CHƢƠNG 2 : PHƢƠNG PHÁP NGHIÊN CỨU
3.3. Đánh giá kết quả đạt đƣợc
3.3.1. Thành tựu
Trong những năm qua, bằng sự nỗ lực không ngừng, Tổng công ty Thƣơng mại Hà Nội đã thể hiện đƣợc những thế mạnh của mình trong hoạt động kinh doanh xuất khẩu nông sản. Trong bối cảnh khó khăn chung của kinh tế thế giới, thị trƣờng và sức mua vẫn chƣa thực sự phục hồi, tính cạnh tranh của thị trƣờng ngày càng cao, nhƣng với các giải pháp quyết liệt, tạo thế chủ động về nguồn hàng, năm 2013, Hapro đạt doanh thu 8.026 tỷ đồng, kim ngạch xuất nhập khẩu trên 400 triệu USD (trong đó kim ngạch xuất khẩu đạt 237,5 triệu USD, tăng 114% so với 2012) (Chí Công, 2014).
Hapro đã không ngừng mở rộng quy mô của thị trƣờng, các mục mặt hàng kinh doanh ngày càng phong phú, cơ cấu mặt hàng chuyển dịch theo hƣớng giảm tỷ trọng hàng sơ chế, tăng tỷ trọng hàng tinh chế, các hoạt động thực hiện một cách chuyên nghiệp và hiệu quả hơn. Đây là tín hiệu đáng mừng cho thành công sau 10 năm thành lập (2004-2014). Việc thực hiện tốt hoạt động xuất khẩu nông sản đã nâng cao uy tín của Hapro nói riêng và ngành thƣơng mại của Việt Nam nói chung. Liên minh EU là một khối liên kết chặt chẽ và sâu sắc nhất thế giới hiện nay. Đây là một khu vực phát triển kinh tế ổn định có đồng tiền riêng khá vững chắc. Vì vậy, đây là một thị trƣờng xuất khẩu rộng lớn và khá ổn định. Việc đẩy mạnh xuất khẩu hàng nông sản sẽ giúp Hapro có đƣợc sự tăng trƣởng ổn định về kim ngạch và thu đƣợc nguồn ngoại tệ lớn mà không sợ xảy ra tình trạng khủng hoảng xuất khẩu.
Công tác nghiên cứu thị trƣờng đƣợc thực hiện một cách nghiêm túc và mang lại hiệu quả ngày càng cao, giúp Hapro giữ vững, duy trì quan hệ với thị trƣờng EU. Hapro đã thành lập phòng Nghiên cứu và phát triển thị trƣờng ở ngoài Bắc và phòng Đối ngoại ở cả trong Nam và ngoài Bắc để có những cán bộ chuyên trách cho công tác tìm hiểu thị trƣờng, nâng cao hiệu quả tiếp cận thị trƣờng EU, thực hiện nhiệm vụ chiến lƣợc của Hapro trong kinh doanh xuất khẩu. EU đang có sự chuyển hƣớng chiến lƣợc sang Châu Á, Việt Nam nằm trong khu vực này nên có một vị trí quan trọng trong chiến lƣợc mới của EU. Hơn nữa, việc Việt Nam trở thành thành viên chính thức của WTO, làm thị phần nông sản xuất khẩu của Hapro có nhiều mặt hàng
của vùng nhiệt đới sẽ chiếm vị trí xứng đáng trong các nƣớc Châu Âu. EU tăng cƣờng đầu tƣ và phát triển thƣơng mại với Việt Nam, nên những ƣu đãi mà EU dành cho Việt Nam là không nhỏ. Đây chính là cơ hội tốt cho Hapro xuất khẩu nông sản vào thị trƣờng đầy tiềm năng này.
Hapro đã áp dụng nhiều phƣơng pháp kinh doanh, tìm kiếm khách hàng, tạo điều kiện thuận lợi cho khách hàng, giao hàng đúng hạn, đảm bảo chất lƣợng hàng hóa, thanh toán sòng phẳng, đã thự sự gây đƣợc lòng tin, tạo uy tín thƣơng hiệu trên thị trƣờng nên đã lôi cuốn khách hàng từ thị trƣờng EU đến hợp tác lâu dài, vừa tạo đƣợc hàng xuất khẩu ổn định, vừa có khách hàng tiêu thụ.
Hàng hóa xuất khẩu đa dạng về chủng loại, không ngừng nâng cao chất lƣợng, đáp ứng nhu cầu ngày càng cao của thị trƣờng EU. Hapro tập trung nghiên cứu, áp dụng nhiều biện pháp, đầu tƣ trang thiết bị hiện đại, công nghệ tiên tiến nhằm nâng cao chất lƣợng hàng nông sản trong tất cả các khâu đồng thời không ngừng đa dạng hóa chủng loại sản phẩm, đặc biệt là các mặt hàng nông sản chế biến, xâm nhập ngày càng sâu vào thị trƣờng khó tính với yêu cầu cao về chất lƣợng và chủng loại hàng hóa nhƣ thị trƣờng EU.
Từ những thành công và không thành công trong xuất khẩu vào thị trƣờng EU trong những năm qua, Hapro đã tích lũy đƣợc nhiều kinh nghiệm quý báu để có hƣớng phát triển mặt hàng nông sản xuất khẩu trong những năm tới. Hapro tận dụng đƣợc thế mạnh, cơ hội của mình để có thể khắc phục đƣợc những tồn tại, khó khăn đăng gặp phải, vƣơn lên trở thành nhà xuất khẩu chính ở thị trƣờng châu Âu.
3.3.2. Hạn chế
Để có thể cạnh tranh với các quốc gia khác cùng tìm đến thị trƣờng EU, Hapro phải đối phó với nhiều thách thức đặt ra. Thứ nhất, Hapro phải đối phó với các rào cản thƣơng mại, với những quy định mới khắt khe hơn, đặc biệt là các tiêu chuẩn về an toàn thực phẩm, vụ kiện chống bán phá giá và chống trợ cấp, đồng thời nâng cao chất lƣợng và tiêu chuẩn thêm một “nấc” nữa. Việc thâm nhập vào thị trƣờng EU đòi hỏi Hapro phải đáp ứng nhiều tiêu chuẩn về an
tra các sản phẩm ngay từ nơi sản xuất và có hệ thống báo động giữa các thành viên, đồng thời bãi bỏ việc kiểm tra các sản phẩm ở biên giới. Hiện nay EU có 3 tổ chức định chuẩn: Ủy ban Châu Âu về định chuẩn, Ủy Ban Châu Âu về định chuẩn điện tử, Viện định chuẩn viễn thông Châu Âu. Tất cả các sản phẩm chỉ có thể bán đƣợc ở thị trƣờng này với điều kiện phải đảm bảo tiêu chuẩn an toàn chung của EU. Các luật và định chuẩn quốc gia đƣợc sử dụng chủ yếu để cấm buôn bán sản phẩm đƣợc sản xuất ra từ các nƣớc có những điều kiện sản xuất chƣa đạt đƣợc tiêu chuẩn. Điều này đòi hỏi các doanh nghiệp Việt Nam nói chung và Hapro nói riêng phải đƣa ra mặt hàng nông sản phải đảm bảo an toàn vệ sinh cao, có nguồn gốc xuất xứ rõ ràng và chất lƣợng đảm bảo. Việc Hapro ý thức đƣợc các rào cản thƣơng mại sẽ làm tăng sức cạnh tranh của hàng hoá tại thị trƣờng EU, và điều này cũng có nghĩa sẽ tiếp cận đƣợc với những thị trƣờng mới ở châu Âu. Đây là cách để Hapro có thể tiếp cận với tiêu chuẩn chung của các nƣớc trên thế giới, củng cố và hoàn thiện sản phẩm khi tham gia thị trƣờng EU.
Thứ hai, giá thành nông sản xuất khẩu của Hapro vào thị trƣờng EU vẫn còn tƣơng đối cao so với giá thành sản phẩm của đối thủ cạnh tranh, đặc biệt là các đối thủ trong khu vực nhƣ Trung Quốc và Thái Lan. Điều này làm giảm khả năng cạnh tranh của Hapro trên thị trƣờng quốc tế, vì giai đoạn hiện nay ngoài việc cạnh tranh bằng chất lƣợng, cạnh tranh bằng giá cũng mang lại hiệu quả không kém.
Thứ ba, EU là một thị trƣờng rộng lớn với 27 thành viên, 27 nền văn hóa khác nhau, do vậy mỗi nƣớc lại có nhu cầu về hàng nông sản cũng nhƣ những yêu cầu khác nhau về mặt hàng này. Chính vì thế, việc phát triển mặt hàng nông sản đáp ứng đƣợc thị hiếu của ngƣời tiêu dùng ở mỗi nƣớc là điều hết sức khó khăn.
Có thể nói, chất lƣợng hàng hóa là chìa khóa giúp doanh nghiệp Việt Nam mở rộng cánh cửa vào thị trƣờng EU, nhất là trong bối cảnh giá không còn chiếm vị trí hàng đầu trong cuộc chiến cạnh tranh trên thị trƣờng thế giới nữa. Tuy nhiên,
không phải là bài toán dễ giải đối với doanh nghiệp xuất khẩu nông sản Việt Nam, bởi nó còn liên quan đến năng lực tài chính, đầu tƣ công nghệ, khả năng đáp ứng các yêu cầu về trách nhiệm xã hội của doanh nghiệp.
Ngoài ra, khoảng cách địa lí cũng là một yếu tố bất lợi đối với hoạt động xuất khẩu của Hapro vào EU. Trong khi đó, Hapro chƣa có kế hoạch cụ thể để đối phó với sự biến động bất thƣờng của thị trƣờng và điều kiện tự nhiên. Hàng nông sản là mặt hàng phụ thuộc lớn vào điều kiện tự nhiên, thời tiết, khí hậu. Do vậy, khi có sự biến động thay đổi bất thƣờng của tự nhiên thì Hapro chƣa ứng phó một cách linh hoạt, các phƣơng án phòng trừ còn kém hiệu quả và nhiều lúng túng.
Mặc dù tình hình kinh tế EU có cải thiện nhƣng vẫn chƣa ổn định do ảnh hƣởng của cuộc khủng hoảng tài chính toàn cầu. Hơn nữa, các doanh nghiệp sản xuất của Việt Nam đang gặp khó khăn về tín dụng do chính sách thắt chặt tín dụng. Các doanh nghiệp Việt Nam bƣớc vào thị trƣờng EU chậm hơn các đối tác, trong khi thị trƣờng đã ổn định ngƣời mua, mối bán, thói quen, sở thích thì việc cạnh tranh giành thị phần là vô cùng khó khăn. Do vậy, doanh nghiệp sẽ gặp rất nhiều khó khăn khi xuất khẩu vào thị trƣờng châu Âu, tìm kiếm đối tác, mở rộng khả năng tiêu thụ và phân phối hàng nông sản vào thị trƣờng này.
CHƢƠNG 4: GIẢI PHÁP NÂNG CAO NĂNG LỰC CẠNH TRANH HÀNG NÔNG SẢN XUẤT KHẨU VÀO EU TRONG THỜI GIAN TỚI