Nhóm giải pháp đối với thị trường

Một phần của tài liệu (LUẬN VĂN THẠC SĨ) Nâng cao năng lực cạnh tranh hàng nông sản xuất khẩu vào EU của Tổng Công ty Thương mại Hà Nội (HAPRO) (Trang 68 - 69)

CHƢƠNG 2 : PHƢƠNG PHÁP NGHIÊN CỨU

4.3. Giải pháp nâng cao năng lực cạnh tranh hàng nông sản xuất khẩu vào

4.3.2. Nhóm giải pháp đối với thị trường

Hỗ trợ thông tin, xúc tiến thương mại

Ở Thái Lan, công tác xúc tiến thƣơng mại nông sản đƣợc tiến hành với sự tham gia của các công ty tiếp thị đa quốc gia trong việc thực hiện nghiên cứu thị trƣờng EU và quảng bá sản phẩm. Công tác nghiên cứu dự báo thị trƣờng EU nên đƣợc tiến hành thƣờng xuyên, qua đó Hapro có thể nắm bắt đƣợc nhu cầu của khách hàng và động thái của các đối thủ cạnh tranh ở các thị trƣờng trong và ngoài nƣớc. Các báo cáo nghiên cứu và dự báo thị trƣờng hàng tháng chuyên sâu về từng nhóm mặt hàng hoặc lĩnh vực kinh doanh của Hapro và những công ty thành viên cần đƣợc gửi tới các bộ phận và công ty thành viên để tham khảo phục vụ quyết định.

Hapro cần hình thành bộ phận cập nhật và xử lý thông tin đối ngoại làm đầu mối tiếp nhận thông tin "nóng" từ các bộ phận, đơn vị thành viên để xử lý kịp thời và phân phối tới các bộ phận và đơn vị thành viên khác có nhu cầu. Bên cạnh đó, Hapro nên thành lập các bộ phận hỗ trợ xúc tiến thƣơng mại lƣu động của Hapro làm việc trực tiếp cùng các công ty sản xuất công nghiệp và tạo nguồn hàng xuất khẩu. Các bộ phận này sẽ hỗ trợ các doanh nghiệp về quan hệ đối ngoại, xúc tiến thƣơng mại, … để các doanh nghiệp tập trung vào khâu sản xuất.

Đẩy mạnh các hoạt động xúc tiến thƣơng mại cả trong và ngoài nƣớc; phối hợp chặt chẽ với cục xúc tiến thƣơng mại và các cơ quan, đơn vị về xúc tiến thƣơng mại khác để tranh thủ cho sự hỗ trợ khi cần thiết; sử dụng thƣơng vụ Việt Nam để quảng bá sản phẩm dịch vụ của Hapro. Đối với thị trƣờng EU, Hapro cần sử dụng các nhà tƣ vấn chuyên nghiệp của EU để tƣ vấn phát triển các mặt hàng xuất khẩu vào thị trƣờng này.

Triển khai hình thức xúc tiến thƣơng mại lƣu động: Hapro cần chuẩn bị các mẫu mã sản phẩm phong phú, phù hợp với nhu cầu thị hiếu của một số thị trƣờng liền kề để trƣng bày tại các thƣơng vụ Việt Nam, mời các khách hàng tiềm năng đến tham quan và lập lịch gặp gỡ cách làm việc với đoàn cán bộ và cộng tác viên của

Triển khai hệ thống chuỗi các phòng trƣng bày (showroom) của Hapro và các công ty con nhƣ Hafasco, Bát Tràng, Unimex, Vang Thăng Long tại Hà Nội, TP Hồ Chí Minh, Bình Dƣơng, Chu Đậu, Dị Sử, … để giới thiệu mẫu mã hàng xuất khẩu. Hapro nên tích cực thực hiện các chƣơng trình quảng cáo, tiếp thị khuyến mại, khảo sát thị trƣờng, tham gia các hội chợ thực phẩm và hàng tiêu dùng lớn tại Hà Nội, các tỉnh thành phố khác và nƣớc ngoài, biến các văn phòng đại diện của Hapro tại các nƣớc và khu vực các trung tâm thu thập và phân tích thông tin thị trƣờng sở tại và xúc tiến xuất khẩu.

Tiếp tục mở rộng thị trường sản phẩm trên thị trường EU

Hapro cần tăng cƣờng công tác nghiên cứu thị trƣờng thế giới nói chung và các thị trƣờng nội khối EU nói riêng, tiến hành phân tích đánh giá những điểm mạnh và yếu của thị trƣờng thông qua lí luận và diễn biến trên thị trƣờng thế giới. Để mở rộng thị trƣờng sản phẩm trên thị trƣờng EU, Hapro cần thiết phải tìm hiểu kỹ quá trình phân phối, những thủ tục, luật lệ trong việc nhập khẩu sản phẩm và nhu cầu của thị trƣờng EU để có cách tiếp cận phù hợp. Việc này sẽ nâng cao đƣợc tỷ trọng của Hapro trong xuất khẩu sang thị trƣờng này, đặc biệt trong bối cảnh quan hệ Việt Nam - EU đang mở ra những triển vọng phát triển to lớn.

Một phần của tài liệu (LUẬN VĂN THẠC SĨ) Nâng cao năng lực cạnh tranh hàng nông sản xuất khẩu vào EU của Tổng Công ty Thương mại Hà Nội (HAPRO) (Trang 68 - 69)

Tải bản đầy đủ (PDF)

(80 trang)