đầu tư xây dựng ở Ban quản lý dự án hạ tầng Tả Ngạn. Luận văn Thạc sỹ. trƣờng Đại học Kinh tế quốc dân.
10.Ngô Quang Minh, 2015. Quản lý dự án đầu tư xây dựng công trình sử dụng vốn ngân sách nhà nước trên địa bàn huyện Mê Linh, Hà Nội. Luận văn Thạc sỹ, trƣờng Đại học Kinh tế - Đại học Quốc Gia Hà Nội.
11.Nguyễn Thị Lan Anh, 2009. Hoàn thiện công tác Quản lý dự án tại Công ty cổ phần Thi công cơ giới xây lắp lấy ví dụ tại Dự án xây dựng khu đô thị 54 Hạ Đình .Luận văn Thạc sỹ. trƣờng Đại học Kinh tế Quốc Dân.
12.Nguyễn Trƣờng Sơn và Đào Hữu Hòa, 2002. Quản trị dự án đầu tư. Hà Nội Nhà xuất bản Thống kê.
13.Nguyễn Văn Dung, 2010. Quản trị dự án hiện đại. Hà Nội: Nhà xuất bản Tài chính.
14.Nguyễn Văn Đáng, 2003. Quản lý dự án xây dựng. Hà Nội: NXB Thống kê.
15.Nguyễn Văn Chọn, 1998. Phƣơng pháp lập dự án đầu tƣ trong ngành xây dựng. Hà Nội: NXB Xây dựng.
16.Nguyễn Xuân Hải, 2002. Quản lý dự án nhìn từ góc độ Nhà nước, nhà đầu tư, nhà tư vấn, nhà thầu. Hà Nội: Nhà xuất bản Xây dựng.
17.Phạm Hữu Vinh, 2011. Hoàn thiện công tác quản lý dự án đầu tư tại tổng công ty xây dựng công trình giao thông 5. Luận văn Thạc sỹ. trƣờng Đại học Đà Nẵng.
18.Phan Huy Đƣờng, 2010. Quản lý nhà nƣớc về kinh tế. Hà Nội: NXB Đại học Quốc Gia.
19.Quốc hội nƣớc CHXHCN Việt Nam, 2013. Luật đấu thầu số 43/3013/QH13, ngày 26/11/2013. Hà Nội.
20.Quốc hội nƣớc CHXHCN Việt Nam, 2014. Luật Xây dựng số 50/2014/QH13, ngày 18/6/2014. Hà Nội.
21.Quốc hội nƣớc CHXHCN Việt Nam, 2014. Luật đầu tư công số 49/2014/QH13, ngày 18/6/2014. Hà Nội.
22.Từ Quang Phƣơng, 2012. Giáo trình Quản lý dự án. Hà Nội: Nhà xuất bản Đại học Kinh tế Quốc Dân.
23.Từ Quang Phƣơng, 2014. Quản lý dự án đầu tƣ (tái bản lần 6). Hà Nội: NXB Đại học Kinh tế quốc dân.
24.Thanh tra Bộ Xây dựng, 2014. Kết luận thanh tra số 268/KL-TTr về công tác quản lý dự án đầu tư xây dựng của Ban Quản lý (BQL) Đầu tư xây dựng công trình hạ tầng kỹ thuật tỉnh Lạng Sơn. Hà Nội.
25.Viện nghiên cứu và đào tạo về quản lý, 2006. Tổ chức và điều hành dự án. Hà Nội: Nhà xuất bản Tài chính.
26.Viện nghiên cứu và đào tạo về quản lý, 2006. Tổ chức và điều hành dự án. Hà Nội: NXB Tài chính
27.Viện nghiên cứu và đào tạo về quản lý, 2007. Quản lý dự án công trình xây dựng. Hà Nội: NXB Lao động và xã hội.
28.Viện nghiên cứu và đào tạo về quản lý, 2008. Quản lý chất lƣợng dự án. Hà Nội: NXB Lao động và xã hội.