CHƢƠNG 2 : PHƢƠNG PHÁP NGHIÊN CỨU
2.4. Tổng quan tình hình nghiên cứu
Với nghiên cứu về năng lực cạnh tranh của hàng nông sản xuất khẩu trong bối cảnh hội nhập kinh tế quốc tế, đề tài cần phải có cái nhìn tổng quan về các nghiên cứu trƣớc đây, các tài liệu đƣợc công bố có liên quan đến nội dung cũng nhƣ lĩnh vực mà đề tài đang nghiên cứu. Việc nghiên cứu và thống kê các tài liệu đã nghiên cứu đƣợc công bố cho chúng ta góc nhìn sâu hơn và cần thiết cho nhiệm vụ nghiên cứu đối với đề tài.
2.4.1. Tình hình nghiên cứu trên thế giới
Có nhiều công trình nghiên cứu về ngành nông sản, trong đó vấn đề nâng cao năng lực cạnh tranh ngành xuất khẩu nông sản luôn thu hút đƣợc sự quan tâm và nghiên cứu của các nhà quản lý, các nhà khoa học quốc tế.
Về các yếu tố ảnh hưởng đến năng lực cạnh tranh
Francis J. Aguilar (1967) là ngƣời đầu tiên đã đề cập đến việc phân tích các yếu tố môi trƣờng Chính trị, Kinh tế, Xã hội, Kỹ thuật (Political, Economic, Social, Technical) ảnh hƣởng đến việc kinh doanh và gọi đó là phân tích PEST. Phân tích PEST liệt kê các yếu tố về Chính trị, Kinh tế, Xã hội, Kỹ thuật nhằm giúp doanh nghiệp xác định đƣợc các yếu tố bên ngoài có khả năng sẽ là cơ hội hoặc thách thức đối với hoạt động kinh doanh của mình và khả năng cạnh tranh với các đối thủ khác trên thị trƣờng.
Da Huo (2014) trong nghiên cứu "Impact of country-level factors on export
competitiveness of agriculture industry from emerging markets" chỉ ra các nhân tố
mang tầm quốc gia có ảnh hƣởng nhƣ thế nào tới năng lực cạnh tranh hàng xuất khẩu nông sản ở những thị trƣờng mới nổi. Trong nền kinh tế chuyển đổi, xuất
khẩu hàng nông sản. Trong khi đó, chi lƣơng tăng lên và tiêu dùng trong nƣớc tăng lên có thể hạn chế khả năng cạnh tranh của thị trƣờng mới nổi. Điều đáng nói ở đây là, nghiên cứu chƣa làm rõ tại sao chi lƣơng tăng lên lại tỉ lệ nghịch với năng lực cạnh tranh của hàng nông sản xuất khẩu.
Giải pháp nâng cao năng lực cạnh tranh mặt hàng nông sản xuất khẩu
Trong nghiên cứu về năng lực cạnh tranh trong hội nhập quốc tế và vai trò của EU (“The Competitiveness of Agricultural Products in World Trade and the
Role of the European Union”), M. Sassi (2003) có sự so sánh với các đối thủ
trong kim ngạch xuất nhập khẩu vào các thị trƣờng. Tuy nhiên, giải pháp đƣợc đƣa ra mới chỉ tập trung vấn đề thƣơng mại, chƣa đề cập tới tổ chức điều hành và quản lý của doanh nghiệp.
Mỗi nƣớc đều có những chính sách khác nhau trong việc thúc đẩy xuất khẩu hàng nông sản. Nghiên cứu “Agricultural Trade Policies Thailand”, Ruangrai Tokrisna (2010) đề xuất giải pháp liên quan đến chính sách cho từng mặt hàng nông sản. Hai công cụ chính sách đƣợc đƣa ra là chính sách thuế quan và chính sách phi thuế quan. Giống nhƣ nghiên cứu trên, giải pháp đƣợc đƣa ra mới chỉ tập trung vấn đề thƣơng mại, chƣa xem xét đến nội bộ đất nƣớc và bản thân doanh nghiệp.
Trong nghiên cứu về năng lực cạnh tranh hàng nông sản xuất khẩu ở Mexico, William (2006) đã tiến hành phân tích hoạt động xuất khẩu nông sản của những năm trƣớc đó, trong đó đặc biệt nhấn mạnh năng lực cạnh tranh xuất khẩu hàng nông sản sang thị trƣờng Hoa Kỳ và thị trƣờng thế giới. Nghiên cứu đã có sự phân tích các yếu tố chính ảnh hƣởng tới năng lực cạnh tranh của ngành nông nghiệp Mexico trong dài hạn, từ đó đề xuất ra các giải pháp nâng cao năng lực cạnh tranh cho hàng nông sản xuất khẩu của doanh nghiệp. Theo William, một trong những chính sách đƣợc xem là hiệu quả nhất đối với Mexico là xóa bỏ những ràng buộc đang tồn tại nếu muốn thúc đẩy tăng trƣởng hiệu quả, mở rộng các thị trƣờng xuất khẩu. Trên thực tế, cần phải thực thi đồng bộ các chính sách nếu muốn nâng cao năng lực cạnh tranh của doanh nghiệp.
Ai Cập là một trong những nhà xuất khẩu nông sản lâu năm ở thị trƣờng EU. Neveen M et al. (2010) đã tiến hành phân tích thực trạng năng lực cạnh tranh hàng nông sản xuất khẩu của Ai Cập ở thị trƣờng châu Âu trong giai đoạn 1998 - 2000. Một trong những vấn đề mà ngƣời nông dân ở Ai Cập phải đối mặt là vệ sinh an toàn thực phẩm và kiểm dịch thực phẩm, bởi lẽ EU là một thị trƣờng khó tính, với nhiều quy định khắt khe, thậm chí đến mức ngặt nghèo, đặc biệt trong lĩnh vực nông sản, thực phẩm… Chính vì vậy, Ai Cập đang dần mất đi lợi thế so sánh trong xuất khẩu hàng nông sản sang thị trƣờng này. Tuy vậy, giải pháp Ai Cập hƣớng đến là đa dạng hóa thƣơng mại, mở rộng xuất khẩu sang thị trƣờng khác thay vì nâng cao chất lƣợng hàng nông sản để khỏi bị loại ra khỏi thị trƣờng.
Khi nghiên cứu về giải pháp thúc đẩy năng lực cạnh tranh xuất khẩu hàng nông sản, Emmanual Asmah et al. (2011) chỉ ra rằng xóa bỏ hàng rào thƣơng mại và nâng cao chất lƣợng hàng hóa sẽ giúp châu Phi mở rộng thị trƣờng xuất khẩu. Tuy nhiên, thiếu công nghệ, thiếu lao động có chất lƣợng và cơ sở hạ tầng kém vẫn đang là những thách thức mà châu Phi gặp phải.
2.4.2. Tình hình nghiên cứu tại Việt Nam
Trong những năm qua ở Việt Nam, có nhiều công trình nghiên cứu từ đề tài nghiên cứu các cấp, luận án tiến sĩ, luận văn thạc sĩ, sách chuyên khảo, các bài báo đăng tải trên các tạp chí chuyên ngành,… bàn về xuất khẩu nông sản nói chung và xuất khẩu nông sản trên một số thị trƣờng cụ thể.
Các nghiên cứu về cạnh tranh, năng lực cạnh tranh
Trong quá trình hội nhập kinh tế quốc tế và đặc biệt là sau khi trở thành thành viên chính thức của WTO, nền kinh tế Việt nam cũng nhƣ các ngành, doanh nghiệp thƣờng xuyên chịu áp lực về cạnh tranh có tính chất toàn cầu. Cũng vì lý do này, đã có không ít các công trình nghiên cứu về cạnh tranh trên phạm vi nền kinh tế quốc dân của Việt nam. Có nhiều đề tài, dự án của các Bộ, các trƣờng Đại học, các Viện nghiên cứu đã nghiên cứu về năng lực cạnh tranh của hàng nông sản nƣớc ta. Trong số đó, trƣớc hết phải kể đến công trình Dự án
nông nghiệp Việt Nam: Một sự phân tích sơ bộ trong bối cảnh hội nhập ASEAN
và AFTA” của Bộ Nông nghiệp và Phát triển nông thôn đƣợc sự tài trợ của Tổ
chức Nông Lƣơng của Liên Hiệp Quốc (FAO). Dự án này bao gồm nhiều báo cáo đề cập đến khả năng cạnh tranh của một số mặt hàng nông sản Việt Nam nhƣ gạo, đƣờng, hạt điều, thịt lợn, cà phê dƣới giác độ chi phí sản xuất và tiếp thị, năng suất, kim ngạch xuất khẩu, giá cả. Tuy nhiên, thời gian phân tích của các báo cáo này giới hạn đến năm 1999 nên sẽ không có nhiều ý nghĩa cho giai đoạn sau khi Việt Nam gia nhập WTO.
Báo cáo khoa học về “Nghiên cứu những giải pháp chủ yếu nhằm phát huy lợi thế nâng cao khả năng cạnh tranh và phát triển thị trường xuất khẩu
nông sản trong thời gian tới: cà phê, gạo, cao su, chè, điều”, của Bộ Nông
nghiệp và Phát triển nông thôn, do Nguyễn Đình Long (2001) làm chủ nhiệm đề tài, đã đƣa ra những khái niệm cơ bản về lợi thế so sánh và lợi thế cạnh tranh, phân tích những đặc điểm và đƣa ra những chỉ tiêu về lợi thế cạnh tranh của một số mặt hàng nông sản xuất khẩu chủ yếu (nhƣ gạo, cà phê, cao su, chè và điều), bao gồm các chỉ tiêu về định tính nhƣ chất lƣợng và độ an toàn trong sử dụng, quy mô và khối lƣợng, kiểu dáng và mẫu mã sản phẩm, phù hợp của thị hiếu và tập quán tiêu dùng, giá thành v.v…và các chỉ tiêu định lƣợng nhƣ: mức lợi thế so sánh (RCA) và chi phí nguồn lực nội địa (DRC).
Giải pháp nâng cao năng lực cạnh tranh mặt hàng nông sản xuất khẩu
Một số sách tham khảo, đề án, đề tài nghiên cứu về năng lực cạnh tranh hàng nông sản xuất khẩu nhƣ: Đề án “Chiến lược phát triển nông nghiệp-nông
thôn trong công nghiệp hóa, hiện đại hóa thời kỳ 2001-2010” (2000) của Bộ
Nông nghiệp và Phát triển nông thôn, đề tài về “Những giải pháp nhằm phát huy có hiệu quả lợi thế cạnh tranh của Việt Nam trong tiến trình hội nhập vào thị
trường khu vực và thế giới” (2000) của Viện Nghiên cứu Khoa học thị trƣờng
giá cả, sách tham khảo về “Nâng cao sức cạnh tranh của nền kinh tế nước ta
trong quá trình hội nhập kinh tế quốc tế” (2003) của Chu Văn Cấp (chủ biên).
Tuy nhiên, tất cả số liệu nghiên cứu chỉ mới dừng lại trƣớc năm 2003. Các giải pháp đƣa ra chỉ nhằm phát huy có hiệu quả lợi thế cạnh tranh của Việt Nam và
chủ yếu tập trung để phát triển sản xuất nông nghiệp và đẩy mạnh xuất khẩu chung cho tất cả các loại hàng nông sản.
Báo cáo khoa học về “Khả năng cạnh tranh nông sản Việt Nam trong hội
nhập AFTA” (2005), của Quỹ Nghiên cứu ICARD-MISPA, TOR số MISPA
A/2003/06 đã nghiên cứu thực trạng, tiềm năng và lợi thế cạnh tranh của một số mặt hàng nông sản Việt Nam bao gồm gạo, chè, tiêu, thịt lợn, gà và dứa trên thị trƣờng nội địa trong bối cảnh hội nhập AFTA. Đồng thời, báo cáo nghiên cứu ảnh hƣởng của việc Việt Nam gia nhập AFTA đối với một số mặt hàng nông sản trên đến năm 2004. Tuy nhiên, năng lực cạnh tranh mới chỉ đƣợc xem xét ở hàng xuất khẩu nông sản ở Việt Nam nói chung, chƣa phản ánh đƣợc năng lực cạnh tranh của Tổng công ty Thƣơng mại Hà Nội.
Cuốn sách “Một số vấn đề về cạnh tranh trong nền kinh tế thị trường ở
Việt Nam hiện nay” (Nguyễn Vĩnh Thanh, 2005) hệ thống lại các văn bản pháp lý
của Đảng và nhà nƣớc ta nhằm điều chỉnh các vấn đề liên quan cạnh tranh trên thị trƣờng trong quá trình đổi mới đất nƣớc. Cuốn sách cũng nêu lên những tồn tại cần tháo gỡ trong cạnh tranh ở Việt Nam và các nguyên nhân dẫn đến các tồn tại đó, sau đó đƣa ra các biện pháp cải thiện môi trƣờng cạnh tranh nhằm tạo điều kiện cho các doanh nghiệp Việt Nam nâng cao năng lực cạnh tranh trong điều kiện tự do hoá thƣơng mại và hội nhập kinh tế quốc tế.
Cuốn sách “Phấn đấu đưa nước ta cơ bản trở thành một nước công
nghiệp theo hướng hiện đại vào năm 2020” (Nguyễn Bích Đạt, 2007) đánh giá
hiện trạng một số yếu tố ảnh hƣởng tới năng lực cạnh tranh của Việt Nam thời gian qua nhƣ cải cách thể chế, thƣơng mại, ổn định kinh tế vĩ mô và môi trƣờng cạnh tranh. Tác giả có đƣa ra một số giải pháp phù hợp với quy định của WTO mà Việt Nam cần thực hiện để nâng cao khả năng cạnh tranh của nền kinh tế khi thực thi các cam kết gia nhập WTO. Vì các giải pháp đƣa ra chỉ mang tầm vĩ mô nên chúng có thể vẫn chƣa toàn diện đối với một doanh nghiệp muốn nâng cao khả năng cạnh tranh.
Thị Bình, 2010) đã nghiên cứu một cách có hệ thống năng lực cạnh tranh và sự cần thiết phải nâng cao năng lực cạnh tranh hàng hóa nông sản xuất khẩu của Việt Nam trong bối cảnh hội nhập kinh tế quốc tế; chỉ rõ những điểm mạnh, điểm yếu và nguyên nhân làm giảm năng lực cạnh tranh của hàng nông sản xuất khẩu chủ yếu của Việt Nam so với các mặt hàng của các đối thủ cạnh tranh; đƣa ra các giải pháp nhằm nâng cao khả năng cạnh tranh của nông sản xuất khẩu Việt Nam trên trƣờng quốc tế. Tuy nhiên, nghiên cứu này chƣa đi chuyên sâu về hoạt động xuất khẩu nông sản vào thị trƣờng EU.
Trên Bộ Công thƣơng Việt Nam (2014), bài viết về “Tổng quan về tình
hình xuất khẩu nhóm hàng nông sản, thủy sản Việt Nam năm 2013” cho thấy
Việt Nam có số mặt hàng nông sản chiếm giữ vị thế cao trên thị trƣờng quốc tế nhƣ hạt điều, hạt tiêu (đứng thứ nhất); gạo, cà phê (đứng thứ hai); chè (đứng thứ sáu). Bài viết cũng chỉ ra rằng doanh nghiệp xuất khẩu Việt Nam trong thời gian tới sẽ phải đối mặt với sự cạnh tranh ngày càng khốc liệt do nhiều nƣớc xuất khẩu nông sản chủ lực trên thế giới đều muốn tăng thị phần trên khu vực đầy tiềm năng này.
2.4.3. Khoảng trống cần nghiên cứu
Số lƣợng bài nghiên cứu trong và ngoài nƣớc khá phong phú. Điều này chứng tỏ vấn đề này thực sự hấp dẫn với nhiều nhà nghiên cứu. Tuy nhiên. chƣa có công trình nào nghiên cứu một cách toàn diện, đầy đủ và cập nhật về vấn đề năng lực cạnh tranh hàng nông sản xuất khẩu chủ yếu của Việt Nam trong bối cảnh hội nhập kinh tế. Hơn nữa, các nghiên cứu đề cập trên thƣờng tập trung nói đến xuất khẩu hàng ngành nông sản ở Việt Nam nói chung, chƣa bám sát với trƣờng hợp của Hapro. Hầu hết các nghiên cứu mới chỉ dừng lại ở việc sơ lƣợc sức cạnh tranh xuất khẩu của một số mặt hàng đơn lẻ.
Tổng quan đề tài liên quan đến đề tài cho thấy một số khoảng trống cần tiếp tục nghiên cứu về năng lực cạnh tranh ngành nông sản xuất khẩu vào thị trƣờng EU của Tổng công ty Thƣơng mại Hà Nội. Vì vậy, có thể nói đề tài đƣợc lựa chọn nghiên cứu sẽ có ý nghĩa thực tiễn, đặc biệt trong bối cảnh Việt Nam
phát triển những vấn đề còn chƣa nghiên cứu sâu là mục tiêu của bài nghiên cứu. Trên cơ sở tiếp thu có chọn lọc những thành quả nghiên cứu về năng lực cạnh tranh trong xuất khẩu nông sản có tác dụng gợi mở hƣớng nghiên cứu và là cơ sở giúp tác giả hoàn thành luận văn của mình.
CHƢƠNG 3: THỰC TRẠNG NĂNG LỰC CẠNH TRANH HÀNG NÔNG SẢN XUẤT KHẨU VÀO THỊ TRƢỜNG EU CỦA TỔNG CÔNG TY
THƢƠNG MẠI HÀ NỘI 3.1. Giới thiệu về công ty
3.1.1. Cơ cấu tổ chức
Tổng công ty Thƣơng mại Hà Nội là một trong những doanh nghiệp đứng đầu về kinh doanh xuất khẩu nông sản ở Việt Nam hoạt động theo mô hình công ty mẹ - công ty con. Tổng công ty Thƣơng mại Hà Nội gồm trên 40 đơn vị thành viên – là các công ty trách nhiệm hữu hạn một thành viên, các công ty cổ phần và các công ty liên doanh liên kết. Hapro là một trong những doanh nghiệp của Việt Nam sớm mở thị trƣờng Trung Đông, Nam Mỹ, Hoa Kỳ, EU,… và đã thiết lập quan hệ thƣơng mại với khách hàng quốc tế ở 53 nƣớc, giao dịch với khách hàng thuộc 70 nƣớc trên thế giới.
Mô hình cơ cấu tổ chức bộ máy của Hapro bao gồm các Phòng, Ban, bộ phận, đơn vị trực thuộc Hapro, cùng phối hợp thực hiện chức năng, nhiệm vụ. Hình 2.1 thể hiện cơ cấu tổ chức của Hapro:
Hình 3.1. Cơ cấu tổ chức của Hapro
Nguồn : Hapro (2014)
Hội đồng quản trị là cơ quan có quyền lực cao nhất. Hội đồng quản trị của Hapro bao gồm 3 thành viên: Chủ tịch Hội đồng quản trị, Tổng giám
đốc và chủ nhiệm Ban kiểm soát Hapro. Hội đồng quản trị chịu trách nhiệm: Quản lý và sử dụng có hiệu quả vốn, đất đai, tài nguyên và các nguồn lực do Ủy ban nhân dân thành phố Hà Nội đầu tƣ cho Hapro; Kiểm tra, giám sát Tổng giám đốc, Giám đốc các công ty con mà Hapro đầu tƣ toàn bộ vốn điều lệ trong việc thực hiện các chức năng, nhiệm vụ theo quy định của pháp luật hiện hành; Kiến nghị Thủ tƣớng Chính phủ và Ủy ban nhân dân thành phố Hà Nội phê duyệt Điều lệ và Điều lệ sửa đổi của Hapro; Quyết định dự án đầu tƣ vƣợt phân cấp cho Hội đồng quản trị và huy động vốn dẫn đến thay đổi sở hữu của Hapro; Bổ sung, thay thế, miễn nhiệm, khen thƣởng, kỷ luật các thành viên Hội đồng quản trị của Hapro.
Hội đồng quản trị thành lập Ban kiểm soát để giúp Hội đồng quản trị, kiểm tra, giám sát tính hợp pháp, chính xác và trung thực trong quản lý, điều